Lòng yêu nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Diệu Linh

Hãy viết một bức thư kể về người hùng của em

Cao Thị Ngọc Anh
14 tháng 2 2019 lúc 22:23

Bạn có thể dựa vào dàn ý sau đây để hoàn thiện bức thư :

*Phần đầu thư:
- Nơi ở của người viết và thời gian. Ví dụ như bạn ở Hà Nội và lúc viết thư là ngày 17/10/2018 thì bạn sẽ viết là: “Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2018”.
- Lời chào đầu thư: Vì đối tượng nhận thư là người anh hùng nên các em viết lời chào đầu thư là: (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ngài, tên người nhận, vị thần,...) kính yêu, đáng kính,… Ví dụ: Bà ngoại kính mến!

**Phần nội dung thư:
- Dẫn nhập: Viết lời dẫn nhập cho người nhận hiểu, biết bạn là ai. Ví dụ như: Em xin tự giới thiệu, em là .... – người thần tượng anh trong sử thi "Bài ca chàng Đăm Săn".
- Đi vào nội dung: Em cho người anh hùng biết vì sao em xem anh là người hùng của mình, những hành động, cử chỉ, đức tính, ... nào của anh mà em yêu thích, mến mộ. Em có ước nguyện, yêu cầu gì với người hùng? ...

*** Phần kết thúc:
- Kết thúc bức thư em có thể bày tỏ tình cảm của mình với vị anh hùng, mong muốn vị anh hùng sớm hoàn thành ước nguyện cho mình và cho mọi người.
- Cuối thư có thể viết: Cô gái bé nhỏ, và ký tên.

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:45

Bạn tham khảo nhé, mik cũng lấy trên mạng thôi

Hà Nội năm 2018

Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.

Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.

Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ.

Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài.

Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.

Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.

Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.

Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt.

Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành.

Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi.

Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.

Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.

Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào.

Xin chào hẹn gặp lại!

....................................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:46

Thân gửi bạn

Trong những bức thư trước chúng ta đã trao đổi với nhau một cách rất hào hứng về chức vô địch AFF Cup 2018 của Đội tuyển Việt Nam. Và bạn có hỏi tôi về cầu thủ mà tôi yêu thích nhất phải không?

Nếu phải chọn ra cầu thủ ấn tượng nhất, tôi và chắc hẳn rất nhiều người khác sẽ nhắc đến Quang Hải, người hùng của đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam thời kỳ này.

Nhắc đến Quang Hải thì chúng ta sẽ nhớ đến những pha xử lý bóng khéo léo, đầy cảm hứng và sáng tạo vô tận của anh, cùng với khả năng sút xa trái phá, và khả năng đá phạt hoàn hảo.

Nhưng trên hành trình đến với chức vô địch AFF Cup vừa qua, chắc hẳn chúng ta cũng sẽ nhớ những lúc Quang Hải bị đối phương phạm lỗi liên tục, hết lần này đến lần khác, nhưng Quang Hải ngã xuống rồi vẫn đứng lên và thi đấu với tinh thần kiên định tuyệt vời.

Sự cứng cỏi của Quang Hải có lẽ là yếu tố quan trọng để anh bước vào môi trường bóng đá chuyên nghiệp từ rất sớm. Sau khi được đào tạo ở trung tâm bóng đá trẻ Hà Nội, cùng một thời gian được đào tạo ở trung tâm Hoàng Anh Gia Lai - JMG cùng lứa Công Phượng, Văn Toàn, Văn Thanh, Quang Hải đã sớm trưởng thành trên mọi cấp độ.

Tôi nhớ bắt đầu ấn tượng với Quang Hải trong màu áo U19 Việt Nam vào đến bán kết U19 Châu Á 2016. Rồi sau đó tôi càng ấn tượng hơn ở giải U20 World Cup 2017, nơi khả năng của Quang Hải và các đồng đội được thể hiện ở đấu trường thế giới dù chúng ta phải dừng bước sớm.

