Em bé thông minh

Nhã Quyên
Xem chi tiết
Phạm Hải Đăng
25 tháng 9 2018 lúc 19:55

Thử thách:

+ Vua cho câu đố làm cho trâu đực đẻ con

+Vua cho câu đố sẻ một con chim làm ba mâm cỗ

+Sứ giả nước kia đố làm thế nào để luồn sợi chỉ qua ruột ốc.

Chiến công:

+Cậu bé đều giải được mọi câu đố

+Được vua phong làm trạng nguyên. Có dinh thự lớn gần hoàng cung.

Bình luận (0)
Ngô Hoàng Anh
25 tháng 9 2018 lúc 19:57

- Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?".

- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

- Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

- Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

Bình luận (2)
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Kiêm Hùng
25 tháng 9 2018 lúc 20:35

* Trả lời:

\(\left(1\right)\) Nhân vật thông minh được kể trong chuyện là em bé

\(\left(2\right)\) Chi tiết nói lên sự thông minh là em bé có thể đối đáp lại những câu hỏi của viên quan cũng như nhà vua mà không gặp trở ngại

\(\left(3\right)\) Hình thức nghệ thuật là sử dụng câu đố trong để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích.

\(-\) Tác dụng:

+ Tạo ra những tình huống thú vị, li kì để phát triển câu chuyện

+ Mang lại sự hấp dẫn cho truyện kể

+ Là tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh và khả năng của mình

\(\left(4\right)\) Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:

+ Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố

+ Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố

+ Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.

Bình luận (1)
nguyenkhacphong
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
23 tháng 9 2018 lúc 8:57

+ Lần thứ nhất: Cậu đã hóa giải lời đố của viên quan bằng chiêu thức “gậy ông lại đập lưng ông” bằng cách hỏi lại: “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”, dồn đối phương vào thế bí. Sự đối vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vị, khiến viên quan phải há mồm sửng sốt.

+ Lần thứ hai: Cậu bé đã hóa giải bằng cách “tương kế tựu kế” đưa nhà vua và cận thần vào “bẫy” của mình để cho ra sự vô lí: giống đực thì không thể đẻ con.

+ Lần thứ ba: Cậu đã hóa giải lời thách đố của nhà vua bằng cách đưa ra điều kiện phải rèn chiếc kim thành dao xẻ thịt thì mới có thể làm thịt một con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn; dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng không thực hiện được.

+ Lần thứ tư: Trong lúc các đại thần vò đầu suy nghĩ không ra thì cậu bé vừa đùa nghịch, vừa đọc bài đồng dao để chỉ ra cách giải bằng cách dựa vào kinh nghiệm dân gian - (kiến mừng thấy mỡ).

Bình luận (0)
Thảo Phương
23 tháng 9 2018 lúc 9:12

Những cách giải đố của em bé có 4 lần giải đố:

-Lần 1: Đối với viên quan

Em bé giải đố bằng cách đố lại.

-Lần 2: Đối với vua

Em bé giải đố bằng cách "tương kế tựu kế" đẩy thế bí về người ra đố để cho người ra đố tự nói ra điều vô lý.

-Lần 3: Cũng đối với vua

Em bé giải đố bằng cách "tương kế tựu kế" đố lại.

-Lần 4: Đối với sứ thần nước ngoài

Em bé giải đố bằng kinh nghiệm dân gian, kiến rất thích mỡ vì thế trong dân gian xưa có câu:

"Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ"

Bình luận (0)
nguyenkhacphong
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 9 2018 lúc 21:17

Tình huống : câu đố của vua ( lần 1 )

Cách trả lời : tạo tình huống để vua nhận ra sự phi lí ở câu hỏi của mình

Tình huống : câu đố của vua (lần 2)

Cách trả lời : em bé đố lại vua -> Sự nhanh nhạy của em bé

Tình huống : câu đố của nước láng giềng

Cách trả lời : buộc chỉ vào con kiến rồi bịt 1 đầu 1 đầu thì bôi mỡ để kiến bò sang

-> em bé rất thông minh và tài trí hơn người

Bình luận (0)
Nhan Thanh
24 tháng 9 2018 lúc 9:14

a)

Lần thứ nhất : Em bé giải câu đố của viên quan .

Chi tiết : Trong khi người cha đang đứng ngẩn ra thì đứa con đã nhanh miệng trả lời cách hỏi vặn lại viên quan .

Cách giải đố : Cậu bé đã sử dụng biện pháp " Gậy ông đập lưng ông " để trả lời bằng cách dồn người hỏi vào thế bí không thể trả lời được .

Lần thứ hai : Em bé giải câu đố của nhà vua .

