Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

Truong le khanh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
14 tháng 4 2018 lúc 20:59

- Ảnh hưởng của địa hình đồi núi với cảnh quan tự nhiên:
+ địa hình đồi núi là nền tảng để hình thành các cảnh quan tự nhiên: mỗi dạng địa hình đồi núi cao-thấp,độ dốc, hướng sườn.. sẽ quyết định hình thành các dạng cảnh quan tự nhiên khác nhau
Địa hình núi thấp hình thành cảnh quan rừng
Địa hình núi cao trên 2000m hình thành đồng rêu, địa y..
+ địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển hoặc kém phát triển của cảnh quan tự nhiên
- Ảnh hưởng của địa hình đồi núi với sự phát triển kinh tế- xã hội
+ Thuận lợi:
Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp
Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
+ Hạn chế:
Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...

Bình luận (0)
Lợn Lười
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
8 tháng 1 2018 lúc 15:41

* Đặc điểm:
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là tây bắc- đông nam ( Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu đen đinh)
- Hướng nghiêng thấp dần về phía Tây
- Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh phan-xi-păng cao 3143m. Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt Nam như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là các dãy núi xen các cao nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông ( Sông Đà, sông Mã, sông Chu..)
* Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa khí hậu của vùng:
- Địa hình núi cao nhất nước đã đãn tới sự phân hóa khí hậu của vùng theo đai cao. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao.
- Hướng địa hình đã tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt, ẩm giữa hai sườn Tây, Đông

Chắc đúng đó bn!

Bình luận (0)
Hiiiii~
11 tháng 12 2017 lúc 5:26

* Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu của vùng:
- Địa hình núi cao nhất nước đã đãn tới sự phân hóa khí hậu của vùng theo đai cao. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao.
- Hướng địa hình đã tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt, ẩm giữa hai sườn Tây, Đông.

Bình luận (0)
Jeon JungKook
Xem chi tiết
Lucy heartfilia
3 tháng 7 2018 lúc 21:19

* Địa hình nước ta chia làm ba khu vực

1. Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.

2. Khu vực đồng bằng

a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
– Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
– Diện tích khoảng 15.000km2
– Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

Bình luận (0)
Hoàng Anh
Xem chi tiết
dinhkhuong duy
Xem chi tiết
Duyên Kuti
9 tháng 4 2018 lúc 20:44

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Nước ta trải dài trên 15 vĩ tuyến từ 8034/ B đến 23023/ B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai hần nên nhận được một lượng nhiệt lớn, vì thế có khí hậu nhiệt đới.
- Nước ta tiếp giáp với Biển Đông . Biển Đông mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
- Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á , hàng năm nước ta chịu sự tác động của hai loại gió mùa : đông bắc và tây nam.
-Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm,nhiệt độ luôn đạt >21 độ C, độ ẩm trong 80%.
Chính vì những lẻ đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đặc điểm khí hậu của từng miền và từng khu vực khí hậu ở nước ta:
- Miền khí hậu phía Bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra có mùa đông lạnh , tương đối ít mưa. Mùa hè nóng, mưa nhiều.
- Khu vực Đông Trường Sơn: gồm lãnh thổ Trung Bộ phía đông Trường Sơn, từ Hoành Sơn cho đến mũi Dinh . Mùa hạ có gió tây khô nóng, mưa lệch về thu đông.
- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, với hai mùa mưa và khô đối lập.
- Khí hậu Biển Đông Việt Nam: có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Bình luận (0)
dinhkhuong duy
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
9 tháng 4 2018 lúc 20:32

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Nước ta trải dài trên 15 vĩ tuyến từ 80340 B đến 230230 B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai hần nên nhận được một lượng nhiệt lớn, vì thế có khí hậu nhiệt đới.
- Nước ta tiếp giáp với Biển Đông . Biển Đông mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
- Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á , hàng năm nước ta chịu sự tác động của hai loại gió mùa : đông bắc và tây nam.
-Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm,nhiệt độ luôn đạt >21 độ C, độ ẩm trong 80%.
Chính vì những lẻ đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đặc điểm khí hậu của từng miền và từng khu vực khí hậu ở nước ta:
- Miền khí hậu phía Bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra có mùa đông lạnh , tương đối ít mưa. Mùa hè nóng, mưa nhiều.
- Khu vực Đông Trường Sơn: gồm lãnh thổ Trung Bộ phía đông Trường Sơn, từ Hoành Sơn cho đến mũi Dinh . Mùa hạ có gió tây khô nóng, mưa lệch về thu đông.
- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, với hai mùa mưa và khô đối lập.
- Khí hậu Biển Đông Việt Nam: có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Bình luận (0)
dinhkhuong duy
Xem chi tiết
Giang
10 tháng 4 2018 lúc 17:59

Trả lời:

* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...

Bình luận (0)
Tun Duong
Xem chi tiết
Tun Duong
Xem chi tiết
Tun Duong
Xem chi tiết