Ở giải đấu này cú sút đập cột của U20 Honduras có lẽ là dấu ấn lớn nhất của Quang Hải, đánh dấu sự tỏa sáng của ngôi sao mới trên bầu trời bóng đá Việt Nam ở tuổi 20.

Không lâu sau đó Quang Hải bắt đầu được gọi vào Đội tuyển quốc gia tham dự vòng loại Asian Cup và ghi được những bàn thắng đầu tiên.

Để rồi sang năm 2018, Quang Hải là nhân tố then chốt trong đội quân của huấn luyện viên Park Hang-seo liên tiếp có những chiến tích thần kỳ như giải U23 Châu Á, ASIAD, hay AFF Cup. Sẽ không ai trong chúng ta quên bàn thắng trong mưa tuyết trắng của Quang Hải ở trận chung kết U23 Châu Á, cùng phong độ tuyệt vời ở giải đấu này.

Sự ổn định của Quang Hải được duy trì giúp Đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup, và rất xứng đáng khi Quang Hải nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Ở Hà Nội FC, lâu nay Quang Hải cũng sớm trở thành một thành viên trụ cột, với không ít "siêu phẩm" ở giải vô địch quốc gia. Tôi cũng rất ngưỡng mộ Quang Hải ở điểm này.

Bạn chắc cũng đồng ý Quang Hải hiện nay đã là cầu thủ số 1 của bóng đá Việt Nam, và tôi tin rằng Quang Hải sẽ còn đạt được những đỉnh cao mới trong tương lai.

Bản thân tôi thấy Quang Hải là người có cuộc sống ổn định, không có điều tiếng gì trong khi cũng rất chỉn chu khi xuất hiện trước truyền thông; điều đó khiến tôi khâm phục anh hơn.

Quang Hải không chỉ là thần tượng, là người hùng của tôi mà chắc cũng là người hùng trong lòng nhiều bạn trẻ bởi anh mang lại niềm tin mạnh mẽ rằng bạn có thể vượt qua các giới hạn, nhất là giới hạn của bản thân, một cách hoàn hảo.

Bạn thấy thế nào về Quang Hải? Hãy viết thư hồi đáp tôi sớm nhé.

Tôi chờ đấy.

Ký tên:..................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:47

Hà Nội năm 2018.

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn nhé!

................................................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:48

Hà Nội năm 2018.

Các bạn yêu quý!

Những tiếng bom mìn của chiến tranh đã qua đi, một thời đau thương của dân tộc đã lùi vào dĩ vãng nhưng chúng ta không thể nào quên được những con người đã hi sinh để mang lại hòa bình cho Tổ quốc. Họ được Tổ quốc vinh danh, ca ngợi nhưng cũng có những con người thầm lặng tham gia vào cuộc chiến đấu ấy. Đó là bà ngoại kính mến của tôi. Đối với tôi, bà mãi là người hùng.

Bà ngoại của tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tuy rằng bà vẫn còn minh mẫn nhưng do tuổi thọ đã cao nên sức khỏe của bà cũng yếu hơn. Do khoảng cách địa lí khá xa nên một tháng tôi mới về thăm bà được một lần. Bà rất yêu quý tôi. Bà thường dặn dò các cháu phải học tập thật tốt để sau này dựng xây đất nước ngày càng phát triển. Mái tóc của bà đã bạc phơ theo năm tháng, những nếp nhăn cũng hằn in trên gương mặt phúc hậu. Bà tôi nuôi một đàn gà ở sau nhà để lấy trứng. Mỗi lần tôi về thăm, bà thường gói ghém trứng gà cẩn thận để cho tôi mang đi. Bao nhiêu tình yêu thương bà dồn hết vào những đứa cháu thân yêu. Bà bảo rằng ăn trứng gà rất tốt, hơn nữa mình tự nuôi được nên không phải lo lắng về các chất dinh dưỡng cũng như về độ an toàn thực phẩm.

