Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Hoang Hung Quan
19 tháng 1 2017 lúc 20:35

Vì thực phẩm chế biến trong thời gian dài sẽ mất nhiều sinh tố và khoáng chất.

_silverlining
19 tháng 1 2017 lúc 22:48

Tham khảo ở đây nhé:

Bài 17. Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn - Công ... baigiang.violet.vn › Công nghệ › Công nghệ 6

Wendy Marvell
2 tháng 2 2017 lúc 21:58

Thực phẩm chế biến trong thời gian dài sẽ mất nhiều sinh tố và khoáng chất.
+ Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố B,C và PP

+ Chiên (rán ) lâu sẽ mất nhiều sinh tố A, D, E, K
* Chú ý :
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi (trừ trứng,khoai,ốc.).
+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.
+ Không hâm thức ăn nhiều lần.
+ Không vo gạo kỹ.
+ Không chắt bỏ nước cơm.

Nguyễn Thị Hải Ngọc
Xem chi tiết
Wendy Marvell
2 tháng 2 2017 lúc 21:56

Sinh tố C dễ tan trong nước, cần quan tâm bảo quản chu đáo trong khi chuẩn bị chế biến cũng như trong khi chế biến; không ngâm lâu trong nước và không đun nấu lâu sẽ mất nhiều dinh dưỡng.

Tăng Quang Huy
3 tháng 2 2017 lúc 8:31

Sinh tố C dễ tan trong nước, cần quan tâm bảo quản chu đáo trong khi chuẩn bị chế biến cũng như trong khi chế biến; không ngâm lâu trong nước và không đun nấu lâu sẽ mất nhiều dinh dưỡng

vuiok

Nguyễn Thị Bích Thủy
4 tháng 2 2017 lúc 20:19

Sinh tố C dễ tan trong nước, cần quan tâm bảo quản chu đáo trong khi chuẩn bị chế biến cũng như trong khi chế biến; không ngâm lâu trong nước và không đun nấu lâu sẽ mất nhiều dinh dưỡng

Trương Minh Huyền
Xem chi tiết
Wendy Marvell
4 tháng 2 2017 lúc 10:43

Câu 1:Khi vo gạo để nấu chỉ cần vo gạo nhẹ nhàng, tức là đổ gạo và nước vào xoong, chậu, rồi khoắng lên, đổ nước đi. Việc này vừa loại bỏ hết tạp chất bẩn như trấu, sạn, cám mốc mà không chà xát hạt gạo vào nhau. Như vậy, các khoáng chất, vitamin sẽ ít bị mất đi.

Sau đó, nên dùng nước sôi để nấu cơm, hạt cơm sẽ dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn. Nấu cơm bằng nồi cơm điện thì cũng nên dùng nước sôi. Khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn đến 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Nấu cơm bằng nước lạnh, hạt gạo sẽ trương nở ra, các chất dinh dưỡng cũng theo đó mà tan ra trong nước rồi bốc hơi.Chú ý: Không nên gạn bỏ nước cơm sẽ gây mất thêm lượng lớn các chất dinh dưỡng.

Câu 2:

1. Lựa chọn thực phẩm:

Trước hết, phải bàn tới việc lựa chọn thực phẩm như thế nào, bảo quản như thế nào để đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Việc lựa chọn thực phẩm phải chú ý tới tính tươi, ngon (thực phẩm tươi sống), đủ thành phần dinh dưỡng (thực phẩm qua chế biến), bên cạnh đó là tính an toàn, không nhiễm hóa chất, ít chất bảo quản. Có nhiều nhóm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày, tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm có những cách lựa chọn phù hợp:

Nhóm ngũ cốc nguyên hạt như gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc, vừng…: Hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên không bị biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt giòn, không vỡ vụn. Ngửi mùi có mùi thơm đặc trưng.
Nhóm thịt: thịt lợn, thịt gà, thịt bò…: Miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước.
Nhóm cá, hải sản: vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản nên mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi .
Nhóm rau: Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng. Cánh lá cứng cáp, không mềm, thân cây rau không có nhớt. Cuống lá rau phải còn xanh, cứng.
Nhóm quả: chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, quắt, thâm dập chuyển màu. Nên chọn thực phẩm theo mùa.
Nhóm sữa và chế phẩm sữa như sữa tươi, sữa tiệt trùng, phomat…: cần chọn sản phẩm có ghi đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng. Sản phẩm màu đặc trưng, không chuyển màu, có mùi thơm của sữa.
Nhóm thực phẩm qua chế biến như giò, chả, thịt hun khói, đồ đông lạnh…: cần chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín, đầy đủ nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
2. Bảo quản và sơ chế thực phẩm

Các thực phẩm sau khi lựa chọn, mua về, cần chú ý tới việc bảo quản , nhất là các thực phẩm chưa được chế biến ngay. Việc bảo quản các thực phẩm đã chọn phù hợp với từng nhóm thực phẩm, điều này sẽ giúp cho việc giữ - không bị mất các chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời đảm bảo độ tươi, ngon khi chế biến món ăn. Đối với nhóm tươi sống như rau, quả thì cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.

