Đề bài : Hình ảnh người mẹ hiền được bố của En-ri-cô nhắc đến trong bức thư qua bài "Mẹ tôi"

Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Nam Cung Nguyệt Kiến
14 tháng 10 2017 lúc 11:12

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/422477.html

Bạn vào trang này tham khảo nha! Nếu đúng tick cho mình nhé.

Bình luận (2)
Thảo Phương
22 tháng 8 2018 lúc 8:21

Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con : "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con...! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tinh mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào. Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô : "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn..., có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che...". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát : "Cha mẹ là lá chắn, che chờ suốt đời con...".

Bình luận (0)
Linh nguyen thuy
17 tháng 9 2019 lúc 21:09

Tham khảo:

Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thìa bao nhiêu bài học vể tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha.

Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe : "Việc như thế không bao giờ con dược tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng : "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần - sự buồn bã và tức giận - được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi.

Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con : "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con...! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tinh mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào.

Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô : "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn..., có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che...". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát : "Cha mẹ là lá chắn, che chờ suốt đời con...". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được.

Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết : "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh...". Thậm chí ông nói cực đoan rằng : "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,... nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ...". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cồ "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,... của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ?

Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này dược chăng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn.

Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội.

Cuối lá thư, bố của En-ri-cô khuyên con trai làm những việc thiết thực để nhận lỗi, rồi xin lỗi mẹ. Chắc rằng đọc xong lá thư của bố, chủ bé đã nhận ra lỗi lầm của mình và đã làm theo lời khuyên của bố. Còn chúng ta, sau khi đọc xong văn bản này, bên tai vẫn văng vẳng những tiếng nói tâm huyết cao đẹp của một người cha: "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó". Đây là lời của nhân vật người cha trong tác phẩm, cũng là thông điệp của nhà văn, tác giả Những tấm lòng cao cả muốn gửi tới bạn đọc. Với dân tộc Việt Nam, biết bao nhà văn, nhạc sĩ cũng dã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc vừa ngợi ca vừa nhắc nhờ chúng ta nhiều điều sâu sắc, thiết thực về tình mẹ con, tình cảm gia đình.

Bình luận (0)
Doãn Ngọc Chinh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
1 tháng 11 2017 lúc 18:56

Tóm tắt văn bản " mẹ tôi "

En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ, bố biết chuyện,ông đã rất giận dữ và viết thư nói hết cảm xúc của mình khi thấy en-ri-co mắc lỗi. Bức thư của ông vừa có những lời lẽ yêu thương vừa chứa đựng sự giận dữ. Trong thư bố nói về tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ đã giành cho en-ri-cô...Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệ en-ri-cô đã cảm thấy có lỗi và hối hận vô cùng.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
1 tháng 11 2017 lúc 18:57

Tóm tắt văn bản " Cổng trường mở ra "

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ được. Người mẹ ngắm nhìn con ngủ say, long mẹ bồi hồi xúc động, nhớ lại những hành động của con trước khi ngủ, nhớ về thuở nhỏ với những kỷ niệm sâu sắc trong ngày khai trường đầu tiên. Lo cho tương lai của con, người mẹ lien tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thật sự của toàn xã hội – nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

Bình luận (0)
O=C=O
1 tháng 11 2017 lúc 19:12

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ được. Người mẹ ngắm nhìn con ngủ say, long mẹ bồi hồi xúc động, nhớ lại những hành động của con trước khi ngủ, nhớ về thuở nhỏ với những kỷ niệm sâu sắc trong ngày khai trường đầu tiên. Lo cho tương lai của con, người mẹ lien tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thật sự của toàn xã hội – nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:
En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô... Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận

En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ, bố biết chuyện,ông đã rất giận dữ và viết thư nói hết cảm xúc của mình khi thấy en-ri-co mắc lỗi. Bức thư của ông vừa có những lời lẽ yêu thưpng vừa chứ đựng sự giận dữ. Trong thư bố nói về tình yêu thương và đức hi sinh của mẹ đã giành cho en-ri-co...Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt en-ri-cô đã cảm thấy có lỗi và hối hận vô cùng.



Bình luận (0)
phuong phuong
1 tháng 11 2017 lúc 19:09

“Mẹ tôi” chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả. A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục bài học hiếu thảo về đạo làm con vô cùng sâu sắc, ý nghĩa.