Bà thường kể cho tôi nghe các câu chuyện cổ tích trong dân gian, câu chuyện về cô Tấm hiền lành, tốt bụng, truyện "Cây khế", "Sọ Dừa",... hay những truyện ngụ ngôn khiến tôi vô cùng thích thú. Ẩn sau mỗi câu chuyện của bà là một thông điệp, bài học nhân văn sâu sắc. Đó có thể là bài học về tình yêu thương, bài học về luật nhân quả "Ở hiền gặp lành", "Ác giả ác báo" hay những bài học về thói khoác lác, tự kiêu mà bà muốn nhắn gửi đến tôi. Bà luôn hướng tôi trở thành một người có tính thương người, biết giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn. Nhưng những câu chuyện hấp dẫn tôi nhất là những câu chuyện về chiến tranh mà bà kể lại.

Ngày còn trẻ bà là một thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngày ấy, bà chỉ là cô gái hai mươi tuổi - độ tuổi đẹp nhất của đời người. Bà đã tham gia vào đội thanh niên xung phong để cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ, bà cùng nhân dân hậu phương vận chuyển lương thực và vũ khí chiến đấu vào chiến trường miền Nam. Những chiếc xe đạp thồ dường như là quá sức với những cô gái nhưng họ không bỏ cuộc, lòng căm thù đã khiến họ có thêm động lực để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình. Bom mìn của giặc Mĩ ngày đêm dội xuống khiến nhân ta phải gánh chịu bao đau thương, tổn hại. Nhiệm vụ của các thanh niên xung phong là mở đường, khai thông giao thông và rà phá bom mìn để tránh được nguy hiểm cho bộ đội và nhân dân ta. Những khi mệt mỏi, họ cất tiếng hát để cổ vũ tinh thần chiến đấu. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, yêu đời đã in hằn trong trái tim của những người lính. Họ hẹn gặp lại nhau khi non sông thu về một mối. Bà tôi kể rằng khi hòa bình lập lại có những mối tình nên duyên vợ chồng nhưng cũng có mối tình còn dang dở khi đối phương đã hi sinh.

Cũng chính trong thời chiến tranh ác liệt ấy mà tình yêu của bà và ông tôi nảy nở, tình yêu của một anh bộ đội dũng cảm với một cô gái thanh niên xung phong gan dạ đã đơm hoa, kết trái trong bối cảnh khắc nghiệt đó. Bà tôi kể do hoàn cảnh chiến tranh nên hôn lễ tổ chức ở đơn vị của ông, có sự góp mặt của các anh em đồng đội. Khi đất nước thống nhất, hai người mới trở về quê hương thưa chuyện với gia đình. Tôi thật ngưỡng mộ tình yêu của ông bà, tình yêu cá nhân đã chuyển hóa vào tình yêu đất nước để cùng chiến đấu bảo vệ dân tộc đã có hàng nghìn năm lịch sử. Đến bây giờ, khi mái tóc của ông bà đã bạc, làn da cũng trở nên nhăn nheo, nụ cười không còn tươi như một thời tuổi trẻ nhưng ông bà vẫn dành cho nhau những hành động ân cần chứa đựng đầy tình cảm.

Sau chiến tranh, bà tôi trở về làng quê làm bên Tổ Văn hóa - Văn nghệ của xã. Giọng hát của bà vô cùng ấm áp được mọi người hết lời khen ngợi. Bà cũng là người truyền lửa cho các thế hệ sau này. Văn nghệ giúp đời sống tinh thần con người trở nên phong phú, tươi trẻ hơn. Có lẽ tính chất công việc đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách của bà tôi. Bà luôn lạc quan, vui vẻ và nhìn cuộc sống bằng cái nhìn tích cực. Những đứa trẻ con trong xóm rất quý bà tôi, mỗi khi tôi về thăm bà chúng thường rủ nhau kéo sang để nghe bà kể các câu chuyện hấp dẫn. Và mỗi khi có hoa quả chín bà thường cho mấy đứa trẻ khiến chúng rất tôn trọng và quý mến.

