Nội dung lý thuyết
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê, nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b. Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Hằng năm, sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
* Thuận lợi
- Phát triển thuỷ điện.
- Vai trò làm thuỷ lợi. Cung cấp nước sinh hoạt
- Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực.
- Nuôi và khai thác thuỷ sản.
- Phát triển giao thông thuỷ và du lịch....
* Khó khăn
Gây ngập úng 1 số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi...
* Thực trạng
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung đông dân..
* Nguyên nhân: Do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Đánh cá bằng thuốc nổ...
* Biện pháp
+ Tích cực phòng chống lũ lụt.
+ Bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi.
+ Không thải các chất bẩn xuống sông, hồ. Xử lí các chất độc hại trước khi thải ra môi trường
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn...
1. Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa, chảy theo hai hưởng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
2. Chế độ nước của sông ngòi có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt.
3. Cần phải tích cực chủ động phong chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngồi.