Đề bài : Giới thiệu khái quát tác phẩm " Những tấm lòng cao cả " của Ét - môn - đô đơ A - mi - xi

Nội dung lý thuyết

Đề bài : Giới thiệu khái quát tác phẩm " Những tấm lòng cao cả " của Ét - môn - đô đơ A - mi - xi

Bài làm

                  Ét - môn - đô đơ A - mi - xi đặt tên cuốn truyện là "Tấm lòng" (tiếng Ý : Cuore), mà thế giới quen gọi là "Những tấm lòng cao cả". Cuốn sách được xuất bản năm 1886, khi ông bước vào tuổi 40.

                 "Những tấm lòng cao cả" là cuốn nhật kí của cậu bé En-ri-cô người Ý 11 tuổi, học tiểu học. Cậu bé ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hàng tháng, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về thầy giáo, cô giáo, bạn bè tuổi thơ, những con người bất hạnh, đáng thương......Cuốn nhật kí khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau. "Từ biệt" là trang nhật kí cuối cùng ghi lại cảnh thầy giáo đọc danh sách những học sinh được lên lớp. En - ri - cô và nhiều bạn được lên lớp Bốn. Cảnh từ biệt thầy, cô giáo, từ biệt bạn bè và ngôi trường tuổi thơ được nói đến thật xúc động. En-ri-cô ôm hôn các bạn. Bố cậu nhìn ngôi trường, giộng run run nói : "Vậy thì xin từ biệt". Mẹ cậu cũng nhắc lại "Xin từ biệt?". Còn En-ri-cô thì quá xúc động, không thể nói lên được một lời. Cậu đã mười hai tuổi...

                 Tác phẩm " Những tấm lòng cao cả" có sáu bức thư của bố và ba bức thư của mẹ gửi cho cậu con trai En-ri-cô. En-ri-cô ở với bộ mẹ dưới một mái ấm gia đình, nhưng tháng nào bố hoặc mẹ cũng viết thư cho đứa con yêu quý một bức thư nhằm khuyên răn, dạy bảo con một bài học đạo đức. Cách viết thư nàu rất độc đáo, thường có trong các gia đình trung lưu, trí thức. Đó là cách giáo dục tế nhị, sâu sắc. Đứa con sẽ được đọc bức thư nhiều lần. Cùng với các truyện đọc hàng tháng, những bức thư này đều được En-ri-cô chép vào cuốn nhật kí, kèm theo cảm xúc, ý nghĩ của mình.

                Trong lời giới thiệu "Những tấm lòng cao cả", Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn đã viết :" Trong gia đình En-ri-côm tháng nào bố mẹ cũng viết cho con một bức thư, không phảu vì đi đâu gửi về mà ở ngay trong nhà viết thư cho con đọc và suy nghĩ; thư thì khuyên răn, thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách nghiêm túc".