Đề bài : Bình giảng bài ca dao " Con cò mà đi ăn đêm"

Phạm Nguyễn Tường Nhi
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
6 tháng 11 2016 lúc 7:57

để có thì

pải tl những câu hỏi về hok tập

nếu đúng

2 ctv sẽ tik cho bn thì dk 1 gb

1 giáo viên,.. tik bn thì dk 1 gb

Bình luận (0)
Trần Thiên Kim
6 tháng 11 2016 lúc 12:57

Trả lời các câu hỏi với điều kiện câu trả lời phải nhanh, đúng chính xác, trình bày đẹp sẽ được CTV và giáo viên của hoc24 tick. 2 CTV tick được 1 GP, 1 giáo viên tick được 1 GP.

Chúc em học tốt!vui

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Tường Nhi
6 tháng 11 2016 lúc 15:43

cảm ơn các bạn nhiều nha

Bình luận (0)
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
30 tháng 10 2016 lúc 13:06

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

Bình luận (0)
Mai Phương
30 tháng 10 2016 lúc 16:55

undefined

Bình luận (0)
trần châu
17 tháng 11 2016 lúc 11:51

Học tập cũng như đấu tranh vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Trong học tập, sách vở sẽ là những vũ khí cùng ta hành quân qua bao nhiêu chông gai của con đường học vấn. Lớp học sẽ là chiến trường. Sự ngu dốt của con người sẽ là kẻ thù và đích đến sẽ là sự thành đạt. Bạn bè ta sẽ là đồng đội, là bằn hữu tốt cùng ta phấn đấu mỗi ngày. Sau con đường học vấn sẽ mở ra cho ta một thế giới vô cùng tươi sáng. Thế nên ta mới biết được việc học tập quan trọng đến dường nào!


leuleuleuleu

Bình luận (0)
Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết
Phương Thảo
25 tháng 10 2016 lúc 19:11

Tôi van ông… Tôi van ông… Đó là nguyện vọng cuối cùng của đời tôi… mong ông chấp nhận… Trời ơi! Tội nghiệp các con tôi…

Tiếng van xin não nuột da diết từ đâu vọng đến, xoáy vào lòng em. Em vùng dậy ra mở cửa. Lời van vỉ theo gió thoảng đến, tiếng được, tiếng mất. Đi ngược hướng gió, lần theo tiếng thì thào, em đã ra đến đầu làng. Cạnh ao cá lớn là cái lều trông cá của ông Thanh. Trong lều, có tiếng người hỏi nhau tìm hộp diêm châm lửa. Trước cửa lều, một con cò xõa cánh ướt lướt thướt đang nằm thoi thóp. Nghe tiếng bước chân người, cò cố ngóc đầu lên nhìn em với đôi mắt hoảng hốt, cầu khẩn. Em như chợt hiểu ra mọi chuyện…

– Mẹ ơi! Chúng con đói quá! – Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về, sẽ có cá cho các con ăn. Cò mẹ vừa nói vừa vuốt nhẹ lên lớp lông tơ óng mượt của lũ con. Chị gạt thầm nước mắt, trong đầu cứ xoáy lên câu hỏi: Làm thể nào bây giờ ? Biết tìm đâu ra mồi ? Dạo này chuyển vụ, thức ăn khan hiếm quá! Tôm tép biến hết đi đằng nào… Có tiếng lao xao của mấy chị Vạc rủ nhau đi ăn đêm. Bỗng cò mẹ nghĩ: Hay mình cũng đi như họ xem sao? Họ nhà Cò xưa nay chỉ quen kiếm ăn ban ngày, nhưng biết đâu ban đêm lại sẵn mồi hơn, may ra mình kiếm được chút gì cho lủ trẻ. Nhìn các con ngủ trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Chị thầm thì: – Các con ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về. Lũ cò con nhao nhao: – Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn nhé! Hướng về phía cánh đồng, cò,mẹ bay rảo tới. Con đường mọi ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã đến đoạn nào. Bỗng thấy ở dưới có một vệt đen mờ, trông như một cành cây nho nhỏ. Cò nghĩ bụng: Ta nghỉ chân một chút rồi sẽ bay tiếp. Ối Ùm … Hóa ra vệt đen đó chỉ là một nhánh cây mềm mọc bên bờ ao. Cò cố bay lên. Mọi ngày đi kiếm mồi trên ruộng, cò chỉ lội nước ngập đến khoeo chân. Bây giờ ngã xuống ao, khua khoắng mãi mà cò không sao nhấc nổi thân mình lên được. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu. Cò mẹ trào nước mắt, thầm gọi các con. Một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát; – A! Con cò ma lanh dám nhờ bóng đêm để ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Quân ăn trộm sẽ được một bài học. Thịt cò xáo măng ngọt ra phết đấy! – Không! Không phải như thế đâu, các ông ơi! Cò cố nghểnh cổ thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau vặt lông cò. Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ, hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Chúng đã lớn, có thể tự kiếm ăn đôi chút được rồi nhưng nếu biết mẹ bị bắt vì ăn trộm cá, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, phải thương yêu giúp đỡ mọi người… Vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì ăn trộm ư? Không, không thể được! Khi người canh ao cá tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò cô hết sức nói tha thiết và rành rọt:  – Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Không ngờ… Tôi thực tình không biết đó là ao cá người nuôi. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi tha thiết mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục. Có như vậy thì nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng. Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút cuối cùng… Chợt có tiếng mẹ lay gọi dồn dập: – Dậy thôi, dậy thôi con ! Đến giờ đi học rồi kìa! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thê hả con ? Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm mà cô giáo vừa dạy hôm qua đã sống lại trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: Người nông dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch, chết trong hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con Cò để nói lên điều ấy, cháu ạ !
Bình luận (0)
Trần Minh Hưng
25 tháng 10 2016 lúc 20:04

