Pham Van Tien

Ở 123,30C bromobenzen (1) và clorobenzen (2) có áp suất hơi bão hòa tương ứng bằng 400 và 762 mmHg. Hai cấu tử này tạo với nhau một dung dịch xem như lý tưởng. Xác định:

a. Thành phần dung dịch ở 123,30C dưới áp suất khí quyển 760mmHg.

b. Tỷ số mol của clorobenzen và bromobenzen trong pha hơi trên dung dịch có thành phần 10% mol clorobenzen.

Duy 20130611 KTHH03
6 tháng 5 2015 lúc 23:15

a) Gọi thành phần của Bromobenzen là x1, thành phần của Clorobenzen là x2

Hai cấu tử này tạo với nhau một dung dịch xem như lý tưởng 

=> P=P1+P2=P1o.x1+P2o.x2      Mà x1+x2=1 nên P=P1o.x1+P2o.x2= P2o+ (P1P2o).x1

=> x1\(\frac{P-P_2^o}{P_1^o-P_2^o}=\frac{760-762}{400-762}=0,00552\)

=> x2= 1-x1=1-0,00552=0,9948

Vậy thành phần của Bromobenzen là 0,0052, thành phần của Clorobenzen là 0,9948

b) Thành phần của clorobenzen là 10% suy ra thành phần của bromobenzen là 90%

=> tỉ số mol của clorobenzen và bromobenzen trong pha hơi là:

\(\frac{x^h_2}{x^h_1}=\frac{P_2}{P_1}=\frac{P_2^o.x_2^o}{P_1^o.x_1^o}=\frac{760.0,1}{400.0,9}=0,21\)

Bình luận (0)
Vũ Lực Tùng
10 tháng 5 2015 lúc 22:03

a, Gọi nồng độ mol riêng phần trong dung dich của (1) là x => nồng độ mol riêng phần của (2) là 1-x. Theo phương trình Raun kết hợp với đề bài, ta có hệ:

P(1)=x.400760-P(1)= (1-x).762

Giải hệ phương trình trên ta có P(1)=2.2mmHg, x=5,5.10-3

Vậy nồng độ phần mol của bromobenzen là 5,5.10-3, của clorobenzen là 1- 5,5.10-3=0,9945

b,Theo phương trình Konovalop I ta có:\(\frac{Y_{\left(1\right)}}{Y_{\left(2\right)}}=\frac{P_{0\left(1\right)}}{P_{0\left(2\right)}}.\frac{x}{1-x}=\frac{400}{762}.\frac{90}{10}=4,7\)

mà Y(1)+Y(2)=1

Vậy Y(1)=0,82, Y(2)=1-0,82=0,18

 

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Hoàng Hải
10 tháng 5 2015 lúc 23:31

Gọi A là bromobenzen, B là clorobenzen,\(x_A,x_B\)  lần lượt la số mol riêng phần của A và B trong dung dịch

Suy ra \(x_A+x_B=1\) (1)

a) Ta có: Ở \(123,3^oC\)  Áp suất tổng : \(p_{tổng}=p_A+p_B=p_A^0.x_A+p_B^0.x_B\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(p_{tổng}=p_A^0+\left(p_B^0-p_A^0\right).x_B\Rightarrow x_B=\frac{p_{tổng}-p_A^0}{p_B^0-p_A^0}\) với 

\(p_{tổng}=760\left(mmHg\right);p_A^0=400\left(mmHg\right);p_B^0=762\left(mmHg\right)\) thay vào ta có \(x_B=\frac{760-400}{762-400}=0,9945\Rightarrow x_A=5,5.10^{-3}\)

b) theo bài ra ta có dung dịch chứa A và B có thành phần 10% mol B hay giả sử có 1 mol dung dịch thì có 0,9 mol A và 0,1 mol B nên suy ra \(x_A=\frac{0,9}{0,1+0,9}=0,9;x_B=\frac{0,1}{0,1+0,9}=0,1\)

Gọi \(y_A;y_b\) lần lượt là số mol riêng phần của A và B trong pha hơi

theo phương trình Konovalop I ta có :\(\frac{y_B}{y_A}=\frac{p_B}{p_A}=\frac{p_B^0.x_B}{p^0_A.x_A}=\alpha.\frac{x_B}{x_A}=\frac{762}{400}.\frac{0,1}{0,9}=0.212\)

mặt khác \(y_A+y_B=1\) nên kết hợp với tỷ số ở trên giải hệ phương trinhgf ta có \(y_A=0,825;y_B=0,175\)

Bình luận (0)
phan thị yến
11 tháng 5 2015 lúc 0:11

Đây là hệ dung dịch lý tưởng tan lẫn vô hạn vào nhau 

a. Gọi x là nồng độ mol riêng phần của C6H5Br   (1)  => nồng độ mol riêng phần của C6H5Cl (2)  = 1-x 

Ta có áp suất tổng cộng P = P(1) + (1-x)P(2) 

                                => P - P(1) = (1-x)P(2)  .Thay số ta có : 760 - P(1) =   762(1-x)    (*)

                                Mà ta lại có P(1) = 400x   ( **)

Từ (*),(**) ta có  P(1) = 2,21 mmHg

                        x= 5,52.10^-3

Vậy nồng độ mol riêng phần C6H5Br = 5,52.10^-3 và nồng mol riêng phần C6H5Cl = 0,9945

b. Gọi a là phần mol của C6H5Cl         a= ( 10 /  C6H5Cl  ) / [ ( 90 / C6H5Br ) + (10 / C6H5Cl ) ]

          b là phần mol của C6H5Br        b = (90 / C6H5Br ) /  [ ( 90/  C6H5Br ) + ( 10 / C6H5Cl) ]

Lấy tỷ số a/b  ta có  a/b = ( 10 / C6H5Cl ) . ( C6H5Br / 90 )

                                   = 157 / 1012,5

Mặt khác, theo  Konovalop I ta có tỷ số của C6H5Cl  và C6H5Br  =  ( 762.a) / ( 400.b)

                                                                                                = ( 762.157) / ( 400.1012,5)

                                                                                                = 0,3 

Bình luận (0)
Tạ Thị Thanh
14 tháng 5 2015 lúc 21:21

a. Hai cấu tử tạo với nhau một dung dịch xem như lý tưởng

  => P = P0+ P0= P01 + (P02 - P01) . x2

  => x\(\frac{P-P^0_1}{P^0_2-P^0_1}\)\(\frac{760-400}{762-400}\)= 0,9945

  => x1 = 1 - 0,9945 = 0,0055

 Vậy thành phần của bromobenzen là : 0,0055

       thành phần của clorobenzen là : 0,9945

b. Tỷ số mol của clorobenzen và bromobenzen trong pha hơi trên dung dịch có thành phần 10% clorobenzen

   \(\frac{y_2}{y_1}\)\(\frac{P_2}{P_1}\)\(\frac{P^0_2.x_2}{P^0_1.x_1}\)\(\frac{762}{400}\)\(\frac{0,1}{0,9}\)= 0,21

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hóa lý
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Nam
Xem chi tiết
Pham Van Tien
Xem chi tiết
Pham Van Tien
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Hoàng Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Liễu Dung
Xem chi tiết
Đỗ Thành Nam
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Hoài
Xem chi tiết
Phạm Hương Giang
Xem chi tiết