Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Nội dung lý thuyết

1. Giá trị của tài nguyên sinh vật

a. Kinh tế

- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng

- Thực phẩm, lương thực

- Thuốc chữa bệnh

- Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp

b. Văn hoá, du lịch

 - Sinh vật cảnh

 - Tham quan, du lịch

 - Nghiêm cứu khoa học

c. Môi trường sinh thái

- Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí

- Giảm ô nhiễm môi trường

- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán

- Ổn định độ phì của đất

Mỗi loài sinh vật đều là mắt xích quan trọng trong việc duy trì ổn định môi trường sinh thái.

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

- Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm theo thời gian.

- Diện tích rừng giảm dần, tỉ lệ che phủ của rừng thấp : 35 - 38% diện tích tự nhiên.

- Chất lượng rừng bị suy giảm.

 - Biện pháp bảo vệ rừng:

  + Ban hành nhiều chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng.

  + Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.

  + Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.

  + Bảo vệ rừng đầu nguồn.

Trồng rừng và bảo vệ rừng.

@66558@@31533@

3. Bảo vệ tài nguyên động vật.

- Hiện trạng:  Nhiều loài động vật hoang dã đã bị hủy diệt và nhiều nguồn gen động vật quý hiếm bị mất đi.

Sếu đầu đỏ tại vườn quốc gia Tràm Chim.

Sao La - động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

- Nguyên nhân:

+ Chặt phá rừng.

+ Săn bắt trái phép.

+ Đánh bắt thủy sản gần bờ và bằng những phương tiện có tính hủy diệt (thuốc nổ, hóa chất độc. điện...).

- Biện pháp:

+ Không phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.

Động vật hoang dã được cơ quan chức năng giải cứu khỏi nạn buôn bán và được trả về tự nhiên.

Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú nhưng không phải là vô tận. Không phả rừng, bản giết chim thứ là góp phần bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật làm cho đất nước ta mãi mãi xanh tuổi và phát triển bền vững.