I. Mở bài:

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, thời gian nhân vật xuất hiện.

– Đêm đông gió rét.

II. Thân bài:

Kể các sự kiện xảy ra với Cò; cách ứng xử của Cò…

1. Lý do Cò phải đi ăn đêm.

– Cò và Vạc cùng kiếm ăn một ruộng: Cò chăm chỉ, Vạc lười nhác. Cò kiếm được miếng ăn cho mình và các con; Vạc nhịn đói.

– Vạc lập mưu hại Cò, khiến Cò không thể kiếm ăn ban ngày được nữa.

2. Cảnh đi kiếm ăn trong đêm của Cò:

– con đói gào khóc.

– Đêm đông mưa dầm rét mướt.

– Thức ăn khan hiếm, Cò bay hết ao này, ruộng khác lầm lũi kiếm ăn.

– Trời tối đen, Cò mệt mỏi quá đặt chân xuống cành cây non mềm oặt. Cò rơi xuống ao.

– Cò kêu cứu thảm thiết, Cò nghĩ đến đàn con nhịn đói ở nhà.

– Cò được vớt lên; nhưng lại chết thảm bởi bàn tay một kẻ độc ác.

– Trước khi chết Cò trăn trối: “Vui lòng chết nhưng xin người kia kể rõ cho các con Cò nghe: Cò đã không làm điều gì xấu để các con phải xấu hổ.

III. Kết bài:

Cảnh đàn con khi nghe lại lời trăn trối của mẹ.

BÀI THAM KHẢO

Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:

– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.

con-co

Trước khi chết Cò trăn trối lại cho lũ con là mình đã không làm điều gì xấu khiến chúng phải xấu hổ

Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.

Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:

– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!

Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.

Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập.

Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:

– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!

Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:

– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.

Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.

Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?

À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.

Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.

May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:

– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.

Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:

– A ha! Ta có bữa ăn rồi.

Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.

Giọng người đàn ông sang sảng:

– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.

Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:

– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.

Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.

Từ đó, các bà thường hay ru cháu:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bình luận (0)
Trần Lê Hải
24 tháng 7 2022 lúc 11:27

ôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi! Tội nghiệp các con tôi...

Tiếng van xin não ruột da diết từ đâu vọng đến, xoáy vào lòng em. Em vùng dậy ra mở cửa. Lời van vỉ theo gió thoảng đến, tiếng được, tiếng mất. Đi ngược hướng gió, lần theo tiếng thì thào, em đã ra đến đầu làng. Cạnh ao cá lớn là cái lều trông cá của ông Thanh. Trong lều, có tiếng người hỏi nhau tìm hộp diêm châm lửa. Trước cửa lều, một con cò xõa cánh ướt lướt thướt đang nằm thoi thóp. Nghe tiếng bước chân người, cò cố ngóc đầu lên nhìn em với đôi mắt hoảng hốt, cầu khẩn. Em như chợt hiểu ra mọi chuyện.

 

- Mẹ ơi! Chúng con đói quá!

- Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về, sẽ có cá cho các con ăn.

