Bài viết số 5 - Văn lớp 7

Đào Thanh Huyền
Xem chi tiết
riêu tiền tiến
Xem chi tiết
Trần Thị Hà My
25 tháng 1 2017 lúc 15:56

????????

Bình luận (1)
Phương Trâm
25 tháng 1 2017 lúc 20:01

Hiện nay ngành giáo dục nước ta đã được hoàn thiện và nâng cao hơn. Song, vẫn còn những vấn đề hết sức nan giải cần được giải quyết. Có thể nói, để thỏa lòng học sinh, một giáo viên giỏi là như thế nào? Với cương vị một học sinh, em mong muốn ý kiến của mình dưới đây sẽ góp phần vào ngành giáo dục nước ta ngày càng phát triển hơn.

Đối với em, điều tất yếu của một giáo viên giỏi là cần phải có đủ kiến thức, đủ hiểu biết không chỉ riêng về chuyên môn của mình mà còn ở các lĩnh vực khác. Muốn có được sự hiểu biết ấy, mỗi giáo viên cần phải có bằng cấp, trình độ tiêu chuẩn.

Như em vẫn biết, nhiều giáo viên dạy Văn mà vẫn còn viết sai chính tả, nhiều thầy cô dạy Toán vẫn làm sai một bài toán đơn giản. Nhầm lẫn có thể chấp nhận, nhưng cái sai nối tiếp cái sai sẽ khiến cho học sinh dẫn đến sai kiến thức, hay hoang mang về con đường học vấn của bản thân.

Kiến thức đủ, trình độ cao, nhưng cái tâm không có thì giáo viên ấy cũng không được nể trọng. Với em, cái tâm của thầy cô giáo vẫn là điều tiên quyết khiến cho học sinh kính phục và yêu mến.

Có nhiều giáo viên chỉ vì dạy giỏi hay dạy các môn chính mà lấy tiền học thêm của học sinh quá đắt. Hay nhiều thầy cô chỉ vì em này giỏi, nhà giàu, bố mẹ làm chức cao mà nâng điểm, thiên vị.

Thầy cô không chỉ dạy học sinh mặt chữ con số, mà còn dạy cả về đạo đức làm người. Nhưng ngay cả thầy cô còn không có tâm thì cái tâm của học sinh làm sao trong sáng và thanh khiết được?

Giáo viên giỏi là giáo viên cần phải có vốn sống nhiều, cư xử chuẩn mực đạo đức, lối sống và suy nghĩ không lấy lợi bản thân mà không nghĩ đến người khác. Từ đó, học sinh mới thành nhân, trở thành người có ích cho xã hội.

Với mong muốn của em, giáo viên giỏi còn phải yêu quý học sinh của mình, thân thiện, cởi mở, biết lắng nghe và cảm thông. Vì nhiều thầy cô vẫn còn nghiêm khắc, khó gần mà học sinh cũng đâm ra chán học, mệt mỏi và áp lực. Học kết hợp với chơi, hay sự thoải mái từ thầy cô sẽ khiến học sinh thích thú và ham học hơn.

Không những thế, theo em biết, nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn hay những vấn đề về tâm sinh lý mà không được giúp đỡ, động viên, chia sẻ của thầy cô, dẫn đến bỏ học, lang thang ngoài đời.

Thầy cô là những người bố người mẹ thứ hai của học sinh chúng em, để chúng em học được những bài học quý giá và bổ ích về văn hóa lẫn đạo đức. Quả đó là sự kính phục, nể trọng và yêu quý của chúng em dành cho thầy cô.

Cũng như lời bác Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý của chủ nghĩa xã hội”, em mong nước Việt Nam ta sẽ có thêm nhiều giáo viên giỏi, cũng như của ngành giáo dục nước ta. Để lớp trẻ đi sau chúng em trở thành những con người có ích, làm rạng danh dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 1 2017 lúc 5:10

Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11, vào hồi 7h 30 phút, ngày 19 tháng 11 năm 2011, tại trường trung học phổ thông Nga Sơn, thầy và trò nhà trường đã tiến hành buổi lễ kỉ niệm mang tên “Mong ước gửi thầy cô”.

Tới dự buổi lễ trang trọng và nhiều ý nghĩa này, có sự tham dự của Ban giám hiệu trường THPT Nga Sơn, đại diện của huyện ủy Nga Sơn, hội cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.

