Bánh chưng- bánh giầy

Phạm Huệ Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
3 tháng 9 2017 lúc 16:40

Bài làm 1:

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:

– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.

Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.

Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:

– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hăy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên Vương.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.

Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Bài làm 2:

Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng chàng rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ…

Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá… Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa tế lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì tốt quá.

Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gây đến nói:

– Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?

– Dạ, trời ạ!

– Thế cái gì gần gũi và quý nhất?

– Dạ, đất ạ!

– Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.

Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.

Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.

Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.

Lỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,…. Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.

Đến hai mâm bánh cùa Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên mội thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trốn đồng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…

Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:

– Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:

– Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!

Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:

– Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.

Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:

– Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.

Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:

– Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Nhà vua nói tiếp:

– Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy…

Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.

Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em – Bài làm 4

Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy. Nhưng các bạn có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ? Vì sao khi Tết đến mọi người lại làm hâi thứ bánh này. Tôi kể các bạn nghe nhé.

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con đèn bào:

– Tổ tiên ta từ khi dựng nước Văn Lang đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.

Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:

– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.

Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang đua nhau khoe sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Vua Hùng xem qua rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Thấy lạ, vua cho vời Lang Liêu lên hỏi. Lang Liêu kể hết mọi chuyện cho vua cha nghe. Ngẫm nghĩ một lát, vua lấy bánh của Lang Liêu đem lễ Tiên Vương.

Lễ xong, vua cho mọi người thụ lộc, ai cũng khen ngon. Nhà vua nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta gọi là bành giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong ngụ ý đùm bọc yêu thương nhau. Lang Liêu đã làm đúng ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu. Xin Tiên Vương chứng giám.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy là thế đấy các bạn ạ. Câu chuyện tôi kể không chỉ nói về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy mà còn đề cao nghề nông và sự tôn kính đối với tổ tiên của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.

Ai thấy hay thì tick nha!!!

Bình luận (0)
Phạm Trang
Xem chi tiết
Ánh Right
3 tháng 9 2017 lúc 6:54

Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy. Nhưng các bạn có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ? Vì sao khi Tết đến mọi người lại làm hâi thứ bánh này. Tôi kể các bạn nghe nhé.

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con đèn bào:

– Tổ tiên ta từ khi dựng nước Văn Lang đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.

Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:

– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.

Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang đua nhau khoe sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Vua Hùng xem qua rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Thấy lạ, vua cho vời Lang Liêu lên hỏi. Lang Liêu kể hết mọi chuyện cho vua cha nghe. Ngẫm nghĩ một lát, vua lấy bánh của Lang Liêu đem lễ Tiên Vương.

Lễ xong, vua cho mọi người thụ lộc, ai cũng khen ngon. Nhà vua nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta gọi là bành giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong ngụ ý đùm bọc yêu thương nhau. Lang Liêu đã làm đúng ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu. Xin Tiên Vương chứng giám.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy là thế đấy các bạn ạ. Câu chuyện tôi kể không chỉ nói về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy mà còn đề cao nghề nông và sự tôn kính đối với tổ tiên của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.

Bình luận (0)
Tiểu Thư họ Nguyễn
3 tháng 9 2017 lúc 6:58

Trong chương trình Ngữ vãn lớp 6, em đã được học năm truyền thuyết. Mỗi truyền thuyết đều để lại cho em một ý nghĩa sâu sắc. Nhưng em thích nhất là truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy". Câu chuyện xảy ra như sau:

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:

– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.

Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.

Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:

– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hăy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.

Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.



Bình luận (0)
Hoàng Vy
3 tháng 9 2017 lúc 20:56

Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy. Nhưng các bạn có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ? Vì sao khi Tết đến mọi người lại làm hai thứ bánh này ? Sau đây tôi xin kể lại câu chuyện này cho mọi người cũng nghe :

Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con bảo :

- Tổ tiên ta từ khi dựng nước Văn Lang đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.

Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:

- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.

Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang đua nhau khoe sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Vua Hùng xem qua rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Thấy lạ, vua cho vời Lang Liêu lên hỏi. Lang Liêu kể hết mọi chuyện cho vua cha nghe. Ngẫm nghĩ một lát, vua lấy bánh của Lang Liêu đem lễ Tiên Vương.