Cò mẹ vừa nói vừa vuốt vuốt nhẹ lên lớp lông tơ óng mượt của lũ con. Chị gạt thầm nước mắt, trong đầu cứ xoáy lên câu hỏi: Làm thế nào bây giờ? Biết tìm đâu ra mồi? Dạo này chuyển vụ, thức ăn khan hiếm quá! Tôm tép biến hết đi đằng nào...

ADVERTISING 

This ad will end in 30

     Xem Thêm X

Có tiếng lao xao của mấy chị Vạc rủ nhau đi ăn đêm. Bỗng cò mẹ nghĩ: Hay mình cũng đi như họ xem sao? Họ nhà Cò xưa nay chỉ quen kiếm ăn ban ngày, nhưng biết đâu ban đêm lại sẵn mồi hơn, may ra mình kiếm được chút gì cho lũ trẻ.

Nhìn các con ngủ trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Chị thầm thì:

- Các con ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về.

Lũ cò con nhao nhao:

- Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn nhé!

Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay rảo tới. Con đường mọi ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã đến đoạn nào. Bỗng thấy ở dưới có một vệt đen mờ, trông như một cành cây nho nhỏ. Cò nghĩ bụng ta nghỉ chân một chút rồi sẽ bay tiếp.

 

Ối!... Ùm!... Hóa ra vệt đen đó chỉ là một nhánh cây mềm mọc bên bờ ao. Cò cố bay lên. Mọi ngày đi kiếm mồi trên ruộng, cò chỉ lội nước ngập đến khoeo chân. Bây giờ ngã xuống ao, khua khoắng mãi mà cò không sao nhấc nổi thân mình lên được. càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu. Cò mẹ trào nước mắt, thầm gọi các con.

Một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát:

- A! Con cò ma lanh dám lợi dụng bóng đêm để ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời!

Quân ăn trộm sẽ bị trị tội. Thịt cò xáo măng ngọt ra phết đấy!

- Không! Không phải như thế đâu, các ông ơi!

Cò cố ngển cổ thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau vặt lông cò.

Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ, hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Chúng đã lớn, có thể tự kiếm ăn đôi chút được rồi nhưng nếu biết mẹ bị bắt vì ăn trộm cá, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, phải thương yêu giúp đỡ mọi người... Vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì ăn trộm ư? Không, không thể được!

 

Khi người canh ao cá tới gần, tú hai cánh cò nhấc lên, cò cố hết sức nói tha thiết và rành rọt:

- Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. 
Không ngờ,... Tôi thực tình không biết đó là ao cá người nuôi. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. vì thế tôi tha thiết mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục. Có như vậy thì nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.

Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút cuối cùng...

Chợt có tiếng mẹ lay gọi dồn dập: "Dậy thôi, dậy thôi con! Đến giờ đi học rồi kìa! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế hả con?". Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm mà cô giáo vừa dạy hôm qua đã sống lại trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: "Người nông dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch, chết trong hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con Cò để nói lên điều ấy, cháu ạ

Bình luận (0)
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
8 tháng 10 2016 lúc 20:46

Bên nuôi con, những bà mẹ Việt Nam cất lên lời hát ru êm đềm đưa con vào giấc ngủ, nuôi tâm hồn con lớn lên từ tâm hồn dân tộc. Từ cái cò, cái vạc, bài học đấu đời của con bắt đầu:

Con cò mà đi ăn đêm...

Lời ca dao buồn man mác như kể về thân phận của một con người. Đọc bài ca dao, ta có thể cảm nhận ngay đây là một bài ca dao mang tính chất ngụ ngôn độc đáo. Liên tưởng của cuộc sống cao đẹp được tác giả trình bày qua con cò đi kiếm ăn bị gặp nạn.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Chỉ đọc hai câu lục bát thôi ta có thể hình dung đuọc cảnh cụ thể,. sinh động mà nhân vật trọng tâm lại là "con cò".

Thường thì cò đi kiếm ăn vào ban ngày, ở đây tại sao cò phải đi ăn đêm? Người đọc có thể tự trả lời bỏi vi cò nghèo, gia đình cò không đủ thức ăn để sinh sống. Mở đầu, bài ca dao đã gợi được sự thông cảm, cuốn hút. Với từ "mà" ta nghe như nửa thương xót, nửa như trách móc đồng thời cũng muốn giới thiệu trước điều bất thường sẽ xẩy ra: Đậu phải cành mềm lộn có xuống ao.
Chi tiết "lộn cổ xuống ao" đã đưa chúng ta đến giai đoạn chính căng thẳng nhất. Những từ ngữ "đậu phải", "lộn cổ" nghe thật xót xa, đau lòng. Có lẽ cò không chỉ buồn vì cái chết đang kế bên mà còn buồn vì tất cả như quay lưng đi, như trách móc cò. Nhờ nghệ thuật dùng từ độc đáo tác giả đã giúp chúng ta cảm thông với tâm sự của cò.

“Ông ơi ! Ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

đừng xáo nước đục đau lòng, cò con.

Từ "ông" mà con cò gọi ta có thể hiểu như đó là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương đó. Nếu ta cho "con cò" là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ, bị bóc lột nặng nề. Phải đi kiếm ăn vào ban đêm thì "ông" cũng có nghĩa là nhân dân, là người dân chứng kiến một người khác gặp nạn và nghe được lời khan khoản.

"Ông ơi ! Ông vớt tôi nao"

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà muốn giãi bày tâm lòng trong sạch của mình:

"Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng"

Rõ ràng là cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt, ước muốn sau cùng của cò là:

Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục dau long cò con.

Cò muốn chết trong "nước trong". Nếu phải chọn một trong hai cái chết, cò vẫn xin đứng để cho cò chết trong "nước đục". Đó là điều đau đón, tủi lòng. Chi tiết "cỏ con" khiến ta có suy nghĩ. Có thể đây là một con cò còn bé chưa đủ lông cánh vừa mới lớn lên, tập tênh đi kiếm ăn để sống, chưa hiểu biết gi nhiều nên lầm lỡ "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Hoặc "cò con" lá thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn cho thế hệ mai sau phải "đau lòng".

Phân tích bài thơ: Con cò mà đi ăn đêm

Phân tích bài thơ: Con cò mà đi ăn đêm

Dù gì đi nữa thì lời van xin của cò con cũng mang nhiều trắc ẩn khiến ta liên tưởng đến hình ảnh những người nông dân, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn, lam lũ, đôi khi họ trở thành những "con cò đi ăn đêm". Với tính tình đôn hậu, tấm lòng trong sáng khi bị sa vào cạm bẫy, vào bún nho họ vẫn tha thiết với cuộc sông trong sạch, thanh cao nên họ cố giãi bày lòng mình:

"Đừng xáo nước đục đau lòng cò con".

Tấm lòng cò, cò đã giãi bày nhưng "xáo trong" hay "xáo đục" vẫn là do "ông" quyết định. Ta chợt hiểu rằng: Không ít những con cò những con cò phải bị chết trong nựớc đục, đau lòng vì xã hội vô tình hay cố tình không hiểu, không thấy được điều đó. Từ bài ca dao giúp ta nhận rõ ra nỗi khổ của con người. Nó thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, để thông cảm trước những nỗi đau của người khác. Đồng thời ta cũng nhận ra một điều: Người Việt Nam ta đòi hỏi tinh thần mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm không vẫn đục. Thật là cao cả và đẹp võ cùng ở hai câu cuối cùng.

“Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"...

Lời dặn dò nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan mà thiêng liêng biết đường nào khi nghe nhắc đến từ "cò con"... Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới, mà rộng cửa đón nhận nền văn minh thời đại của nhiều nước trên thế giới. Điều này là tất yếu để tiến bộ, nhất là về mặt khoa học kĩ thuật và đồng thời về mặt văn hóa, sự thay đổi ắt sẽ tiếp nhận nhiều cái mới nhưng chúng ta hãy giữ lấy cái đẹp, cái cao thượng ánh lên từ bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" đã nêu trên. Đó chính là những nét đẹp cổ truyền thêm vào bản sắc mới của phong cách dân tộc ta hiện nay.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 10 2016 lúc 21:33

 Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.


 

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 7:45

"Con cò mà đi ăn đêm 

Thuở ấu thơ tôi vẫn thường nghe mẹ hát ru ầu ơ, trong lời ru thiết tha có cánh cò cánh vạc bay lả bay la. Đến bây giờ, đôi khi hình ảnh cánh cò vẫn hiện về trong giấc mơ của tôi như một nỗi ám ảnh, khi nhịp nhàng thong thả, lúc lại nhiều vất vả long đong. Tôi không nhớ hết tất cả những bài ca mẹ hát theo nhịp võng đong đưa,  nhưng với bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm " thì không quên một chữ.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ   xuống ao

Ông ơi ! Ông vớt tôi nao !

