Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

Nguyễn Văn Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
7 tháng 3 2018 lúc 22:33

tùy địa phương mà bạn

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
7 tháng 3 2018 lúc 22:40

-Địa hình đồng bằng của nước ta được chia thành 3 loại:

+ Đồng bằng sông Hồng.

+ Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
7 tháng 3 2018 lúc 22:59

bn tự điền vào bảng giúp mình nhé!

-Khu vực vùng núi đông bắc :có vị trí nằm ở tả ngạn sông Hồng ,đi từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển.đặc điểm nổi bật về địa hình:có những cánh cung lớn và vùng đồi phát triển rộng.địa hình cacxto khá phổ biến

-Khu vực vùng núi tây bắc:có vị trí nằm giữa sông Hồng và sông Cả.đặc điểm nổi bật về địa hình:có những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam

-Khu vực vùng núi trường sơn bắc:vị trí:từ phía nam sông cả tới dãy núi bạch mã .đặc điểm nổi bật về địa hình:thấp,có 2 sườn không đối xứng,hẹp và dốc,có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đb duyên hải Trung Bộ

-Khu vực vùng núi trường sơn nam:vị trí:tiếp dãy trường sơn bắc tới hết vùng tây nguyên.đặc điểm nổi bật về địa hình:có các cao nguyên rộng lớn,mặt phủ đất đỏ badan

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
7 tháng 3 2018 lúc 22:37
Đặc điểm chung của địa hình nước ta Thông tin để chứng minh
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta Trên đất liền đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Đồi núi nước ta tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông, chạy dài 1400m, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bắc. Nhiều vùng núi ăn sát ra biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo.
Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau Vận động tạo núi Hy-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa,... Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc- đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Trong các bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc hềm sông, thềm biển,... đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kì Tân kiến tạo.
Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.

Trong môi trường nóng ẩm gió mùa, đất bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.

Mình mới soạn xong, chúc bạn học tốt nha! ^^

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
6 tháng 3 2018 lúc 20:04

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
6 tháng 3 2018 lúc 20:08

có j bạn chọn lọc nha

- Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%.

-Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Hân
8 tháng 3 2018 lúc 14:33

- Liệt kê các kiểu loại địa hình của nước ta và nêu nhận xét:

+ Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

+ Nhận xét: diện tích đồi núi chiếm lớn nhất tới 3/4 diện tích lãnh thổ, trong khi đó đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ => Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta.

- Nêu những hiểu biết của em về một kiểu loại địa hình kể trên.

+ Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung.

Ngắn gọn vậy ha, chúc bạn học tốt! :))

Bình luận (2)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:25

1/

– Vùng núi cao: Hoàng Liên Sơn.

– Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Kon Turn, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.

– Các đồng bằng trẻ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung.

– Phạm vi thềm lục địa: mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹp ở miền Trung.

– Nhận xét: địa hình núi ở nước ta có hai hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Núi, cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía tây của lãnh thổ, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông.

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:25

2/- Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá.
- Lợi ích của việc bảo vệ rừng: bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, bảo vệ sự đa dạng sinh vật..

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:26

3/

– Địa hình cácxtơ được hình thành do nước mưa hoà tan đá vôi. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động.

– Địa hình cao nguyên badan: vào đại Tân sinh, do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.

– Địa hình đồng bằng phù sa trẻ: giai đoạn Tân sinh, nhiều vùng bị sụt lún, sau đó được bồi đắp dần bằng những vật liệu do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.

– Địa hình đê sông, đê biển: do con người đắp lên đế chống lũ lụt và ngăn chặn ảnh hưởng của biến.

Bình luận (0)
Ngọc Hòa
Xem chi tiết
Thảo Phương
21 tháng 4 2017 lúc 17:26

Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m.
Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.
Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.

Bình luận (0)
Lê Thiên Anh
20 tháng 4 2017 lúc 21:48

1.Vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam và chủ yếu là đồi núi thấp?

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Núi nước ta phần lớn là đồi núi thấp, núi thấp dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

- Núi chạy dài từ Tây Bắc đến ĐNB trên 1400km.

- Núi ăn lan ra tận biển, chia cắt đồng bằng thành nhiều khu vực.

2.Vì sao nói địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau?

Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau : núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa... Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thèm biển... đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kì Tân kiến tạo.

Bình luận (0)
Tiểu Thư Kiêu Kì
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
27 tháng 2 2018 lúc 20:39

Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện qua khí hậu vùng biển.

- Thể hiện qua nhiệt độ và chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 23°c, sự chênh lệch nhiệt độ của tầng mặt giữa hai mùa không lớn. Tháng 1 nhiệt độ thấp nhất là 18°c, cao nhất là 28°c, tháng 7 nhiệt độ thấp nhất là 28°c, cao nhất là 30°c.

- Thể hiện qua chế độ gió: trên Biển Đông có hai loại gió mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4 gió hướng Đông Bắc là chủ yếu. Từ tháng 5 đến tháng 9, gió Tây Nam là chủ yếu, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam.

- Thể hiện qua dòng biển: hướng chảy của dòng biển trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính. Mùa đông, các dòng biển chảy theo hướng Đông Bắc, mùa hè các dòng biển chảy hướng Tây Nam. Tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan tạo thành vòng tròn nhỏ khép kín.

Bình luận (0)
Lê Thanh Huyền
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
19 tháng 9 2017 lúc 14:04

ó rất nhiều nguyên nhân gây cho khoang sản nước ta bi cạn kiệt như:
- Nguyên nhân chủ yếu là do we khai thác, sử dụng chưa hợp lý.khai thác bừa bãi không có tổ chức, chưa thực sự tận dụng hết nguồn khoáng sản đó.
- Trình độ khoa học kĩ thuật, cơ sở vật chất of we còn hạn chế nên chưa thực sự tận dụng hết nguồn khoáng san mà we có nên còn láng phí nhiều.
- chính sách of ta về bảo vệ nguồn khoáng sản còn nhiều thiếu sót.
- ...........................................
Cách khắc phục:
- cần có chính sách đúng đáng hơn về vân đề này,can nhin nhận một cách chính xac hơn về nguồn khoáng san of we.
- can tuyên truyên vận động toan dân sử dụng tiêt kiện,sử dụng có muc đích chính đáng.
- phai phát triển các cơ sở nhỏ để tân dụng sử dụng các nguồn w đó.

Bình luận (1)
Tuyết Nhi Melody
19 tháng 9 2017 lúc 14:05

* Thực trạng:

– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi

– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

* Biện pháp bảo vệ:

– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Bình luận (0)
le quoc an
Xem chi tiết
๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
5 tháng 2 2018 lúc 21:26

Lãnh thổ nước ta đã được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo. Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải.
Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau : núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa... Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thèm biển... đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kì Tân kiến tạo.

Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

Bình luận (0)
Ngọc Hnue
22 tháng 4 2019 lúc 9:14

Ý câu hỏi này của em là gì vậy? Cô chưa thấy có câu hỏi.

Bình luận (1)