Lễ xong, vua cho mọi người thụ lộc, ai cũng khen ngon. Nhà vua nói:

- Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta gọi là bành giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong ngụ ý đùm bọc yêu thương nhau. Lang Liêu đã làm đúng ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu. Xin Tiên Vương chứng giám.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy là thế đấy các bạn à. Câu chuyện mình kể không chỉ nói về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy mà còn đề cao nghề nông và sự tôn kính đối với tổ tiên của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Ngân
Xem chi tiết
Hoàng Vy
3 tháng 9 2017 lúc 20:53

Bánh chưng gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt. Cùng với sự phát triển của xã hội, hình ảnh nồi bánh chưng sôi sùng sục suốt đêm và những ánh lửa bập bùng trong đôi mắt người trông bánh nay đã thưa dần và gần như đã không còn thấy ở thành phố nữa. Mỗi năm Tết đến, nhớ về những cái Tết thời thơ bé với nồi bánh chưng ấm cúng mà đến khi trưởng thành người ta mới nhận ra nó ấm áp nghĩa tình biết bao.

Bình luận (0)
Dương Kim Phương Anh
Xem chi tiết
黎高梅英
31 tháng 8 2017 lúc 20:58

Câu 1.

- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh:

+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí vua.

+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.

- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.

- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.

Câu 2.

Trong 20 hoàng tử, chỉ có Lang Liêu là được thần giúp đỡ bởi:

- Chàng là người thiệt thòi nhất:

+ Sớm mồ côi mẹ.

+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.

Câu 3.

Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên vương vì:

+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”.

+ Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

- Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:

+ Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.

+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

Câu 4.

Xem phần ghi nhớ SGK trang 12.

( + là ý nhỏ của - )

~ Chúc bạn học giỏi ! ~

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
31 tháng 8 2017 lúc 21:06

1. “Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời” – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).

2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai” – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói “các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài” và “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long – Âu Cơ.

Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.

4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.


Bình luận (0)
Lê Phương Thanh
31 tháng 8 2017 lúc 21:10
1. Tóm tắt nội dung bài học a. Nội dung Nhằm giải thích nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Giầy. Đề cao lao động, đề cao nghề nông, đề cao lòng hiếu thảo. b. Nghệ thuật Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo. Lối kể chuyện dân gian: Theo trình tự thời gian. 2. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1:

Hoàn cảnh để vua Hùng chọn người nối ngôi Giặc ngoại xâm đã bị đánh dẹp, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Vua Hùng tuổi đã cao không thể tiếp tục trị vì. Nhưng nhà vua lại có tới hai mươi người con trai, phân vân không biết chọn ai vào ngai vàng cho xứng đáng. Ý định của nhà vua Nhà vua muốn chọn cho được người có thể nối được chí hướng của mình. Cụ thể được biểu hiện qua câu: “… người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. Qua câu nói của nhà vua, chứng minh một sự đúng đắn trong cách nhìn nhận người đứng đầu đất nước. Người đứng đầu theo nhà vua phải là người tài giỏi, phải thể hiện được cái chí.

→ Đây là một tư tưởng tiến bộ khi nó không chịu sự ràng buộc bởi các luật lệ triều đình là truyền ngôi cho con trưởng.

Hình thức chọn tuyển Thông qua việc làm cỗ để cúng Tiên vương. Nhưng cái chính ở đây là qua việc làm cỗ, các con của nhà vua phải thể hiện được cái chí chứ không phải là cái tài làm ra các mâm cỗ.

Câu 2. Trong 20 hoàng tử, chỉ có Lang Liêu là được Thần giúp đỡ bởi:

­ Chàng là người thiệt thòi nhất. Sớm mồ côi mẹ. Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai. ­ Thần thực ra chính là trí tuệ, ý nguyện của nhân dân lao động. Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.

Câu 3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên Vương vì:

Bánh Giầy là tượng trời; bánh Chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình.

→ Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

­ Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm no, thái bình cho dân.

Câu 4. Truyền thuyết “Bánh Chưng, bánh Giầy” có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất

Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật ﴾bánh Chưng, bánh Giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam﴿, truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam 3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Đây là một phong tục có ý nghĩa ­ Đề cao lao động. ­Sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta. ­Người Việt Nam dù theo bất cứ tôn giáo gì (Phật, Thiên Chúa, Cao Đài…) thì việc thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa tâm linh rất đáng trân trọng. Con cháu luôn nhớ ơn những tiền nhân đi trước, nguyện làm tốt hơn những điều mà cha ông đã làm hoặc chưa có điều kiện để thực hiện.

Câu 2. Đọc truyện “Bánh Chưng, bánh Giầy‘, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

­Có thể chọn chi tiết “thi tài”, Lang Liêu được thần giúp đỡ. ­ Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian (Sơn Tinh, Thủy Tinh biểu diễn phép thuật; Tấm và Cám thi bắt nhiều cá, tép để giành Yếm thắm…). ­ Chi tiết này tạo tình huống cho truyện phát triển gây hấp dẫn bất ngờ; nó phân ra được hai phe, qua đó mà làm nổi bật được tính cách của Lang Liêu (chủ yếu qua suy nghĩ và hành động).

