Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
Nhã Yến
5 tháng 3 2018 lúc 22:31

* Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền trung :

undefined

Bình luận (0)
Vũ Quỳnh Trang
25 tháng 2 2019 lúc 20:23

– Diện tích nhỏ, hẹp.

– Ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, có các đầm phá.

– Đất kém màu mỡ hơn đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ.



Bình luận (1)
halinhvy
5 tháng 3 2019 lúc 17:39

Đồng bằng nhỏ hẹp, bị cắt xẻ thành nhiều ô nhỏ do các khối núi lan ra sát biển và các dãy núi đâm ngang ra biển, rông lớn nhất chỉ có đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên
Biển góp phần nhiều hình thành vùng đồng bằng ở đây hơn là các phù sa sông, (trừ Thanh Nghệ Tĩnh do sông Mã sông Chu và sông Cả kết hợp bồi đắp, đồng bằng Quảng Nam có sông Thu Bồng, đồng bằng Tuy Hòa có sông Ba- Đà Rằng) nên đất nghèo và là phù sa pha với cát biển
đồng bằng bị chia làm ba dải, giáp biển là cồn cát, đầm phá, vũng vịnh, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là vùng đồng bằng bồi tụ.

Bình luận (0)
An Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Hương
20 tháng 3 2018 lúc 12:05

Các đảo gần bờ thường là các đảo có nguồn gốc bán đảo, các chỏm núi trên các đảo này thuộc cùng một bộ phận núi lan ra sát biển chỉ cách một cái eo nhỏ, khi nước biển dâng lên kèm theo sự xói mòn của nước lên đất đá sẽ cách li hai phần này dần dần => khối núi này thành bán đảo rồi thành đảo. Hiện tương này có thể thấy ở các đảo gần Kamchatka ( Nga) và Alaska (Mĩ), hai bán đảo này trước đây cũng nối nhau nhưng do nước biển dâng nên tách ra.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Huyền
Xem chi tiết
đăng phan
Xem chi tiết
Hoàng Hải Yến
24 tháng 2 2017 lúc 21:35

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 2 2017 lúc 21:29

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

-Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ -Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85 % diện tích , núi cao trên 2000 m chỉ 1 % diện tích lãnh thổ b)Cấu trúc địa hình khá đa dạng -Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rỏ rệt -Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam -Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: +Hướng TB-ĐN: Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc +Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc c)Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa -Xâm thực mạnh ở vùng đòi núi -Bồi tụ nhanh ở vùnh đồng bằng d)Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ con người con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến xâm thự, bóc mòn ở vùng đồi núi tăng , tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông , đê biển)
Bình luận (0)
Shizuka
5 tháng 3 2017 lúc 9:44

*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

-Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

-Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

* Cấu trúc địa khá đa dạng.

- Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

* Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển)


Bình luận (0)
Nguyen Nhi
Xem chi tiết
Hải Đăng
11 tháng 2 2018 lúc 20:00

- Vì đi từ cực nam vủa dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều ngang của vĩ tuyến. là mặt cắt được đi từ tỉnh Phú Thọ đến tỉnh Quảng Ninh. lát cắt này đi qua 2 dạng địa hình của vùng trung du miền núi phía bắc và đồng bằng sông Hồng.
thứ tự gặp là : địa hình vùng núi thấp từ nam dãy Hoàng Liên Sơn --> địa hình đồng bằng thuộc đồng bằng sông Hồng --> địa hình núi cánh cung ---> địa hình núi thấp thuộc tỉnh Quảng Ninh -->đồng bằng ven biển của Quảng Ninh.
Mặt cắt này có hình máng cao ở 2 đàu và thấp ở cùng trung tâm.
Bạn có thể coi ở Atlat địa lí Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
7 tháng 3 2018 lúc 22:32

Nếu đi từ cực Nam ta sẽ gặp các dãng địa hình : núi thấp dần xuống đồi xuống dần là đồng bằng đến là thềm lục địa do nước ta có địa hình thấp dần từ nội địa ra tời biển

Bình luận (0)
Alayna
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 19:12

Dựa vào hình 28.1, hãy kể tên các dãy núi, cao nguyên badan, các đồng bằng trẻ, các đảo và quần đảo nước ta ?