Năm học mới vừa rồi, bà tặng tôi một chiếc cặp sách mới màu hồng có hình một cô công chúa rất xinh xắn. Đó là phần thưởng bà dành tặng tôi trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh của năm trước và cũng là món quà khuyến khích tinh thần học tập của tôi.

Tôi vừa kể về bà ngoại - một người hùng trong mắt tôi. Còn người hùng của các bạn là ai? Hãy kể cho tôi biết nhé!

Tạm biệt các bạn!

....................................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:49

Hà Nội năm 2018

Các bạn thân yêu!

Trong khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn mỗi chúng ta đều thần tượng hoặc yêu quý một thầy cô nào đó. Đó có thể là thầy cô chủ nhiệm nghiêm khắc nhưng lại vô cùng yêu thương học sinh. Cũng có thể đó là cô giáo dạy âm nhạc có giọng hát hay hoặc thầy giáo dạy mĩ thuật vẽ rất đẹp,... Đối với tôi, người mà tôi thần tượng, coi là người hùng của mình chính là cô giáo dạy Lịch sử. Cô không chỉ là một cô giáo bộ môn mà còn là một người cô ruột của tôi nữa.

Cô của tôi tên là Phương Trúc, năm nay cô vừa tròn hai mươi tư tuổi. Cô có dáng người mảnh mai, làn da trắng hồng và một nụ cười như tỏa nắng. Mái tóc của cô được cắt ngắn đến ngang vai và tạo kiểu xoăn sóng làm tăng sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống ở con người cô. Cô đảm nhiệm vai trò dạy bộ môn Lịch sử ở trường tôi. Không chỉ vậy, cô còn là một giáo viên dạy giỏi, một cô giáo luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với học sinh và những bài giảng của mình. Trước khi lên lớp, cô đều chuẩn bị những bài dạy rất kĩ lưỡng, cô sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học khiến học sinh thích thú hơn và lôi cuốn được các bạn tham gia vào các nhiệm vụ học tập, xây dựng bài học. Là một cô giáo trẻ tuổi nên cô Trúc vô cùng tâm lí, gần gũi với học sinh. Các bạn học sinh có thể chia sẻ với cô về những phần kiến thức chưa hiểu rõ một cách thoải mái. Bên cạnh đó, cô còn đặc biệt quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lớp chủ nhiệm để đến động viên, thăm hỏi.

Vào khoảng hai tháng trước, do mải chơi nên tôi đã quên làm bài tập về nhà môn của cô. Tôi cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Chắc hẳn cô đã thất vọng về tôi nhiều lắm. May mắn làm sao khi cô không nói chuyện này với bố mẹ tôi. Cô chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở tôi phải học hành chăm chỉ để bố mẹ vui lòng, hơn nữa cũng đừng lơ là những môn học phụ. Học Lịch sử rất bổ ích bởi thông qua đó chúng ta biết được quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, chúng ta cũngbiết được lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và các cuộc chiến tranh ác liệt mà nhân dân ta phải trải qua, chiến đấu hết mình để có được nền hòa bình, độc lập như ngày hôm nay. Tôi đã xin lỗi cô và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Ở nhà, tôi thường xuyên tâm sự những chuyện trên lớp với cô, tôi còn chia sẻ cho cô biết về ước mơ của mình. Đó là ước mơ trở thành một tiếp viên hàng không. Cô rất ủng hộ tôi tuy rằng công việc này khá vất vả. Cô không quên nhắc tôi phải ăn uống đầy đủ, rèn luyện sức khỏe thật tốt và trau dồi ngoại ngữ để có thể thực hiện ước mơ.