Bình luận (0)
*#Khả Ái#*
13 tháng 12 2019 lúc 6:03

Tác phẩm Mẹ tôi của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi đã đề cập đến nhiều vấn đề mang tính nhân văn, đó là tình yêu của bố mẹ đối với con cái, là cách thức giáo dục để những đứa con có thể thay đổi theo hướng tích cực. Và đề cao vai trò quan trọng của người mẹ. Mà hơn hết đó chính là sự trưởng thành trong nhận thức của đứa con sau tất cả những lỗi lầm mà nó gây ra.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Anh Thư
13 tháng 12 2019 lúc 9:18

nói về tấm lòng yêu thương con sâu nặng và vai trờ của nhà trường đối với mỗi người trg cuộc sống

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
An Hoangquoc
Xem chi tiết
Thỏ Con Dễ Thương
16 tháng 11 2017 lúc 21:47

Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bố rất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.

Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.

Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rất yêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.

Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bố hơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.

BẠN HỌC TỐT !!!

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 11 2018 lúc 11:57

Qua bức thư ta thấy ông bố rất yêu thw con ,cậu con trai bé nhỏ của mình.Tuy yêu thw con hết mực,nhưng bố rất nhiêm khắc,kiên quyết.Cuối bức thư thái độ của bố càng quyết liệt hơn.Yêu và ghét,còn và mất đc bố nên lên 1 cách kiên quyết.Qua bức thư 1 lần nữa ta lại nhận ra ng bố nghiêm khắc trong việc giáo dục đạo đức cho con..Bố dạy con cách ăn nói pảo lễ phép,pải bt kính trọng và ghi nhớ công ơn to lướn của bố mẹ và pải bt thành khẩn sửa chữa lỗi lầm.Bức thư viết cách cho cta trên 1 thế kỉ của 1 ông bố gửi cho con trong 1 gđ nước Ý nhưng cta vẫn cảm thấy gần gũi thân thiết xúc động.Bài học về lòng bt ơn và kính trọng bố mẹ đc đặt ra 1 cách nghiêm túc.Con cái kg nên kg đc almf cho bố mẹ đau lòng dù chỉ 1 lần 1 lời nói vô lễ.Vô lễ là bất hiếu.Bất hiếu,bất trunglà tội lớn xưa này đều quan niệm như thế

Bình luận (0)
Niksok Chiến
Xem chi tiết
lê anh tuấn
13 tháng 12 2017 lúc 17:46

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm.

Câu 2: biện pháp tu từ được sử dụng ở văn vản trên:

- Điệp ngữ "tôi yêu"

- Nhân hóa: "nhạc sĩ ve sầu"

-> Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của nhân vật "tôi" và vẻ đẹp của nơi nhân vật "tôi" yêu.

Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
Xem chi tiết
Chibi Usa
18 tháng 9 2017 lúc 12:01

Khó quá bạn ơi !

Bình luận (0)
Bé Của Nguyên
19 tháng 9 2017 lúc 19:17

en - ri nào nhỉ

Bình luận (4)
Vũ Phương Thảo
17 tháng 5 2021 lúc 17:38

dai ma bao ngan

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trương Nguyễn Thảo Nguyê...
Xem chi tiết
vuongteo
8 tháng 4 2017 lúc 22:41

như nhau r mà

Bình luận (0)
Trang Trần
Xem chi tiết
Trần Thị Yến Lâm
12 tháng 1 2017 lúc 20:04

Thời gian dần trôi theo nhịp tháng ngày và mang đến cho chúng ta biết bao điều kì diệu. Một trong những điều kì diệu đó là bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông – món quà tuyệt vời mà thời gian đã ban tặng cho con người, cho cuộc sống. Mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng nhưng đều để lại trong ta những xúc cảm đong đầy, khó gọi thành tên.

Món quà diệu kì đầu tiên là mùa xuân. Xuân tới hơi thở, nồng nàn, cảm giác ngất ngây, rạo rực như cũng muốn theo về. Thật hạnh phúc cho bất cứ ai cảm nhận đươc nhịp thở của mùa xuân vì mùa xuân như một cung đàn có thể gảy được tất cả những giai điệu yêu thương dành tặng cho cuộc đời. Năm nào xuân cũng đến và mỗi mùa xuân đều mang một dư vị riêng của yêu thương.