– Vùng núi cao: Hoàng Liên Sơn.
– Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Kon Turn, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.
– Các đồng bằng trẻ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung.
– Phạm vi thềm lục địa: mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹp ở miền Trung.
– Nhận xét: địa hình núi ở nước ta có hai hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Núi, cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía tây của lãnh thổ, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Bích
19 tháng 3 2018 lúc 20:03

Vùng núi cao: Hoàng Liên Sơn.
– Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Kon Turn, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.
– Các đồng bằng trẻ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung.
– Phạm vi thềm lục địa: mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹp ở miền Trung.
– Nhận xét: địa hình núi ở nước ta có hai hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Núi, cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía tây của lãnh thổ, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông.

Bình luận (0)
Mai Anh Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
25 tháng 2 2018 lúc 13:23

Theo mk thì thế này nhé!

-Sự hình thành của địa hình cacxto:

Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá : CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2.Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.
-Sự hình thành địa hình cao nguyên badan:

Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy

-Sự hình thành địa hình đb phù sa ms:
Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.

Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
2 tháng 3 2018 lúc 21:27

- Địa hình cácxtơ: chiếm 1/6 lãnh thổ đất liền, trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá. Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ ở nước ta có đỉnh nhọn với nhiều hang động đẹp (những nơi đá vôi không bị phong hóa nhiều thì tạo nên những địa hình rất hiểm trở).

- Địa hình cao nguyên badan: hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gây tập trung ở Tây Nguyên và rải rác một số nơi trên lãnh thổ nước ta. (Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ...)

- Địa hình đồng bằng phù sa mới: hình thành ở những vùng sụt lún vào đại Tân sinh ở hạ lưu sông có thềm biển nông, thoải mở rộng, được bồi đắp bởi lớp trầm tích phù sa sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới, lớp trầm tích phù sa có thể dày 5000-6000m.

- Địa hình đê sông, đê biển: là những địa hình nhân tạo.

+ Đê sông: được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình để chống lũ lụt. Hệ thống đê dài trên 2700m, ngăn cách đồng bằng thành ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông, vào mùa lũ từ 7 đến 10m.

Bình luận (0)
Hà Yến Nhi
16 tháng 3 2018 lúc 15:24

- Địa hình các – xtơ nhiệt đới :

+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá :

CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2

+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.

- Địa hình cao nguyên bad an :

- Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2

- Địa hình đồng bằng phù sa mới :

Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thê dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2 . Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.

- Địa hình đê sông, đê biển:
+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình... để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.
+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định... để ngăn mặn. chống sự xâm nhập của thủy triều...



Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
halinhvy
3 tháng 3 2019 lúc 16:06

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Bình luận (0)
Bùi Văn Tho
31 tháng 3 2022 lúc 20:13

bn ở tỉnh nào vậy

 

Bình luận (0)
Trà My
Xem chi tiết
Ducanhdeptraibodoi
28 tháng 4 2019 lúc 19:18

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

Bình luận (0)
Phạm Thị Quế Trân
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
11 tháng 3 2018 lúc 19:26
* Đỉnh núi cao+ nhất Việt Nam Phan Xi Păng cao 3243m.

+thứ 2 là Phu Ta Leng cao 3096m

+thứ 3 là Đỉnh Pu Si Lung cao 3.076m

+ thứ tư là Bạch mộc lương tử cao 2998

* núi thấp thì duoi 1000m ( bn tự tìm nha)

* núi tb thì khoảng 1000m - 2700m

Bình luận (0)
Quỳnh Pii
11 tháng 3 2018 lúc 19:27

Các ngọn núi ở VN:

1 Cao: Phanxipang 3.143m

2. Trunng bình : Pusileng 3.076m , Saphin 2.874m , Xaisaileng 2.711m , Ngọc Linh 2.598m

3. Thấp : Núi thấp nhất ở TPHCM (mak mk cx k rõ tên)

Chuc ban hoc tot ok

Bình luận (0)