kể tên các đới và gió thường xuyên thổi ở tầng đó
kể tên các đới và gió thường xuyên thổi ở tầng đó
Các đới và gió thường xuyên thổi trên Trái Đất bao gồm:
* Gió Tín phong:
- Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N về Xích đạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.
- Tính chất: khô, ít mưa.
* Gió Tây Ôn đới:
- Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰N lên khoảng các vĩ độ 60⁰B và 60⁰N.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam, gió hướng Tây Bắc.
- Tính chất: ẩm, mưa nhiều.
* Gió Đông cực:
- Phạm vi: Từ khoảng các vĩ độ 60⁰B về cực Bắc và 60⁰N về cực Nam.
- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.
- Thời gian: hầu như thổi quanh năm.
* Gió mùa:
- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
* Gió địa phương:
- Bao gồm gió biển, gió đất, gió phơn.
- Gió biển và gió đất là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.
- Gió phơn là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng. Sườn đón gió có mưa lớn. Sườn khuất gió khô và rất nóng.
- Đới nóng: gió Tín phong.
- Đới ôn hoà: gió Tây ôn đới.
- Đới lạnh: gió Đông cực.
Vì sao biển và đại dương có muối?
giúp mik với
nó là do độ mặn của biển và do có nhiều tác động
- Nhiệt độ nước biển.
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình.
- Số lượng nước sông đổ ra biển.
- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.
- Nguyên nhân: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
-Mình ko chắc nên ko biết là có sai ko. Nếu sai mong bạn thông cảm!!--
- Chúc bạn học tốt đạt điểm 10 nhé!!--
Biển và đại dương có muối do quá trình phân giải đá từ nước mưa. Nước mưa có tính axit nhẹ có thể phân giải đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển. Khoảng 90% các ion này là natri hoặc clo, hai loại ion này kết hợp với nhau tạo thành muối. Khi nước ngọt từ các dòng sông chảy vào đại dương và bị bốc hơi, natri, clo và nhiều ion khác vẫn ở lại. Chúng tích lũy theo thời gian, hình thành nên vị mặn đặc trưng của nước biển.
Có mấy vùng biển trong các đại dương?
Trên thế giới có hơn 50 vùng biển khác nhau. Một số vùng biển lớn bao gồm Biển Địa Trung Hải, Biển Ca-ri-bê, Biển Đông, Biển Okhotsk, Vịnh Mê-hi-cô, và nhiều vùng biển khác.
Có thông tin cho rằng có khoảng 50 vùng biển trong các đại dương. Tuy nhiên, đây là nguồn tin chưa phải chính thống và chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học em nhé.
đới nóng nằm trong khoảng phạm vi nào ?
Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, kéo dài liên tục từ tây sang đông thành một vành đai bao quanh trái đất.
Đới nóng là một trong các vùng địa lý trên Trái Đất, nằm gần xích đạo và có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Vùng đới nóng có nhiệt độ cao và mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây cỏ và động vật. Đây là một trong những vùng địa lý quan trọng và đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất.
Đới nóng nằm ở giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?Vì sao?
làm ơn giúp mik đi mai mik thi rồi huhu
TK:
Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa vì khí hậu ở Việt Nam thay đổi theo mùa, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Trung bình nhiệt độ ở Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực Châu Á do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới do vị trí địa lí của đất nước ta nằm trong vùng nhiệt đới (23 độ 23' B - 8 độ 34'B).
Giải thích vì sao các khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á dân cư lại tập trung đông đúc
giúp với ah
Vì ở những khu vực đó ven biển,đất đai màu mỡ và phì nhiêu,gần đường xích đạo,….
Em tham khảo nhé
https://olm.vn/chu-de/bai-27-dan-so-va-su-phan-bo-dan-cu-tren-the-gioi-2305902666
Loại rừng nào có diện tích rộng nhất trên Trái Đất?
A. Rừng mưa nhiệt đới.
B. Rừng Tai-ga.
C. Xa van.
D. Rừng ngập mặn.
A. Rừng mưa nhiệt đới
(Chiếm hơn 7 000 000 km2 và chủ yếu phân bố ở khu vực nhiệt đới)
ai cos ddeef cương ôn tập môn địa lí ko cho mik xin với mik sắp thi cuối kì 2 rồi
có nhưng mà gi lâu lắm cho minh 5 sao thì mình cho haha
mik có nhưng hai nơi không giống nhau đâu với tùy sách nx sách tui là cd
nek
Em nhắn hỏi cô giáo xem ôn tập phần nào hoặc từ bài bao nhiêu đến bài bao nhiêu nhé vì tiến độ học tập của mỗi trường khác nhau nè.
Kể tên các thành phần đất và tỉ lệ? Những nhân tố hình thành đất nào quuan trọng nhất? Giai thích vì sao?
helpppppp mai mik nộp rồi T-T
- Đất gồm 4 thành phần: không khí (25%), hạt khoáng (45%), chất hữu cơ (5%) và nước (25%)
- Trong đó, chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.
-Vì chất hữu cơ trong đất có nguồn gốc chủ yếu từ tàn dư thực vật nên nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu đa trung vi lượng cho cây trồng. Vì vậy, chất hữu cơ tích lũy là kho dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
`-` Các thành phần của đất bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, nước và không khí.
`+` Chất khoáng chiếm khoảng 45%.
`+` Chất hữu cơ khoảng 5%.
`+` Nước khoảng 25%.
`+` Không khí cũng khoảng 25%.
`-` Trong các nhân tố hình thành đá mẹ quan trọng nhất.
`->` Đá mẹ quan trọng nhất trong hình thành đất vì nó cung cấp chất khoáng, ảnh hưởng đến cấu trúc và tính chất đất, từ đó quyết định đặc tính nông nghiệp của đất đai.
Câu 2. Loại đất nào sau đây phân bố tập trung ở vùng ôn đới?
A. Đất đỏ vàng. B. Đất phù sa. C. Đất fe-ra-lit. D. Đất pốt-dôn.
Câu 2. Loại đất nào sau đây phân bố tập trung ở vùng ôn đới?
A. Đất đỏ vàng. B. Đất phù sa. C. Đất fe-ra-lit. D. Đất pốt-dôn.