Các trường vùng cao đang thiếu giáo viên, do đó cô của tôi đã đăng kí và nhận được quyết định chuyển công tác lên miền đất Tây Bắc để giảng dạy. Khi biết tin này, ông bà tôi đã ngăn cản bởi cô đang được biên chế ở trường huyện, nay chuyển lên vùng cao biết bao khổ cực và vất vả lại xa gia đình, người thân, xa ngôi trường mà mình đã gắn bó. Tôi cũng không muốn cô đi nhưng hành động của cô khiến tôi rất ngưỡng mộ. Cô sẵn sàng từ bỏ sự ổn định trong sự nghiệp mình đang có để đến với tiếng gọi của vùng cao, để giúp các bạn học sinh dân tộc biết thêm về lịchsử nước mình cũng như lịch sử thế giới.

Trước lúc rời xa gia đình, cô đến xoa đầu tôi và dặn dò tôi phải học tập thật tốt, khi nào về cô sẽ mua cho tôi một chiếc cặp sách hoặc một bộ quần áo bằng thổ cẩm của các dân tộc ở trên đó. Điều ấy khiến tôi vô cùng thích thú. Tôi hứa với cô sẽ chăm chỉ học bài và làm các bài tập về nhà để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Thỉnh thoảng cô liên lạc về gia đình và nói rằng cuộc sống vùng cao tuy có đôi chút khó khăn nhưng mọi người lại gắn bó với nhau như trong một gia đình nên cô cũng vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà.

Người cô của tôi xứng đáng là một người hùng khi không quản ngại khoảng cách xa xôi, vất vả để mang kiến thức đến rẻo cao Tây Bắc và truyền đạt cho học sinh những bài học quý giá.

Các bạn hãy kể về người hùng của mình nhé!

Tạm biệt các bạn

.............................................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:49

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 12 năm 2018

Chào các bạn, hôm nay là một ngày mưa, tôi bỗng thấy nhớ mẹ tôi quá, mẹ là người hùng trong lòng tôi. Có thể các bạn thấy lạ bởi khi nhắc về người hùng người ta thường mường tượng đến những người đàn ông vai dài sức rộng, một người nào đó vĩ đại lắm. Nhưng đối với tôi mẹ là người hùng duy nhất, chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi, trong cuộc đời tôi.

Mẹ tôi là một nông dân chính hiệu, cuộc đời mẹ tôi đã hứng chịu mọi gian nan, vất vả, ngay từ thời mẹ còn tấm bé đã chịu đủ mọi khổ cực. Mẹ không có một gia đình hoàn chỉnh, bởi từ ngày mẹ tôi 4 tuổi ông bà ngoại đã ly hôn, rồi cả hai lại nhanh chóng đi bước nữa, có những người con của riêng mình, mẹ trở thành một đứa trẻ mồ côi trong chính ngôi nhà của mình. Mẹ lớn lên dưới sự chăm sóc bảo bọc của cụ ngoại, nhưng cuộc sống nghèo khó vất vả, đã khiến mẹ phải liên tục bươn chải để kiếm sống, ăn không đủ no mặc không đủ ấm, việc học cũng vì thế mà dang dở, mẹ tôi phải nghỉ học từ năm lớp 5. Năm 18 tuổi, mẹ đi lấy chồng, thú thật bố tôi đã ly hôn một lần rồi mới đến với mẹ, ngày cưới mẹ không được mặc váy cưới, tiệc đãi cũng chỉ tầm chục mâm, có lẽ đó là nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời của mẹ, bởi mẹ luôn lâm vào trầm tư mỗi khi nhắc về kỷ niệm ấy.