Một số thực phẩm khi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin như rau, quả, trứng, sữa, do đó không nên để các thực phẩm này tại ngăn đông lạnh.

Tham khảo về nhiệt độ và thời hạn cần thiết để bảo quản một số loại thực phẩm

Thực phẩm

Nhiệt độ bảo quản (oC)

Thời gian lưu giữ sau khi mua

0-3

3 ngày

Cua, tôm, sò

0-3

2 ngày

Thịt các loại

0-3

3-5 ngày

Thịt xay

0-3

2-3 ngày

Thịt đã được chế biến

0-3

2-3 tuần

Gia cầm

0-3

3 ngày

Nước trái cây

0-7

1-2 tuần

Sữa tươi

1-7

5-7 ngày

Kem

1-7

5-7 ngày

Phô mai

0-7

thường 1-3 tháng

0-7

8 tuần

Dầu, mỡ

2-7

6 tháng

Bơ thực vật (margarine)

2-7

6 tháng

Thịt để ngăn lạnh

0-3

Không dùng khi quá hạn

Thức ăn thừa

0-3

3-5 ngày

(trích từ tài liệu của Viện Quốc tế về Đồ ướp lạnh, 1986)

Việc sơ chế các thực phẩm cũng cần được lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm. Việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm. Đối với nhóm rau, nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước. Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ. Đối với nhóm thịt cá tươi, cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh, nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng. Lưu ý, tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten….

3. Chế biến thực phẩm

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đánh giá về khả năng giữ được các chất dinh dưỡng qua cách chế biến món ăn. Trong số các cách chế biến món ăn, thì cách ăn tươi sống hoặc hấp được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên lại làm mất chất dinh dưỡng.

Ăn sống, trộn salad: đây được xem là cách ăn giữ được nguyên giá trị các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Những món ăn này chỉ áp dụng với những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những thực phẩm thực sự tươi ngon. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ sơ chế đồ ăn sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu mà mất chất dinh dưỡng.
Hấp: Đây cũng được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn. Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao. Cần ăn ngay khi các món ăn vừa nấu xong.
Luộc và hầm: Thực phẩm chế biến theo cách này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun. Nên sử dụng cả nước luộc/hầm để ăn hoặc tận dụng để chế biến thành món ăn khác. Nên dùng nồi áp suất để hầm, vì đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.
Nướng và rang: Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Để hạn chế sự mất chất dinh dưỡng nên sử dụng nướng thực phẩm với lò nướng chuyên dụng.
Rán/chiên: các thực phẩm khi chiên/rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên/rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe.
Đối với chế biến thực phẩm, có 3 qui tắc giúp thực phẩm hạn chế bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến:

Giảm lượng nước sử dụng trong nấu ăn: trong các cách chế biến thì hấp tốt hơn luộc, nướng tốt hơn rán.
Giảm thời gian nấu ăn: do nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt, dễ bị phá hủy trong quá trình nấu, nên cần lưu ý thời gian nấu để tránh thất thoát chất dinh dưỡng. Ví dụ có thể đậy vung khi đun nấu để giúp thực phẩm chín nhanh, giảm thời gian thực phẩm bị tiếp xúc quá lâu với nhiệt.
Giảm diện tích bề mặt của thực phẩm đó được tiếp xúc với không khí: nên cắt rau củ thành miếng to để làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, từ đó giữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nên nghiền và xay nhỏ thức ăn sau khi đã nấu chín, không nên nghiền xay trước khi nấu.
Đối với mỗi loại thực phẩm, nếu biết cách lựa chọn cách chế biến phù hợp sẽ làm giảm tối thiểu lượng các chất dinh dưỡng bị hao hụt của thực phẩm và hạn chế tạo ra các chất bất lợi cho sức khỏe:

Đối với chất đạm (protein): Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 70oC, tốt nhất là 100oC để nấu chín và diệt khuẩn.
Đối với chất béo (lipid): Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt rất có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.
Đối với nhóm vitamin: Về cơ bản, các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Đối với nhóm vitamin (gồm vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu) thì giữa thực phẩm sống và thực phẩm sau chế biến thì có hàm lượng thường không giống nhau, do nhóm vitamin thường bị hao hụt bởi nhiệt, không khí, nước, chất béo. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin mất do quá trình nấu nướng: vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%.
Đối với nhóm khoáng chất: Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.
Tóm lại, thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh; thực phẩm không biết cách lực chọn, bảo quản, chế biến thì có thể đã bị hao hụt chất dinh dưỡng, không còn chất dinh dưỡng. Việc chọn lựa, bảo quản, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn, nhằm hỗ trợ giảm mắc các bệnh, cải thiện sức khỏe

Nguyễn Ngọc Linh
4 tháng 2 2017 lúc 20:56

Câu 1: Vì nếu vo gạo quá kĩ và chắt bỏ nước cơm thì gạo sẽ mất đi sinh tố B1. Thế nên không nên vo gạo quá kĩ và chắt bỏ nước cơm.

Câu 2: Để bảo quản chất dinh dưỡng, trước khi chê biến thực phẩm chúng ta cần phải:

- Rửa sạch thực phẩm trước khi gọt vỏ, cắt, thái.

