vì nhân vật chính của bài thơ này là Bác. anh đội viên chỉ là 1 hình ảnh chen vào để làm cái cớ ra đời bài thơ thôi. nếu đến lần 2, lần 3 thì có lẽ anh đội viên mới làm nhân vật chính mất và nó sẽ tạo ra cảm giác nhàm chán cho bài thơ. mình nghĩ bạn không nên mổ xẻ quá ra như vậy. vấn đề anh đội viên thức dậy lần 2 hay không, không hề có ảnh hưởng đến nội dung tư tưởng của bài thơ. đừng "đem phân chất 1 mùi hương" như thế bạn ạ. chúc bạn học tốt , nhớ tặng 1 tick nhé.
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tác giả Minh Huệ không kể đến lần thứ 2 anh đội viên thức dậy vì lần thứ nhất và lần thứ 3 anh đội viên là tự mình thức dậy, lần thứ 2 anh thức dậy không phải tự anh thức, mà do trong giấc ngủ mơ màng, anh cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của Bác khi Bác đi đắp lại từng mảnh chăn cho các anh đội viên
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tác giả Minh Huệ không kể đến lần thứ 2 anh đội viên thức dậy vì lần thứ nhất và lần thứ 3 anh đội viên là tự mình thức dậy, lần thứ 2 anh thức dậy không phải tự anh thức, mà do trong giấc ngủ mơ màng, anh cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của Bác khi Bác đi đắp lại từng mảnh chăn cho các anh đội viên
Vì như vậy sẽ lặp từ ngữ làm cho bài thơ không hay. Chắc thế !!
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tác giả Minh Huệ không kể đến lần thứ 2 anh đội viên thức dậy vì lần thứ nhất và lần thứ 3 anh đội viên là tự mình thức dậy, lần thứ 2 anh thức dậy không phải tự anh thức, mà do trong giấc ngủ mơ màng, anh cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của Bác khi Bác đi đắp lại từng mảnh chăn cho các anh đội viên
Tác giả không kể lần thứ hai thức dậy của anh đội viên vì:
(Trong bài có 3 lần anh đội viên thức dậy. Nếu có lần thứ nhất và thứ 3 thì chắc chắn phải có lần thứ 2)
- Tâm trạng và cảm xúc của anh với Bác ở hai lần đó được miêu tả rất thống nhất nhưng có sự phát triển:
+ Lần đầu thức dậy, từ "ngạc nhiên" vì trời đã khuya lắm rồi mà Bac vẫn còn thức đến xúc động khi anh hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ. Niềm xúc động càng lớn khi anh được chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ, anh đội viên "thổn thức cả nỗi lòng" và thốt lên những câu hỏi thầm thì đầy yêu thương và lo lắng với Bác " Bác có lạnh lắm không?",...
+ Lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng, anh chiến sĩ vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh. Sự lo lắng của anh đã trở thành sự hốt hoảng thực sự. Nếu ở trên anh chỉ dám "thầm thì hỏi nhỏ" thì giờ đây anh hết sức năn nỉ " vội vàng nằng nặc" mời Bác đi nghỉ. Câu trả lời của Bác đã cho anh cảm nhận được tấm lòng mênh mông của Bác đối với nhân dân. Được tiếp cận, thấu hiểu tấm lòng của Bác, anh chiến sĩ có được niềm hạnh phúc lớn lao. Bởi thế nên:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác
=> Kết luận: Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà chỉ kể lần đầu và lần thứ ba, vì sang lần thứ ba, tâm trạng và cảm xúc của anh có sự biến đổi rõ rệt.