Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
KIM TRẦN 2
Xem chi tiết
Tui hổng có tên =33
9 tháng 8 lúc 22:14

Tham khảo ạ:
Câu 1:
Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây.
Câu 3:
Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, trên lĩnh vực nông nghiệp, chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng các cây công nghiệp.
Câu 4:
Nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á, gây nên sự xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều nước.
Câu 5:
Tại Phi-líp-pin, ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) do thủ lĩnh La-pu-la-pu lãnh đạo.
Câu 6: 
Ở Miến Điện, ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 – 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-đu-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.
Câu 7:
Các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á đều diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.

animepham
10 tháng 8 lúc 8:05

Câu `1`: Đến đầu thế kỷ `XVI` nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn gì?

=> Bước vào giai đoạn khủng hoảng suy thoái.

 

Câu `2`: Đến cuối thế kỷ `XIX` Indonesia Việt Nam Lào Campuchia đã trở thành thuộc địa của thực dân nào?

=>

+ In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

 

Câu `3`: Trong quá trình cai trị Đông Nam Á thực dân phương Tây đã thi hành chính sách nào trên lĩnh vực nông nghiệp

=> Đã thi hành chính sách Cướp đoạt ruộng đất, " cưỡng bức trồng trọt".

 

Câu `4`: Từ nửa sau thế kỷ `XVI` đến giữa thế kỷ `XIX` sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã tác động như thế nào đến đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á?

=> Gây xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.

 

Câu `5`: Vị thủ lĩnh nào đã lãnh đạo thổ dân đảo Mác-tan chống lại sự xâm nhập của thực dân Tây Ban Nha (năm `1521`) ở Philippines?

=> La-pu-la-pu là vị thủ lĩnh đã lãnh đạo thổ dân đảo Mác-tan chống lại sự xâm nhập.

 

Câu `6`: Vị tướng nào đã lãnh đạo quân dân Miến Điện đấu tranh chống lại cuộc xâm lược của thực dân Anh trong những năm `1824` đến năm `1826`?

=> Vị tướng Ban đu la

 

Câu  `7`: Kết quả của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á Từ nửa sau thế kỷ `XVI` đến thế kỷ `XIX` như thế nào

=> Kết quả đều diễn ra sôi nổi, quyết liệt những cuối cùng thất bại.

 

Câu `8`: Qua kiến thức đã học trong bài "Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỷ `XVIII`" em hãy rút ra những bằng chứng để chứng tỏ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam

=>

- Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ `XVIII` in trong Toàn tập An Nam tứ lộ. Bãi cát vàng (Quần đảo Hoàng Sa) được viết bằng chữ Nôm (chữ viết của người Việt)

- Toàn tập An Nam tứ lộ có ghi " Giữ biển có một bãi cát dài gọi là bãi cát vàng, dài độ `400` dặm, rộng `20` dặm, họ Nguyễn mỗi năm vào cuối mùa đông cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa.."

- Tác phẩm Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn ghi " Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải ( Trường Sa) ai tình nguyện đi thì cấp giâys sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiễn tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù Lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên..."

`->` Những bằng chứng trên cho thấy từ thế kỉ `XVII` nhà Nguyễn thực thi, xác lập chủ quyền đối với `2` quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

     _animephamzih-hoc24.vn_

KIM TRẦN 2
Xem chi tiết
animepham
10 tháng 8 lúc 8:21

Câu `1`: Vào cuối thế kỉ XVI- đầu thế kỉ XVIII Tầng lớp mới nào xuất hiện trong xã hội nước Anh?

=>  Tầng lớp quý tộc mới xuất hiện

Câu `2`: Lực lượng nào giữ vai trò lạnh đạo trong cuộc cách mạng tư sản Anh (1642-1688)?

=> Giai cấp tư sản và quý tộc mới

Câu `3`: Cuộc cách mạng tư sản Anh (1642-1688) diễn ra dưới hình thức nào?

=> Hình thức nội chiến cách mạng

Câu `4`: Đến năm 1760, thực dân Anh đã thiết lập được bao nhiêu thuộc địa ở Bắc Mĩ?

=> Thiết lập được `13` thuộc địa ở Bắc Mĩ

Câu `5`: Văn kiện nào đã xác định quyền con người và quyền độc lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ?

=>  Văn kiện Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền

Câu `6`: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới hình thức nào?

=> Hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc

Câu `7`: Điểm tương đồng cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ là gì?

=> Tính chất của cuộc cánh mạng

Câu `8`: So với chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ lập hiến có đặc điểm gì khác biệt?

=> Quyền hạn của vua bị hạn chế

Câu `9`: Trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ.

=>

- Cách mạng tư sản Anh

    + Kết quả, ý nghĩa:

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.

Ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Châu Âu.

     + Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để

     + Đặc điểm:

Cách mạng tư sản Anh do giai cấp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Chiến tranh giành độc lập của `13` bang thuộc địa ở Bắc Mĩ

     + Kết quả, ý nghĩa:

Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ và mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

     + Tính chất

-Chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập vào biểu buổi tiệc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

     + Đặc điểm:

Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giả thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.

     _animephamzih-hoc24.vn

animepham
6 tháng 8 lúc 20:51

Câu 1:

    Nguyên nhân sâu xa

Tình hình kinh tế 

-Nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ, nền năng suất thấp,.. 

-Công thương nghiệp tuy đã phát triển nhưng chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm.

  Tình hình chính trị, xã hội

-Nửa sau thế kỉ XVIII chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào tình trạng khủng hoảng.

-Xã hội gồm ba đẳng cấp : Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba

 +Đẳng cấp Tăng lữ, quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế.

 +Đẳng cấp thứ ba (nông dân, tư sản, bình dân thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế.

`=>` Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ,quý tộc ngày càng gay gắt.

  Trên lĩnh vực tư tưởng

Trào lưu triết học Ánh sáng đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội `->` đã mở đường cho cách mạng bùng nổ 

     Nguyên nhân trực tiếp

 Do nhà nước vay của tư sản không thể trả được nên nhà vua tăng thuế, đời sống của nhân dân ngày càng cơ cực đã thôi thúc họ nổi dậy đấu tranh chống chế độ phong kiến.

Câu 2: Kết quả của cách mạng tư sản Pháp

Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu 3:

Ý nghĩa

- Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng cả nước.

- Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái được truyền bá rộng rãi.

Tính chất 

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

Đặc điểm

- Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh gái cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ tổ quốc.

Nguyễn Thuỳ Dương
6 tháng 8 lúc 16:13

loading...  

Ẩn danh
animepham
6 tháng 8 lúc 21:00

Câu 2: Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Câu 3:

-Tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất

Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành phố ra đời, cư dân đô thị tăng.

-Tác động của cách mạng công nghiệp đối với xã hội: hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

Tạo ra một số tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, bóc lột sức lao động, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

Nguyễn Thuỳ Dương
6 tháng 8 lúc 16:14

loading...  

Nguyễn Thuỳ Dương
6 tháng 8 lúc 17:38

cảm ơn bạn

Cô Linh Trang
Xem chi tiết
Lihnn_xj
16 tháng 6 lúc 9:52

Lan Xang là tên gọi đầu tiên của quốc gia nào? Lào

Quốc gia đầu tiên có người đặt chân lên mặt trăng? => Mỹ ( cụ thể là ông Neil Armstrong )

Quốc gia nào có người đầu tiên bay vòng quanh quỹ đạo Trái Đất? => Liên Bang Nga ( cụ thể là ông Yuri Gagarin )

Kim tự tháp Giza thuộc quốc gia nào? => Ai Cập

Quốc gia nào có bức tường thành dài nhất thế giới? => Trung Quốc ( Vạn Lý Trường Thành)

Nelson Mandela là tổng thống da màu đầu tiên của quốc gia nào? => Nam Phi

anh kiet 6a nguyen
27 tháng 7 lúc 20:45

Quốc gia có bức tường thành dài nhất thế giới là Trung Quốc. Bức tường thành nổi tiếng này là Vạn Lý Trường Thành (Great Wall of China), dài khoảng 21.196 km. Nó được xây dựng qua nhiều triều đại để bảo vệ lãnh thổ khỏi các cuộc xâm lược

anh kiet 6a nguyen
27 tháng 7 lúc 20:46

Lan Xang là tên gọi cũ của quốc gia hiện nay là Lào. Tên Lan Xang có nghĩa là “Vương quốc triệu voi” trong tiếng Lào

Tuấn Quy Nguyễn
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
13 tháng 5 lúc 17:56

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
 

Hello!
13 tháng 5 lúc 18:19

Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào cần Vương gồm:

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)

- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)

Nguyễn Văn Lĩnh :))
15 tháng 5 lúc 6:18

Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào cần Vương là :

 Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

  Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

 Và Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) 

Trong đó Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất .

Tuấn Quy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 5 lúc 13:46

Đáp án C

Hello!
13 tháng 5 lúc 15:01

C. Tư bản công nghiệp

Nguyễn Văn Lĩnh :))
15 tháng 5 lúc 6:19

Sau khi tiến hành duy tân đất nước và thành công, Nhật Bản trở thành nước 

A. thuộc địa nửa phong kiến.
C. tư bản công nghiệp.
D. quân chủ chuyên chế. 

Tuấn Quy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 5 lúc 13:47

 Đánh giá nào sau đây là đúng khi nói về phong trào Cần vương?

 A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. Là phong trào yêu nước của tầng lớp nông dân. 

