Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước ta

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sông ngòi Bắc Bộ

a. Đặc điểm

- Sông có dạng hình nan quạt.

Sông Hồng với hình dạng nan quạt và hướng chảy theo địa hình (hướng tây bắc - đông nam).

- Chế độ nước thất thường.

- Lũ kéo dài từ 5 tháng (tháng 6 – tháng 10), cao nhất tháng 8.

- Lũ lên nhanh, kéo dài.

b. Hệ thống sông chính

- Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng: gồm 3 sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Đà.

- Sông Thái Bình, Bằng Giang, Kì Cùng, sông Mã…

Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội.

@66547@@66545@

2. Sông ngòi Trung Bộ

a. Đặc điểm

- Sông ngắn, dốc.

- Lũ lên nhanh và đột ngột. Tập trung vào cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12.

Sông ngòi miền Trung nhỏ, ngắn và dốc do ảnh hưởng của địa hình.

b. Hệ thống sông chính

Sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng.

Sông Thu Bồn chảy qua phố cổ Hội An - Quảng Nam.

3. Sông ngòi Nam Bộ

a. Đặc điểm

- Lượng nước lớn, lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thuỷ triều lớn, rất thuận lợi cho giao thông vận tải.

Hệ thống sông ngòi Nam bộ.

- Chế độ nước theo mùa, điều hoà hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

@66546@

b. Hệ thống sông chính

- Hai hệ thống sông lớn nhất là sông Mê Công và sông Đồng Nai.

- Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á, dài 4300km, chảy qua 6 quốc gia.

Sông Mê Công nhìn từ trên cao.

Một chợ nổi trên sông.

Nước ta có chín hệ thống sông lớn và chia thành ba vùng sông ngòi . Sông ngòi Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10. Sông ngòi Trung Bộ ngắn và dốc, có lũ vào thu đông. Sông ngôi Nam Bộ khá điều hòa, mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

Phái sẵn sàng phòng chống lũ lụi báo vô đời sống và sử dụng các nguồn lợi từ sông nước.