Hoặc chi tiết

Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: “Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo…“. Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sông bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính Thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

Bình luận (0)
Vẫn Thế Thôi
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
30 tháng 8 2017 lúc 20:26

1.

Hoàn cảnh: Vua Hùng đã già mà không biết trường ngôi cho ai để cai quản đất nước.
Ý định của ngài là nhân dân ta ấm no, ngai vàng luôn vững của tổ tiên đã truyền lại sáu đời.
Bằng hình thức là Lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền không nhất thiết phải là con trưởng.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
30 tháng 8 2017 lúc 20:29

2.

Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng, sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

Bình luận (0)
Vẫn Thế Thôi
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
30 tháng 8 2017 lúc 19:13

bài mấy bạn

Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
30 tháng 8 2017 lúc 19:14

mình nhầm sorry nha

tập 1 hay tập 2

Bình luận (0)
Vương Thị Ngọc Linh
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
28 tháng 8 2017 lúc 6:10

+ Đối với nghề nông,đối với lao động:.....Ca ngợi thành quả lao động từ đôi bàn tay của những người nông dân ,đó là tinh thần yêu lao động ................

+ Đối với Trời, Đất và tổ tiên:.......Những thứ tự làm được từ sức mình , lại mang ngũ ý sâu sắc như vậy chính là cái đẹp nhất , tốt nhất mà không có gì sánh nổi.........

+ Đối với truyền thống văn hóa dân tộc:........Sự ra đời của bánh chưng ,bánh giầy và hằng năm làm bánh vào các dịp lễ Tết đã trở thành một truyền thống đẹp của nd ta .......

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 tháng 8 2017 lúc 5:54

+ Đối với nghề nông,đối với lao động:đề cao nghề nông và ca ngợi tình yêu lao động của con người

+ Đối với Trời, Đất và tổ tiên:cái đơn giản là cái đẹp nhất

+ Đối với truyền thống văn hóa dân tộc:Nói về sự ra đời của bánh chưng và bánh giày

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Quang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
21 tháng 8 2017 lúc 20:00

-) Hai loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động
-) Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu

Bình luận (0)
Vương Thị Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 21:05

+ Truyện chia làm 3 phần :

Đoạn 1 : từ đầu ……….. chứng giám:Hoàn cảnh và nguyên nhân Ông bụt giúp đỡ Lang Liêu

Đoạn 2 : Tiếp dó …………..hình tròn:Cách thức và nguyên liệu làm bánh

Đoạn 3 : còn lại:Ý nghĩa câu chuyện

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
28 tháng 8 2017 lúc 15:00

- Phần 1: từ đầu đến chứng gián: ý định truyền ngôi của vua

- Phần 2: tiếp theo đến hình tròn: Lang Liêu và các hoàng tử làm lễ vật

- Phần 3: phần còn lại: giải thích tục lệ làm bánh chưng bánh giầy

Bình luận (0)
Đặng Nhân Racingboy
30 tháng 8 2017 lúc 5:27

bài bánh trưng bánh giầy có câu hỏi ?vua hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh hình thức nào,với ý định ra sau và hình thức gì

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
25 tháng 8 2017 lúc 20:06

Theo quan niệm xưa, những người nghèo khó, gặp bất hạnh song hiền lành, chịu thương chịu khó cần được đền bù một cách xứng đáng. Trong trường hợp này, Lang Liêu là người bất hạnh (mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm mà chết). Chính vì lẽ đó, vị thần ờ câu truyện là hiện thân cho ước muốn của dân gian về sự công bằng đó. Thần đã chỉ đường cho Lang Liêu đem những gì mình có mà dâng hiến và thể hiện ý chí của mình. Ý của thần cũng là ý của nhân dân. Đó là ý chí trọng nghề nông với việc làm ra hạt thóc nuôi sống con người.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Đạt Trần
25 tháng 8 2017 lúc 20:42

vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai” – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

Bình luận (0)
Lưu Phương Ly
6 tháng 9 2017 lúc 20:31

lang liêu đc thần giúp đỡ vì:chàng mô côi mẹ tư nhỏ.

là con vua nhưng ko đc hương chut ưu ái j

khi lớn lên chàng chỉ chăm lo làm việc đông áng va sông như dân thương

ko co ng hâu hạ như các anh trai cua mik

và lang liêu cũng hiêu ý cua thân mách bảo:trong trời đát ko j quý = gạo nên đã làm ra thứ bánh ý nghĩa và sâu sắc.

Bình luận (0)