Ngày mới cưới bố, mẹ phải chịu sự ấm ức bởi bà nội tôi vốn là người khó tính, cuộc sống mẹ chồng nàng dâu quả thật không hề dễ chịu. Bố tôi vì thương mẹ tôi, quyết tâm vào Nam đi làm kinh tế mới với hai bàn tay trắng, cuộc đời mẹ cũng vì thế mà cũng bước sang một trang mới. Vào miền Nam cũng là lúc mẹ có thai tôi, chẳng như những bà bầu khác được nghỉ ngơi, chân ướt chân ráo đi lập nghiệp, mẹ chỉ còn còn cách cố gắng đi làm thuê cho người ta để kiếm miếng cơm manh áo, công việc nào cũng nặng nhọc, mãi tận đến ngày sinh. Bữa cơm thường chỉ là những ngọn rau dại mọc quanh túp lều đi mượn, cùng đôi con cá khô, bố kể có những hôm mẹ thèm miếng thịt mà bố cũng không có tiền để mua, thương lắm. Nghèo khó hành hạ con người ta, bố mẹ không thể đi bệnh viện mà chỉ nhờ một bà mụ gần đó về đỡ, qua bao đau đớn, cuối cùng tôi cũng ra đời, nhưng mẹ tôi yếu đi rất nhiều, vì không được kiêng cữ đúng cách. Tôi thương mẹ tôi nhiều lắm, mỗi lần nghe bố kể chuyện thuở hàn vi, tôi chỉ chực trào nước mắt vì thấy mẹ khổ quá, hi sinh nhiều vì gia đình, vì cuộc sống mà phải lam lũ vất vả.

Cuộc sống gia đình tôi có khởi sắc khi cuối cùng bố mẹ cũng dành dụm được một số tiền tậu lấy mảnh đất nhỏ, trên mảnh đất đầy cỏ tranh cùng với những bụi lồ ô rậm rạp, cũng một tay bố mẹ tôi khai khẩn rồi trồng lên những cây cà phê đầu tiên. Nhưng trời không chiều lòng người, khi đến vụ thu hoạch thì cà phê mất giá chỉ còn ba ngàn đồng trên một ký, mẹ tôi với sự kiên cường của một người đàn bà thép đã bàn bạc với bố, quyết tâm trồng rau đém bán, lấy ngắn nuôi dài. Hằng ngày cứ ba rưỡi sáng bố mẹ lại lọ mọ đi cắt rau chất đầy vào hai cái thúng để mẹ đem bán. Lúc ấy cả xã ai cũng biết mặt mẹ tôi, giờ gặp lại họ vẫn thốt lên "Ơ, Lệ bán rau ngày xưa đây mà!" đầy hoài niệm, dấu chân của mẹ đã in mòn khắp mọi nẻo đường, đôi vai gầy guộc vẫn ngày ngày gánh rau đi bán, chắt chiu từng đồng để nuôi cả gia đình. Có những lúc tôi nghĩ liệu có khi nào đôi vai ấy sụp xuống, liệu có bao lần mẹ đã khóc thầm mà tôi không biết?

Mẹ tôi là một người vô cùng nghiêm khắc, mẹ sống rất tiết kiệm, công việc trong ngoài gia đình đều do một tay mẹ chu toàn, bởi bố tôi vốn là một người không cẩn thận. Mẹ rất yêu thương chị em tôi, tôi vẫn nhớ như in từng lời dạy, từng cái nắm tay khi mẹ dạy tôi viết những con chữ đầu tiên, ký ức chỉ như mới vừa hôm qua. Ôi, sao ấm áp đến thế! Tuổi thơ tôi là bóng dáng mẹ đi chợ về, tôi lúc nào cũng ngóng trông để được cái bánh rán, cái kẹo mút, thứ quà quý giá của tuổi thơ. Rồi là những hôm trời mưa gió mẹ đưa chúng tôi đi tiêm phòng, khắp nơi nước lũ dâng lên tới bắp chân, mẹ đặt chị em tôi vào đôi quang gánh của mẹ, rồi gánh đi, vượt cả chục cây số để đến được trạm xá. Tôi sợ tiêm, mẹ lại ôm tôi vào lòng dỗ dành, lời mẹ như liều thuốc tê ngọt ngào làm tôi quên hết tất cả đau đớn.

