Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1.Vị trí và phạm vi lãnh thổ

- Thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

2. Địa hình cao nhất Việt Nam

- Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.

- Các dãy núi có hướng Tây bắc – Đông Nam.

Dãy Hoàng Liên Sơn.

- Dãy Hoàng Liên Sơn cao và hùng vĩ nhất Việt Nam.

- Đồng bằng nhỏ hẹp.

3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm. Nhiệt độ về mùa đông thường cao hơn ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 

Mùa đông ở Sapa.

Vào mùa hạ, do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên nhiệt độ ở khu vực Bắc Trung Bộ thường cao hơn các khu vực khác.

- Mùa hạ đến sớm, có gió nóng Tây nam.

- Mùa mưa và mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc vào Bắc Trung Bộ. 

Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng của tỉnh Lai Châu và tỉnh Quảng Bình.

@66571@@16696@@31568@

4. Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác

- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà.

- Có hàng trăm mỏ và điểm quặng khác nhau.

- Giàu tài nguyên rừng, biển. 

5. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

- Khôi phục, phát triển rừng là khâu then chốt.

- Bảo vệ và nuôi dưỡng các hệ sinh thái ven biển, đầm phá và cửa sông.

- Chủ động phòng chống thiên tai, giảm tác hại của chúng.

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất nước ta, có nhiều dãy núi và sông lớn hướng tây bắc - đông nam.

Khí hậu của miền còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió phơn tây nam.

Tài nguyên của miền rất phong phú đa dạng nhưng khai thác còn chậm. Cần tích cực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rùng, ven biển và hải đảo.