Mở đầu buổi lễ, các em học sinh đã dành tặng thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm như một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tiếp theo, đại diện hội cha mẹ học sinh đã lên chúc mừng các thầy cô với lời phát biểu khá bao quát và ấn tượng: “Nếu con cái là hy vọng của cha mẹ thì thầy cô chính là niềm tin của phụ huynh” .

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, trước đó thầy và trò trường THPT Nga Sơn đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như: thi đua dạy tốt học tốt và đặc biệt là hưởng ứng cuộc thi sáng tác văn học mang đậm giá trị nhân văn tiến bộ, gợi nhiều suy nghĩ qua “mong ước gửi thầy cô” của các em học sinh. Trong buổi lễ, thầy và trò không chỉ ôn lại lịch sử của ngày hiến chương nhà giáo mà nhiều thành tích học tập cũng như kết quả cuộc thi sáng tác văn học cũng được khẳng định, đánh giá cao. Đây được coi như những món quà vô giá, là lời tri ân sâu sắc học sinh gửi tặng thầy cô giáo của mình. Tuy bài thơ, câu văn của các em đôi chỗ còn những vụng về, sai sót nhưng vượt lên tất cả những hạn chế ấy là tình cảm, mong ước rất chân thành, trong sáng, đáng quí của các em. Đúng như một học sinh đã chia sẻ: “ Thầy cô không chỉ mang lại kiến thức, sự hiểu biết, mà quan trọng hơn thầy cô đã dạy chúng em cách làm người”. Bởi vậy các em cũng rất mong khi chấm bài “thầy cô không chỉ chấm điểm về kiến thức mà xin thầy cô hãy chấm điểm cho ý chí, cho cố gắng, cho sự tiến bộ dù rất nhỏ của chúng em”. Kết quả cuộc thi được thể hiện qua con số các giải thưởng: ba giải khuyến khích, hai giải ba, một giải nhì và một giải nhất.

Xen kẽ trong chương trình kỉ niệm là những tiết mục văn nghệ mang lời ca tiếng hát, điệu múa, mang tấm lòng của biết bao thế hệ học trò dâng tặng cho thầy cô kính yêu như: Những điều thầy chưa kể, Thứ ba học trò, Em chọn lối này, Tri ân người thầy… Không những thế, hội cha mẹ học sinh cũng dành một tiết mục hát múa đặc sắc, góp phần làm cho không khí buổi lễ thêm tưng bừng, mang màu sắc riêng của trường THPT Nga Sơn, mặt khác còn cho thấy sự quan tâm đúng mức của các bậc cha mẹ đối với con em mình.

Thay mặt huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn, đồng chí đại biểu đại diện cũng dành tặng thầy cô lẵng hoa chúc mừng và gửi gắm niềm tin lớn đối với thầy và trò nhà trường, hi vọng nhà trường sẽ có những bước phát triển mới vững mạnh hơn.

Cuối cùng, cô giáo Nguyễn Thị Mai, phó hiệu trưởng nhà trường- một người có rất nhiều ý tưởng độc đáo, mới mẻ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh đã khẳng định quyết tâm của những người cùng chung trên một chuyến đò: thầy cô sẽ đưa học trò qua sông, cập bến an toàn bằng ngọn lửa yêu nghề, yêu người, bằng tâm huyết, ý thức tự học, tự nghiên cứu, bằng niềm tin, khát vọng để cho những cánh chim sẽ bay cao, bay xa, bay ra biển lớn của tri thức, của tình yêu con người. Buổi lễ kết thúc trong dư âm của niềm vui, trong tình nghĩa của thầy trò, trong hương sắc của những bông hoa đất trời và những bông hoa điểm mười…

Bình luận (0)
Anh
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
18 tháng 1 2017 lúc 21:18

Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó là “kho báu văn học dân gian: Tục ngữ”, giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội...Và nội dung rất nhiều câu tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao động sản xuất