Tôi có lòng nào ông  hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Chớ xáo nước đục đau lòng cò con

 Con cò vốn là hình ảnh gần gũi, quen thuộc đối với người nông dân Việt Nam. người dân lao động vất vả một nắng hai sương, thì con cò để bảo tồn sự sống cũng phải lặn lội kiếm ăn. Trong những câu chuyện về cò và vạc thì hình ảnh con cò luôn để lại trong kí ức bạn đọc những ấn tượng tốt đẹp. phải chăng vì thế mà nó đã trở thành "hình ảnh ngụ ngôn "? Người nông dân muốn mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tâm sự, nói về cuộc sống của chính mình .

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộ cổ xuống ao

 Vô lí quá, làm gì có chuyện cò đi ăn đêm. Cò là loài vật đi kiếm ăn ban ngày kia mà. Thế nhưng ở đây lại có chuyện "Con cò mà đi ăn đêm" mới lạ . Hình như con cò này gặp phải hoàn cảnh éo le, trắc trở thì phải. Cuộc sống buộc nó phải phá vỡ quy luật, bay vào đêm tối kiếm ăn đêm. "Mà" là từ thường chỉ mối quan hệ trong cấu trúc câu, trong câu thơ này nó còn làm nổi bật hoàn cảnh bất thường của con cò  "đi ăn đêm". Cả câu thơ đọc lên chỉ thấy xuất hiện thanh bằng, nghe trầm trầm, có gì đó thật buồn tủi và tội nghiệp cho thân phận con cò. Tôi có cảm giác nó rất gần với số phận người nông dân chân lấm tay bùn . liệu bài ca dao này có ẩn ý gì không ? Nếu khẳng định ngay thì có lẽ quá xớm, hơi khiên cưỡng; còn phủ định thì cũng chưa chắc. bởi ca dao thường mang tâm sự, chứa đựng tình cảm của người lao động. Tạm ngác vấn đề đó lại để tìm hiểu hoàn cảnh của con cò. " Đi ăn đêm "đã là chuyện bất thường đối với loài cò, lại còn rủi ro bất ngờ ập đến : " Đậu phải cành mền lộn cổ xuống ao ". Thế là đã rõ cái nguyên nhân tại sao  cò lại  bị " lộn cổ xuống ao ". Nguyên nhân trực tiếp là "Đậu phải cành mềm ", còn nguyên nhân sâu xa là  bởi cò không quen đi kiếm ăn đêm. Số phận  của con cò nói như thành ngữ ta có câu " Chó cắn áo rách ", gặp hết rủi ro này đến rủi ro khác. Thật bất hạnh!

 

Hai câu thơ mở đầu cho một câu chuyện buồn thảm.

Đến bốn câu sau, với nghệ thuật nhân hoá, tiếng nói của cò nghe sao da diết xúc động. Đó là tiếng kêu cứu, van xin cất lên tự đáy lòng vì một khát vọng sống mãnh liệt, một đức hi sinh cao cả.

Ông ơi ! Ông vớt tôi nao !

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.

Đây  có thể là phần trọng tâm của bài ca dao, là một màn kịch thương tâm mà nhân vật  chính là cò, nhân vật phụ là  con người được cò gọi bằng " ông " rất trịnh trọng. Con người xuất hiện tuy chỉ là yếu tố phụ nhưng rất cần thiết, không thể thiếu, góp phần mở ra hướng phát triển của bài ca dao, diễn đạt điều mà tác giả dân gian muốn thể hiện. Không gian hiện lên là một góc ao nhỏ với màn đêm dày đặc bao phủ, ở đó chỉ có thân cò mắc nạn, và một con người kịp thời đi tới. Có một điểm chung giữa con cò và con người đều là những số kiếp phải đi đêm vì cuộc sống. Không hiểu sao trong tôi luôn muốn tin rằng người được gọi là " ông " kia chính là một người nông dân lương thiện. Thế là có tới hai số phận đáng thương.

Bình luận (0)
Hạo LÊ
Xem chi tiết
Lê Dung
28 tháng 9 2016 lúc 18:37
“Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do…”.
Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh. 

Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.

Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.

Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước. Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: . Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.
(Theo chân Bác) Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót… Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn… Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng. Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng: Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Theo chân Bác – Tố Hữu). Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng: Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu). Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu. Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu. 
Bình luận (0)
Tạ Kiều Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 9 2016 lúc 11:44

THAM KHẢO NHÉ BẠN

 Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

 

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

(Nguyễn Khuyến)

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.

Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

 

 

Bình luận (1)