Hello!
13 tháng 5 lúc 15:02

A. Là phòng trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phòng kiến

phongggg
Xem chi tiết
Hello!
8 tháng 5 lúc 21:20

a) Hiệp ước Giáp Tuất, ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874, là bản hiệp định thứ hai giữa nhà Nguyễn và Pháp. Theo hiệp ước này, để Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ, nhà Nguyễn đã đồng ý nhượng chủ quyền ở 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp, chấp nhận việc ngoại giao phải lệ thuộc vào Pháp. Điều này cho thấy triều đình Huế đã phải làm những thỏa hiệp lớn để bảo vệ sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, việc này cũng đã mở ra cơ hội cho Pháp tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình ở Bắc Kỳ.

b) Qua việc ký kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp có thể được đánh giá là thiếu quyết liệt và có phần nhu nhược. Trước sự xâm lược của Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã chọn cách thương lượng và làm những thỏa hiệp lớn, thay vì tổ chức kháng chiến quyết liệt. Điều này đã dẫn đến việc mất dần chủ quyền và độc lập của nước ta.
Bài học rút ra từ việc này cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay là chúng ta cần phải luôn giữ vững tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và độc lập của tổ quốc. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước, đặc biệt là sức mạnh quốc phòng và an ninh, để có thể đối phó với mọi thách thức và đe dọa.

Chàng trai Nhân Mã
Xem chi tiết
Minh Phương
7 tháng 5 lúc 19:52

* Tham khảo:

Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tác động đến kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục của các nước thuộc địa bằng cách làm suy thoái kinh tế, tạo ra bất bình đẳng chính trị và ảnh hưởng đến văn hóa và giáo dục.

Hello!
7 tháng 5 lúc 20:45

Tác động của Cuộc Khai Thác Thuộc Địa của Pháp đối với Kinh Tế, Chính Trị, Văn Hóa và Giáo Dục ở Việt Nam:
1. Kinh Tế:
- Tích Cực:
+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa với yếu tố thực dân.
+ Thành thị hiện đại hình thành, tạo ra nền kinh tế hàng hoá.
+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu Cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột và kiệt quệ.
+ Nông nghiệp lạc hậu, không phát triển.
+ Công nghiệp phát triển không cân đối, thiếu công nghiệp nặng.
+ Việt Nam phụ thuộc mạnh vào kinh tế Pháp.

2. Chính Trị:
- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.
- Một phần địa chủ phong kiến trở thành tay sai, công cụ thống trị và bị bóc lột bởi chính quyền thực dân.

3. Văn Hóa:
- Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức, tư duy) du nhập vào Việt Nam.
- Tuy vậy, vẫn tồn tại nhiều hủ tục và tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan).

4. Giáo Dục:
- Hệ thống giáo dục bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây.
- Trình độ học thức tăng lên, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu cân đối.

Tác động tổng hợp của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục Việt Nam:
(*) Kinh tế:

- Tiêu cực:
+ Vơ vét tài nguyên, phá hoại môi trường.
+ Hệ thống canh tác lạc hậu, kìm hãm sản xuất nông nghiệp.
+ Phát triển công nghiệp yếu ớt, phụ thuộc.
+ Thị trường thuộc địa, cản trở sản xuất - tiêu dùng nội địa.
+ Đời sống nhân dân khó khăn, bần cùng.
- Tích cực:
+ Du nhập kỹ thuật sản xuất mới, thúc đẩy sản xuất.
+ Xây dựng hệ thống giao thông, tạo điều kiện giao lưu kinh tế.
+ Mở ra thị trường mới cho một số sản phẩm Việt Nam.
(*) Chính trị:

- Tiêu cực:
+ Thiết lập chế độ cai trị thuộc địa, áp bức bóc lột.
+ Giải thể hệ thống hành chính truyền thống.
+ Đàn áp phong trào yêu nước.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Tích cực:
+ Áp dụng hệ thống quản lý nhà nước hiện đại.
+ Ban hành luật pháp mới, hiện đại hóa hệ thống pháp luật.
(*) Văn hóa:

- Tiêu cực:
+ Du nhập văn hóa Pháp, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.
+ Một số giá trị văn hóa truyền thống bị mai một.
- Tích cực:
+ Thúc đẩy giao lưu văn hóa, tiếp thu giá trị văn hóa mới.
+ Du nhập một số thành tựu khoa học kỹ thuật.
(*) Giáo dục:

- Tiêu cực:
+ Hệ thống giáo dục thuộc địa, phục vụ cai trị.
+ Hạn chế tiếp cận giáo dục.
- Tích cực:
+ Xây dựng hệ thống giáo dục mới, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục.
+ Du nhập một số kiến thức mới, hiện đại hóa giáo dục.