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, có hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến vì vậy ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ thể, cá biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng. Đặc biệt là ở những câu tục ngữ nói về quan niệm, lối sống và đạo đức của nhân dân: "Môi hở răng lạnh", "Chó cắn áo rách", "Đục nước béo cò", "Năng nhặt chặt bị"... Hình ảnh trong tục ngữ là những hình ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều màu, nhiều vẻ được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động: "Đũa mốc chòi mâm son", "Khố son bòn khố nâu"... hầu hết các câu tục ngữ đều có vần, nhiều nhất là vần lưng nên nhịp điệu nhanh, mạnh, vững chắc : "Được làm vua, thua làm giặc", "Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu", "Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm", "Gái một con trông mòn con mắt"... còn những câu không vần thường giữ được tính chất nhịp nhàng theo cách cấu tạo cân đối của các vế: "Già néo đứt dây", "Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Cũng có những câu không vần, không đối nhưng vẫn giầu chất nhạc, chất hàm súc của thơ: "Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết", "Nằm trong chăn mới biết chăn có rận", "Dao sắc không gọt được chuôi"...Phần lớn các câu tục ngữ có hình thức ngắn, là những câu rút gọn: “Tre già măng mọc”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy có hình thức ngăn gọn, nhưng mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. Nghệ thuật tục ngữ biểu hiện đầy đủ lối suy nghĩ dân gian của dân tộc về giới tự nhiên và đời sống xã hội đồng thời cũng biểu hiện cách nói của dân tộc ta qua nhiều thế hệ, trong tiến trình lịch sử lâu dài. Tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống, tục ngữ của người Việt thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao động sản xuất. Đã từ lâu thiên nhiên là đối tượng không thể tách rời với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người. Việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với từng sự thay đổi của thiên nhiên. Vì vậy, việc khám phá và tìm hiểu một cách cụ thể, chính xác tự nhiên để từ đó con người có những cách ứng xử, biến đổi và cải tạo thiên nhiên nhằm phát triển cuộc sống của mình ở mức cao hơn. Người Việt từ đó có thể cùng

chung sống với thiên nhiên mà không hề bị lệ thuộc vào nó, thông qua những công việc hàng ngày con người đã quan sát, đúc kết cho mình và những thế hệ đời sau những kinh nghiệm và bài học vô cùng quý báu để con người có thể ứng dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống của mình ở từng thời kỳ và thời điểm khác nhau. Thời tiết luôn là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi. Nếu không nắm bắt được những quy luật của thời tiết thì dù người lao động có bỏ ra công sức bao nhiêu cũng không thể thu về lợi ích cho mình. Và vì thế, từ buổi bình minh của loài người, người Việt đã đúc kết ra những kinh nghiệm dự báo thời tiết cho mình dựa trên những yếu tố như chiêm nghiệm bằng thời gian, những triệu chứng báo trước của thiên nhiên, qua việc quan sát động thực vật để từ đó ứng dụng và ứng phó với tự thay đổi của thiên nhiên để canh tác nông nghiệp, phát triển sản xuất.
Mưa nắng là chuyện của trời, là hiện tượng thiên nhiên. Lên rừng, xuống biển, cày cấy, gặt hái,… phải chủ động, phải dự đoán, dự báo được thời tiết. “Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”. Chỉ có tám chữ, với cách nói vần vè mà nêu lên một kinh nghiệm quý báu. Về mùa hè, nhìn lên bầu trời đêm, thấy sao chi chít lấp lánh sáng. Trời có trong, đêm có thanh mới có hiện tượng “nhiều sao”, ta có thể biết
ngày mai, ngày kia sẽ nắng. Nếu trái lại, không có sao, “vắng sao”, chỉ lưa thưa sao thì có thể ngày mai, ngày kia sẽ mưa. Đó là kinh nghiêm nhìn sao mùa hè mà đoán mưa, nắng. Còn về mùa đông, thì trái lại, ngược lại: “Nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”. Mây, ráng, cây cỏ, chim muông, con người… đều có mối “liên hệ” tự nhiên với hiện tượng mưa nắng: “Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”, “Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa”, “Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”. Có lúc nhân dân ta lại nhìn chim để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ: “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”. Chim thì bay, cá thì nhảy. Cũng có lúc chim tắm, quy tắm, sáo tắm. Chim xòe cánh ra, chúc đầu xuống nước, cánh vỗ làm nước bắn tung tóe lên, lấy mỏ rỉa lông, rỉa cánh. “Ráo” nghĩa là khô ráo, nắng ráo. Hẽ nhìn thấy : quạ tắm thì biết là trời còn nắng dài ngày; và nhìn thấy sáo tắm biết được trời mưa. Đó là kinh nghiêm của bà con ờ vùng trung du và đồng bằng. Ở miền Duyên hải, ngư dân lại có nhiều kinh nghiệm khác về thời tiết. Ra khơi đánh cá cần có biển lặng, sóng êm, may mắn gặp luồng cá. Chuẩn bị thuyền lưới, thức ăn nước uống, đi khơi đi lộng, ngư dân phải quan sát mây gió, sắc trời. Câu tục ngữ: “Thâm đông, hồng tây, dựng may,Ai ơi đợi đến ba ngày hãỵ đi”một kinh nghiệm quý báu của bà con đánh cá. Nhìn về phía đông, thấy mây, hay sắc trời đen lại, thâm đi; nhìn về phía tây có ráng đỏ, sắc trời hồng lên, đồng thời gió may thoảng lên, nổi lên, dựng lên là trời sắp có bão, không thể ra khơi được. Phải “đợi đến ba ngày” rồi mới được ra khơi, mới “hãy đi”. Có thế mới an toàn. Con chuồn chuồn là “cái máy” dự báo thời tiết linh nghiệm. Tháng 7 ở miền Bắc nước ta mưa bão, lũ lụt nhiều. Nhìn thấy chuồn chuồn bay cao hay thấp, bay ít hay nhiều đều có thể cảm nhận được thời tiết. Những ngày tháng bảy âm lịch, gió heo may nổi lên, chuồn chuồn động tổ bay ra nhiều, bay rối rít loạn xạ cả lên, vậy là dự báo trời sắp có bão. Con chuồn chuồn bé nhỏ là bạn thân thiết cùa nhà nông. Chuồn chuồn mách bảo để lo việc đồng áng: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” hoặc: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao, Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”




