Ở 123,30C bromobenzen (1) và clorobenzen (2) có áp suất hơi bão hòa tương ứng bằng 400 và 762 mmHg. Hai cấu tử này tạo với nhau một dung dịch xem như lý tưởng. Xác định:
a. Thành phần dung dịch ở 123,30C dưới áp suất khí quyển 760mmHg.
b. Tỷ số mol của clorobenzen và bromobenzen trong pha hơi trên dung dịch có thành phần 10% mol clorobenzen.
a) Gọi thành phần của Bromobenzen là x1, thành phần của Clorobenzen là x2
Hai cấu tử này tạo với nhau một dung dịch xem như lý tưởng
=> P=P1+P2=P1o.x1+P2o.x2 Mà x1+x2=1 nên P=P1o.x1+P2o.x2= P2o+ (P1o - P2o).x1
=> x1= \(\frac{P-P_2^o}{P_1^o-P_2^o}=\frac{760-762}{400-762}=0,00552\)
=> x2= 1-x1=1-0,00552=0,9948
Vậy thành phần của Bromobenzen là 0,0052, thành phần của Clorobenzen là 0,9948
b) Thành phần của clorobenzen là 10% suy ra thành phần của bromobenzen là 90%
=> tỉ số mol của clorobenzen và bromobenzen trong pha hơi là:
\(\frac{x^h_2}{x^h_1}=\frac{P_2}{P_1}=\frac{P_2^o.x_2^o}{P_1^o.x_1^o}=\frac{760.0,1}{400.0,9}=0,21\)
a, Gọi nồng độ mol riêng phần trong dung dich của (1) là x => nồng độ mol riêng phần của (2) là 1-x. Theo phương trình Raun kết hợp với đề bài, ta có hệ:
P(1)=x.400760-P(1)= (1-x).762Giải hệ phương trình trên ta có P(1)=2.2mmHg, x=5,5.10-3.
Vậy nồng độ phần mol của bromobenzen là 5,5.10-3, của clorobenzen là 1- 5,5.10-3=0,9945
b,Theo phương trình Konovalop I ta có:\(\frac{Y_{\left(1\right)}}{Y_{\left(2\right)}}=\frac{P_{0\left(1\right)}}{P_{0\left(2\right)}}.\frac{x}{1-x}=\frac{400}{762}.\frac{90}{10}=4,7\)
mà Y(1)+Y(2)=1
Vậy Y(1)=0,82, Y(2)=1-0,82=0,18
Gọi A là bromobenzen, B là clorobenzen,\(x_A,x_B\) lần lượt la số mol riêng phần của A và B trong dung dịch
Suy ra \(x_A+x_B=1\) (1)
a) Ta có: Ở \(123,3^oC\) Áp suất tổng : \(p_{tổng}=p_A+p_B=p_A^0.x_A+p_B^0.x_B\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(p_{tổng}=p_A^0+\left(p_B^0-p_A^0\right).x_B\Rightarrow x_B=\frac{p_{tổng}-p_A^0}{p_B^0-p_A^0}\) với
\(p_{tổng}=760\left(mmHg\right);p_A^0=400\left(mmHg\right);p_B^0=762\left(mmHg\right)\) thay vào ta có \(x_B=\frac{760-400}{762-400}=0,9945\Rightarrow x_A=5,5.10^{-3}\)
b) theo bài ra ta có dung dịch chứa A và B có thành phần 10% mol B hay giả sử có 1 mol dung dịch thì có 0,9 mol A và 0,1 mol B nên suy ra \(x_A=\frac{0,9}{0,1+0,9}=0,9;x_B=\frac{0,1}{0,1+0,9}=0,1\)
Gọi \(y_A;y_b\) lần lượt là số mol riêng phần của A và B trong pha hơi
theo phương trình Konovalop I ta có :\(\frac{y_B}{y_A}=\frac{p_B}{p_A}=\frac{p_B^0.x_B}{p^0_A.x_A}=\alpha.\frac{x_B}{x_A}=\frac{762}{400}.\frac{0,1}{0,9}=0.212\)
mặt khác \(y_A+y_B=1\) nên kết hợp với tỷ số ở trên giải hệ phương trinhgf ta có \(y_A=0,825;y_B=0,175\)
Đây là hệ dung dịch lý tưởng tan lẫn vô hạn vào nhau
a. Gọi x là nồng độ mol riêng phần của C6H5Br (1) => nồng độ mol riêng phần của C6H5Cl (2) = 1-x
Ta có áp suất tổng cộng P = P(1) + (1-x)P(2)
=> P - P(1) = (1-x)P(2) .Thay số ta có : 760 - P(1) = 762(1-x) (*)
Mà ta lại có P(1) = 400x ( **)
Từ (*),(**) ta có P(1) = 2,21 mmHg
x= 5,52.10^-3
Vậy nồng độ mol riêng phần C6H5Br = 5,52.10^-3 và nồng mol riêng phần C6H5Cl = 0,9945
b. Gọi a là phần mol của C6H5Cl a= ( 10 / C6H5Cl ) / [ ( 90 / C6H5Br ) + (10 / C6H5Cl ) ]
b là phần mol của C6H5Br b = (90 / C6H5Br ) / [ ( 90/ C6H5Br ) + ( 10 / C6H5Cl) ]
Lấy tỷ số a/b ta có a/b = ( 10 / C6H5Cl ) . ( C6H5Br / 90 )
= 157 / 1012,5
Mặt khác, theo Konovalop I ta có tỷ số của C6H5Cl và C6H5Br = ( 762.a) / ( 400.b)
= ( 762.157) / ( 400.1012,5)
= 0,3
a. Hai cấu tử tạo với nhau một dung dịch xem như lý tưởng
=> P = P01 + P02 = P01 + (P02 - P01) . x2
=> x2 = \(\frac{P-P^0_1}{P^0_2-P^0_1}\)= \(\frac{760-400}{762-400}\)= 0,9945
=> x1 = 1 - 0,9945 = 0,0055
Vậy thành phần của bromobenzen là : 0,0055
thành phần của clorobenzen là : 0,9945
b. Tỷ số mol của clorobenzen và bromobenzen trong pha hơi trên dung dịch có thành phần 10% clorobenzen
\(\frac{y_2}{y_1}\)= \(\frac{P_2}{P_1}\)= \(\frac{P^0_2.x_2}{P^0_1.x_1}\)= \(\frac{762}{400}\). \(\frac{0,1}{0,9}\)= 0,21