- Không để thực phẩm bị ruồi, bọ bậu vào.

- Đối với gạo, trước khi nấu ta không nên vo gạo quá kĩ.

- Nếu chưa dùng tới phải để thực phẩm vào tủ lạnh.

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
Xem chi tiết
nguyễn thị phúc
5 tháng 2 2017 lúc 20:38

k nên đun nấu lâu

Pham Huyen Trang
6 tháng 2 2017 lúc 19:19

cần chú ý điều:

-Ko nên đun nấu quá lâu.

-Các loại rau củ cho vào luộc hay nấu khi nước đã sôi để hạn chế mất vitamin C.

-Ko đun nấu ở nhiệt độ quá cao,tránh làm cháy thức ăn.

Nguyễn Cảnh Ngà
1 tháng 2 2018 lúc 21:19

Sinh tố C dễ tan trong nước, cần quan tâm bảo quản chu đáo khi chế biến cũng như trong khi chuẩn bị. Không ngâm thực phẩm lâu trong nước và không đun nấu thực phẩm lâu.

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Linh
7 tháng 2 2017 lúc 20:59

mình chỉ cần đúc vào tủ lạnh là được. HI HI!!!!!leu

Pham Huyen Trang
6 tháng 2 2017 lúc 18:51

biện pháp bảo quản:

-cho vào túi bóng kín sau đó để vào tủ lạnh ,nếu để lâu ngày thì để ở ngăn đá vậy sẽ giữ được độ dinh dưỡng ko bị mất đi trong quá trình chế biến và sử dụng

Pham Huyen Trang
6 tháng 2 2017 lúc 19:14

mk vừa đọc xong:

thực phẩm thường được bảo quản bằng 1 số phương pháp như: phơi hoặc sấy khô, để trong tủ lạnh,đong đa, ngâm dấm,ngam đường, ướp muối, muối chua, đóng hộp hoặc bao gói chân ko.

bm chọn những cách bảo quản phù hợp với những thực phẩm của bn nhé mk chỉ gợi ý thôi hihihaha

Trịnh Quỳnh Hoa
Xem chi tiết
Hoang Hung Quan
7 tháng 2 2017 lúc 18:49

1. Em hãy cho biết chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến?

- Khi nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố (vitamin), nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin nhóm B và PP. - Chiên lâu sẽ mất nhiều vitamin, nhất là các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K.

3. Sau đây là những thực phẩm được mua sắm để chế biến món ăn: thịt bò, tôm tươi, rau cải, cà chua, giá đỗ, khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng (chuối, táo,...) . Em hãy cho biết biện pháp bảo quản các thực phẩm trên để chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến và sử dụng.

- Thịt bò, tôm: không ngâm rửa sau khi cắt, thái vì vitamin và chất khoáng dễ bị mất đi. Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng, biến chất.
- Rau, củ, quả (rau cải, khoai tây, cà rốt): rửa thật sạch; cắt thái sau khi rửa, chế biến ngay; không để rau khô héo; củ, quả ăn sống, trái cây: trước khi ăn mới gọt vỏ.
phan thị khánh huyền
7 tháng 2 2017 lúc 20:19
1,- Khi nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố (vitamin), nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin nhóm B và PP. - Chiên lâu sẽ mất nhiều vitamin, nhất là các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K.
Nguyễn Hương Ly
9 tháng 2 2017 lúc 20:57

Còn thiếu cách bảo quản của câu 2 mà?

Nguyễn Quang Ngọc Trác
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
7 tháng 2 2017 lúc 19:34

Cách rửa, gọt, cắt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng :

- Sinh tố và chất khoáng dễ bị tiêu hủy nếu thực hiện không đúng cách.

- Cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi cắt gọt.

Nguyễn Trần Khánh Huyền
8 tháng 2 2017 lúc 14:32

Trước khi chế biến phải sơ chế thức ăn, chuẩn bị dụng cụ chế biến, cụ thể là:

-Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì chất khoáng và sinh tố dễ mất đi.

-Không để ruồi bọ bâu vào thức ăn, giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp.

-Rửa rau thật sạch; chỉ nên cát, thái sau khi rửa và không để rau khô héo.

-Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.

-Rửa sạch dụng cụ chế biến, lau dọn nơi chế biến sạch sẽ.

Trần Ngọc Thanh Tuyết
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
7 tháng 2 2017 lúc 20:49

câu hỏi của bn là j

Ái Nữ
7 tháng 2 2017 lúc 21:32

rồi nhai đúng không bạn

Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Wendy Marvell
10 tháng 2 2017 lúc 21:13

- Đậu hạt khô : Bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt …
- Gạo tẻ, gạo nếp : Không vo quá kĩ vì sẽ bị mất sinh tố B

Lưu Hạ Vy
10 tháng 2 2017 lúc 21:13

Cần bảo quản kín , tránh ko khí xâm nhập

Linh Nguyễn
10 tháng 2 2017 lúc 21:17

- Đậu , hạt khô : Bảo quản ở nơi chu đáo , thoáng mát , tránh sâu mọt ,...
- Gạo : tránh vo quá kĩ -> mất sinh tố B