Bình luận (0)
Việt Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Chí Trung
15 tháng 1 2017 lúc 19:15

Câu trên là câu ca dao về đất Tiên Lãng

Bình luận (3)
Cà Tím nhỏ
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 12 2016 lúc 18:25

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Bài văn mẫu 2: Kể về việc tốt em đã làm
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Bình luận (2)
nguyen thuy an
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
Thạch Bùi Việt Hà
4 tháng 12 2016 lúc 21:03

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi.Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.


Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Bình luận (0)
Thạch Bùi Việt Hà
4 tháng 12 2016 lúc 21:07

Một đoạn của bạn đây!

Cánh đồng quê em rộng mênh mông..Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua , cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.
Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. .Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

  
Bình luận (0)
Nguyễn Mai Phương
4 tháng 12 2016 lúc 22:21

Lũy tre dày bao bọc quanh làng. Ra khỏi làng là những đầm sen. Mùa này sen đang lụi nên trông đầm rộng hẳn ra. Kế đó là những ruộng lúa. Từng thửa ruộng to nhỏ khác nhau, mảnh hình chữ nhật mảnh hình thnag… Lúa đang thì con gái đã cao quá bờ nen nhìn xa chỉ thấy một màu xanh mơn mởn liền lạt chạy tít tắp. Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc rét căm căm, trờ mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang quẻ và chỉ se se lạnh. Nắng vàng trải nhẹ. Gió đùa vui cùng cây lúa. Đó đây những cây bóng mát cao lớn điểm xuyết trên thảm lúa menh mông Ở một vài thửa ruộng, lác đác đã có mấy người làm cỏ, be bờ. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
Thạch Bùi Việt Hà
4 tháng 12 2016 lúc 20:28

Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi.
Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau từng tấc một…
Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi… Người lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao và những cánh diều – “ Bay đi, diều ơi, bay đi…!”