Chi tiết : Vua thử cậu bé bằng cách đố cả làng . Lệnh vua không thể cãi . Trogn khi cả làng lo lắng còn cậu bé thản nhiên và mách nước cho làng là ngả trâu để ăn .

Cách giải đố : Cậu bé giả vờ đóng kịch để nhà vua nói ra sự vô lý của mình .

Lần thứ ba : Em bé giải câu đố của nha vua .

Chi tiết : Vua sai viên quan mang đến cho cậu một con chim sẻ để cậu làm ba cái mâm cỗ cho nhà vua , câu lại nói với viên quan về tâu với nhà vua làm cây kim của cậu trờ thành một con dao to để sẻ thịt chim .

Cách giải đố : Một lần nữa , cậu bé sử dụng biện pháp " Gậy ông đập lưng ông " bằng cách đưa ra điều kiện cho vua làm vua không thể làm được .

Lần thứ tư : Em bé giải câu đố của sứ thần .

Chi tiết : Cậu bé vừa đùa nghịch vữa gỡ bí cho triều đình trước câu đố của sứ thần .

Cách giải đố : Cậu bé đã sử dụng kinh nghiêm nhân gian để giải câu đố của sữ thần .

Mình viết thêm cho đầy đủ lun !!!!

Bình luận (0)
nguyenkhacphong
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 9 2018 lúc 22:18

Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!".

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 9 2018 lúc 11:38

2) bao gồm khả năng logic, trừu tượng, sự hiểu biết, tự nhận thức, học tập, có trí tuệ xúc cảm, trí nhớ, kế hoạch, và giải quyết vấn đề. Trí thông minh được nghiên cứu rộng rãi ở loài người, nhưng cũng được quan sát ở động vật và thực vật.

+có năng lực trí tuệ tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh

+nhanh trí và khôn khéo, có khả năng ứng xử và đối phó mau lẹ, tinh tế với những tình huống phức tạp, bất ngờ

Bình luận (0)
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 9 2018 lúc 19:41

Nghĩa gốc : cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người
mắt sáng long lanh
Nghĩa chuyển : chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây
mắt tre
mắt mía
bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả
mắt dứa
na mở mắt
lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan
mắt lưới
rổ đan thưa mắt
mắt xích (nói tắt)
xích xe đạp quá chùng nên phải chặt bỏ bớt hai mắt

Bình luận (0)
So Yummy
9 tháng 9 2018 lúc 14:25

a/

Nghĩa gốc : cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng
mắt sáng long lanh
b/

Nghĩa chuyển : chỗ giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây
mắt tre
bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả
mắt dứa
lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan
mắt lưới
c/

xích xe đạp quá chùng nên phải chặt bỏ bớt hai mắt

Bình luận (0)
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Thanh Nga
8 tháng 9 2018 lúc 21:47

* Đoạn (1) gồm hai câu, mỗi câu giới thiệu hai ý rất cân đôi, đầy đủ về nhân vật:

+ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Một ý về Hùng Vương, một ý về Mị Nương.

+ Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một ý về tình cảm, một ý về nguyện vọng.

Cách giới thiệu như vậy hàm ý đề cao, khẳng định: Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, yêu thương... hết mực, muốn kén... một người chồng thật xứng đáng.

* Đoạn (2) gồm 6 câu. Câu 1 giới thiệu chung, câu 2, 3 giới thiệu một người, câu 4, 5 giới thiệu một người, câu 6 kết lại rất chặt chẽ.

* Câu văn giới thiệu nhân vật trong đoạn thường theo kiểu: c có V hoặc có V; Người ta gọi là....

Bình luận (0)
nguyenkhacphong
25 tháng 9 2018 lúc 8:48

Đoạn 1:giới thiệu nhân vật
+Hùng vương:giới thiệu tên,lai lịch,quan hệ,tìm cảnh,nguyện vọng.
+Mị nương:giới thiệu tên,tính tình,sắc đẹp.
Đoạn 2:kể sự việc
+Dùng những động từ:nổi giận,đuổi,cướp,hô,gọi,đánh.
+kết quả:lũ lụt lớn

Bình luận (0)
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 9 2018 lúc 19:44

Hãy xếp các từ chỉ các loại quả khế,quả trứng,quả pháo,quả bóng,quả mít,vào bẳng sau cho phù hợp với nội dung giải thích về nghĩa,

a)Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển thành,bên trong có chứa hạt

quả khế,quả mít

b)Từ chỉ những vật có hình giống như quả cậy

quả trứng,quả pháo,quả bóng,quả đất

Bình luận (0)
Phươnggg Lynhh
Xem chi tiết
Lương Thị Diệu Linh
12 tháng 8 2018 lúc 15:18

hỏi cj google nhá

Bình luận (1)