Các đới và gió thường xuyên thổi trên Trái Đất bao gồm:
* Gió Tín phong:
- Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N về Xích đạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.
- Tính chất: khô, ít mưa.
* Gió Tây Ôn đới:
- Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰N lên khoảng các vĩ độ 60⁰B và 60⁰N.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam, gió hướng Tây Bắc.
- Tính chất: ẩm, mưa nhiều.
* Gió Đông cực:
- Phạm vi: Từ khoảng các vĩ độ 60⁰B về cực Bắc và 60⁰N về cực Nam.
- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.
- Thời gian: hầu như thổi quanh năm.
* Gió mùa:
- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
* Gió địa phương:
- Bao gồm gió biển, gió đất, gió phơn.
- Gió biển và gió đất là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.
- Gió phơn là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng. Sườn đón gió có mưa lớn. Sườn khuất gió khô và rất nóng.
- Đới nóng: gió Tín phong.
- Đới ôn hoà: gió Tây ôn đới.
- Đới lạnh: gió Đông cực.