Mùa xuân khoác cho mọi vật chiếc áo xanh tươi mơn mởn, điểm những màu hoa trắng hồng trên nền áo nguyên sơ. Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, xua tan đi những băng giá ảm đạm của mùa đông. Xuân đem sức sống mới cho muôn loài, đem hơi ấm lan tỏa khắp nơi. Vạn vật chợt bừng tỉnh sau những đêm đông dài lạnh lẽo. Từng đàn chim én ríu rít gọi nhau về, chao liệng trên bầu trời xanh thẳm. Ban mai nắng dịu. Nắng sưởi ấm nền nhà, mái ngói. Nắng sưởi ấm những nẻo đường quê lầy lội. Nắng khẽ gõ cửa gọi những chồi non mơn mởn ra khỏi giấc ngủ vùi trong những ngày đông giá. Thật kì diệu biết bao! Mới chỉ có một vài tuần mà nắng đã đánh thức chồi non của muôn nghìn cây lá. Sức xuân mãnh liệt cứ thế theo nắng vàng, theo chồi biếc mà tràn khắp mọi nơi. Ta hãy lắng nghe trong gió lời thì thầm cám ơn mùa xuân của cây, của đất, của những đàn chim di trú bay về. Và trong lòng ta dường như cũng đang dâng tràn những xúc cảm trước nồng nàn, dịu ngọt của mùa xuân.

Tháng tư về. Nắng non nhường chỗ cho nắng vàng. Hạ sang, gió lãng du đầy trời và nắng nhiều vô tận. Rồi ve thảng thốt kêu trong vòm lá xanh mát của những hàng phượng vĩ và những cây bằng lăng bắt đầu bung những chùm hoa tím ngắt trên những phố dài. Những bụi hoa móng rồng tỏa mùi hương lạ lùng, kì bí khi bị hun nóng dưới ánh mặt trời. Rồi chẳng bao lâu, ta lại bắt gặp cả một bầu trời đỏ rực màu hoa phượng – hoa của học trò. Tạm biệt trường, lớp, bạn bè và thầy cô thân yêu ta về để chín mươi ngày sau mới gặp lại. Trong lòng bỗng thấy xao xuyến, nao nao. Bất chợt lại thèm được nghe tiếng trống trường mỗi buổi hay những giây phút thần tiên khi cùng các bạn ngồi chơi dưới gốc sưa già, ngước mắt nhìn lên vòm cây xanh mát với những chùm hoa sưa trắng tinh khôi, mỏng manh, đẹp đến nao lòng. Thế rồi ve cũng dần im tiếng. Phượng cũng buồn và bắt đầu thả những cánh son nhưng hình như vẫn còn tiếc nuối nên cố gom lại một chút hương vị cuối hè vào những quả non treo khắp cành cây để dành tặng cho những cô, cậu học trò đáng yêu trong ngày gặp lại.

Rồi mùa hè đi qua và mùa thu cũng đến với những cơn gió heo may về gợi xôn xao bao nhiêu kỉ niệm. Bầu trời xanh vời vợi. Nắng dịu nhẹ trải dài, vàng lịm, sóng sánh như mật ong. Mùa thu vàng mênh mang: màu vàng tươi của hoa cúc, hoa sao nhái, màu vàng xuộm của những cánh đồng lúa chín, màu vàng nâu của những chiếc lá héo úa rơi đầy trên phố. Thu trầm mặc. Hương hoa sữa ngọt ngào tan trong gió. Trên những triền sông, các bụi cây vòi voi đu đưa chùm hoa tím, các loài cúc áo bé bỏng đơm hoa dọc bờ cỏ, những cánh đồng hoa tầm xuân trải một màu tím ngắt. Một cảm giác nhẹ nhàng len lỏi vào tim. Có phải đó là xúc cảm mùa thu?

Thế rồi thu cũng đi và mùa đông đã kịp nối gót theo về. Những đám lá vàng cuối cùng đã ngả sang màu nâu sạm. Trên hè, những đám lá úa tàn bị gió lùa theo gót khách vãng lai. Trên không, thi thoảng lại có vài chiếc lá vàng hiếm hoi bay lượn, như mảnh mơ ước của mùa thu bay lượn trước của ngõ mùa đông. Trời lạnh giá, cây cối khẳng khiu, rụng hết lá, trơ trọi vẽ những nét gầy guộc vào không gian. Gió thổi từng đợt lá xao xác, chênh vênh trong những buổi chiều không nắng. Ta chợt thèm hơi thở nồng nàn, hơi ấm từ vòng tay đầy yêu thương của mẹ hiền. Thèm cả những vị thơm, vị ngọt, bùi của những bắp ngô hay củ khoai lang nướng trên than hồng vào mỗi tối mùa đông. Ta cùng nhau gom từng chiếc áo ấm, từng chiếc chiếc khăn len để gửi đến cho bạn nghèo nơi địa đầu Tổ Quốc. Ta yêu và cám ơn mùa đông vì nó khiến cho con người muốn xích lại gần nhau hơn để tìm hơi ấm. Thứ hơi ấm từ sâu thẳm những trái tim biết yêu thương.