Bình luận (1)
Thạch Bùi Việt Hà
4 tháng 12 2016 lúc 20:22
“…Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm mùa nước bên sông…”
Bạn sẽ cảm thấy gì khi nghe bài hát này lúc khuya vắng hay lúc lòng mình đang ngổn ngang cảm xúc? Tôi không thể diễn tả được cái cảm giác đó, chỉ biết nó làm cho Tôi cảm thấy nhớ nhà da diết, hoặc muốn làm một cái gì đó vĩ đại hoặc cũng chẳng muốn làm gì cả. Và lúc đó Tôi chỉ biết lang thang trên các con ngõ nhỏ gần nhà trọ để nhìn sâu thẳm vào trời đêm!
Cuộc sống bon chen chốn Đô thành khiến con người ta cứ phải gồng mình nên để gánh chịu những áp lực của đời sống vật chất và tinh thần, sự ngột ngạt của không khí, sự chật chội sinh hoạt hàng ngày. Và nhiều nhiều những thứ khác nữa khiến cho con người ta thật khó tìm được những phút giây thảnh thơi. Những lúc đó Tôi thường nghĩ về Quê hương, về những năm tháng đã đi qua.
Những tháng ngay còn đi học thường rất hay về thăm quê. Nhưng khi đi làm thì việc về quê cứ ít dần đi theo năm tháng bởi nhiều lý do khác nhau. Và cũng vì thế mà những ngày được về quê thật đáng quý biết bao. Một bầu trời thanh bình và dịu mát , không khí thật trong lành và tình người cũng thật ấm áp…Tôi muốn được tận hưởng cái thời gian ấy thật nhiều, thật nhiều, những con đường đầy cỏ dại, những lùm cây xanh và cả con sông nhỏ dẫu không còn thơ mộng như ngày nào. Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn tạo cho chúng ta những cảm giác tuyệt vời hơn khi phải sống ơ những nơi mà “Mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu”
Tuổi thơ đi qua thật nhanh, giờ đây chỉ còn là kỷ niêm, và nó đang bị mờ nhạt dần bởi cuộc sống đời thường. Cuộc sống hiện tại là sự chen lấn và xô đẩy đến khắc nghiệt và Tôi không thể thoát nổi khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Những kỷ niệm đó dần qua đi để nhường chỗ cho những nếp nhăn của sự nhọc nhằn đang dần được hình thành. Nghe thì thật xót xa, nhưng các bạn và Tôi vẫn đang chấp nhận nó đó thôi, chấp nhận nó như một quy luật của tạo hoá.
Nhìn các thế hệ đàn em đang ngày càng khôn lớn, rồi nó sẽ như chúng ta, hoặc hơn chúng ta (?!) Nhưng thật khó tìm lại hình ảnh của chúng ta qua đó, bởi cuộc sống bây giờ của chúng đã khác xa chúng ta rồi. Đó cũng là niềm vui khi càng ngày cuộc sống càng được nâng cao, nhưng cũng không khỏi chạnh lòng khi thấy mình đang mất dần đi những kỷ niệm đáng yêu đó. Còn đâu những trò chơi khăng, đánh đáo, hay là những trò nghịch đất nặn lên những đồ vật ngây thơ theo đúng suy nghĩ trẻ thơ… giờ đây là những đồ chơi điện tử, games, và cả những truyện tranh đầy hình ảnh bạo lực
Cuộc sống là như vậy, Các bạn và Tôi sẽ sống như thế nào đây nếu chỉ ngồi đó mà suy nghĩ và hoài niệm. Đó chỉ là những phút giây khiến ta mềm lòng mà thôi.
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Rồi đây công việc lại tiếp diễn theo những quy luật của nó và cả những chu kỳ riêng của mỗi người. Ngày lại qua ngày…  
Bình luận (2)
Thạch Bùi Việt Hà
4 tháng 12 2016 lúc 20:29

Đó, đúng chuẩn một đoạn nha Nguyễn Thị Hiền Lương !

Bình luận (2)
Phạm Thị Trâm Anh
Xem chi tiết
Trần Trà Giang
4 tháng 11 2016 lúc 21:16

tui nà ~~

Bình luận (0)
Dương Lê Bích Huyền
12 tháng 1 2017 lúc 19:47

tui nè nhưng máy tui ko gửi được nếu đc pạn gửi tin cho mk trước hen!

Bình luận (0)
Hoàng Anh Thư
Xem chi tiết
Lê Dung
29 tháng 10 2016 lúc 17:18

mở bài:

Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11-1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã… Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN. Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.

Bình luận (2)
Phạm Thị Trâm Anh
29 tháng 10 2016 lúc 17:57

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Bình luận (2)
Thạch Bùi Việt Hà
29 tháng 10 2016 lúc 20:17

Từ khi sinh ra đến lúc lớn lên em đã nhận được tình cảm thiêng liêng, rất vô giá của ba, của me. Ba mẹ là người sinh ra và nuôi em lớn khôn. Em tưởng cuộc đời này chỉ có tình yêu thương của bố mẹ thôi. Nhưng từ khi lớn lên cắp sách tời trường, em đã nhận ra bên cạnh bố mẹ còn có những thầy cô giáo hết lòng, hết sức yêu thương, giúp đỡ và dạy bảo em nên người.

Bình luận (5)