Bốn mùa cứ nối nhau đi qua như thế. Qua những khó khăn và băng giá của mùa đông, ta sẽ nhận ra những hứa hẹn của mùa xuân, sự rực rỡ của mùa hè và vẻ đẹp của mùa thu. Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân. Mùa nào cũng mang những âm hưởng diệu kì làm cho ta thêm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống quanh ta. Xin cảm ơn bốn mùa trên đất nước thân yêu!

Bình luận (0)
trần châu
13 tháng 1 2017 lúc 18:07

Mỗi mùa có vẻ đẹp riêng. Ai cũng thích một mùa. Riêng em, em thích cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Đầu năm đến, cũng là lúc xuân tới. Xuân tới mang theo sự đâm chồi, nảy lộc của hoa lá. Trên cành bàng khẳng khiu, em đã nhận ra ngay những chồi non lấm tấm. Tiết trời xuân nhè nhẹ, dịu dàng. Bầu trời xuân ảm đạm, xám đục. Từng hạt mưa phùn rơi xuống. A! Mưa xuân đấy! Làm mưa trong trẻo, mát lạnh. Mưa lất phất gọi chồi non khẻ tỉnh giấc, mưa trải qua cánh đồng lúa xanh rờn. Tất cả đều tạo nên một bài ca mùa xuân.Rồi mùa hè đến, những cơn nắng dịu mùa xuân qua đi, những tia nắng nóng của mùa hè lại lũ lượt kéo nhau xuống trần gian. Đầu hè, bầu trời trong xanh, cao vời vợi.Nó như một chiếc dù bay xa mãi. Những tia nắng trốn vào kẽ lá rồi nhảy xuống lòng đường tạo thành những đốm nắng lung linh. Mùa hè cũng là mùa phượng nở. Hoa phượng cháy rừng rực cả một góc trời. Thỉnh thoảng, vài cơn gió nhẹ làm cách hoa bay. Trong vòm lá, nhạc sĩ ve ngân nga dạo lên khúc nhạc đồng quê chào hè tới. Tất cả đều tạo nen bức tranh mùa hạ thật tuyệt vời.Mùa hè nhanh chóng trôi qua, mùa thu tới. Ngày đầu thu, đất trời như bồng bềnh trong làn sương. Tiết trời thu thật dịu nhẹ. Khí oi bức của mùa hè đi qua để lại khoảng trời xanh thẳm của mùa thu. Ông mặt trời đủng đỉnh từ đằng đông đi tới. Ông tươi cười ngắm nhìn mặt đất. Trong vườn, vài chiếc lá đang lìa cành. Vài chiếc lá như còn luyến tiếc khung trời rộng, còn lưu luyến đám lá trên cành, nghiêng mình chao lượn trong không gian trước khi rơi xuống đất. Hoa lộng vừng như những tràng pháo đỏ rung rinh dưới ánh nắng dịu nhẹ. Làn gió heo may ko ào ạt mà nhẹ nhàng, se sẽ như bước chân ai đang rón rén bước trên thảm lá khô. <p> Mùa thu đi qua, để mùa đông về. Đông về mang theo hơi lạnh và sự vắng vẻ của mùa đông. Ngoài đường vắng tanh. Những lúc thế này, em thường đi trên lề phố, khoác chiếc áo bông vừa đi vừa ngẫm nghĩ. Chao ôi!Cảnh yên bình này sao lạ! Nó như thúc đẩy tâm hồn em. Lòng em dạt dào cảm xúc, vừa buồn, vừa thấy yêu đời lại thêm thanh thản. Những cành cây khô kia đang ấp ủ cho mùa đông băng giá để xuân về, chúng lại sinh sôi. Những làn gió đông thoảng qua, một cảm giác mát lạnh tràn vào lòng em. Thật vui sướng!Em yêu cả bốn mùa. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa hè - mùa thi - mùa chia tay đầy lưu luyến. Mùa thu - mùa tựu trường, mùa thắp lên bao ước mơ hoài bão cuat tổi trẻ và mùa đông - mùa của sự yên bình,dũng cảm.

Bình luận (0)
Trần Thị Yến Lâm
12 tháng 1 2017 lúc 19:58

tả 4 mùa trong một bài hay sao

Bình luận (0)
Trần Hiền
Xem chi tiết