Sau này khi lớn lên, mẹ lại nghiêm khắc dạy dỗ chúng tôi, mẹ không muốn tôi ỷ lại, mà phải biết cách tự lập và lo cho bản thân từ sớm, nhờ công của mẹ mà từ năm học lớp 2 tôi đã biết bắc một nồi cơm hoàn chỉnh, lớp 3 đã có thể nấu bữa cơm đơn giản, lớn hơn xíu nữa tôi đã có thể phụ bố mẹ công việc vườn tược, so với bè bạn trang lứa tôi là đứa tự lập nhất. Cho đến hôm nay tôi đã 14 tuổi, mẹ tôi cũng già đi nhiều, cuộc sống cũng đã khá giả hơn trước, nhưng chưa khi nào tôi thấy mẹ ngơi nghỉ và sống cho bản thân. Mẹ vẫn luôn như thế, quần quật lao động, không quản mưa nắng, mẹ bảo: "Những gì mẹ cố gắng hôm nay đều là vì tương lai của các con, mẹ không muốn sau này con phải cực khổ như mẹ ngày xưa, tủi lắm con ạ", rồi mẹ rơi nước mắt, lần đầu tôi thấy mẹ khóc, thật đúng "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ", cũng chẳng ai hi sinh nhiều như mẹ.

Mỗi lúc tôi gặp khó khăn, hay có những vấn đề nan giải, mẹ như là một vị quân sư tài ba luôn cho tôi những phương hướng, gợi ý để tôi có thể tự giải quyết được. Lúc tôi lớn lên, học lớp lớn hơn, mẹ không còn giúp đỡ cho việc học của tôi được nữa, mẹ trầm tư ánh mắt buồn buồn, vuốt đầu tôi: "Mẹ ít chữ, chẳng giúp gì con được, con hãy cố gắng nghe thầy nghe thầy, hỏi bạn để học tập cho tốt". Từ đôi mắt ấy của mẹ, tôi thấy nỗi xót xa tràn ngập trong đáy mắt, khóe mắt mẹ nay đã thêm vài nếp nhăn, làn da mẹ cũng sạm đen vì mưa nắng, đôi tay vốn thon gầy, nay trở nên gân guốc, thô ráp, xù xì. Nhưng tôi thích nắm đôi bàn ấy nhất, khi những mảng chai sần miết vào tay tôi, lòng tôi lại càng thêm quyết tâm học hành thành người, để mai sau đủ sức cho mẹ một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc. Cuộc sống vất vả khiến cơ thể mẹ mang nhiều bệnh tật, nhưng mẹ chưa bao giờ cho chị em tôi biết, mẹ cứ chịu đựng một mình như thế, có lẽ mẹ sợ chúng tôi lo lắng, càng như vậy tôi lại càng thương mẹ nhiều hơn. Cả cuộc đời mẹ vất vả nhiều, nhưng chưa bao giờ mẹ oán than nửa lời, mỗi lần mẹ nhìn tôi trìu mến, tôi lại càng hiểu rằng mẹ tin tưởng và đặt hi vọng ở tôi rất nhiều, mong đứa con gái lớn của mẹ sẽ nên người, có một cuộc sống hạnh phúc, chẳng phải bôn ba lo nghĩ nhiều như mẹ, vậy thì mẹ mới có thể yên tâm. Tôi dặn lòng mình không được phép để cho mẹ thất vọng, bởi mẹ đã khổ nhiều, tôi khống muốn thành mối lo trong lòng mẹ thêm nữa. Mẹ tôi, người hùng tuyệt vời, người hùng duy nhất, mẹ là tượng đài không ai có thể thay thế trong lòng tôi, niềm tin của mẹ sẽ là ngọn đèn soi sáng dẫn bước tôi vào tương lai.

Xin chào các bạn và hẹn gặp lại!

.................................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:50

Hải Phòng, ngày 18 tháng 12 năm 2018

Gửi tới các bạn - những người đang đọc bức thư này,

Gửi tới người chú yêu quý nhất của con,

Có lẽ bất cứ ai trên thế giới này đều có một người mà mình rất khâm phục, rất ngưỡng mộ. Tôi vẫn thường nghe bạn bè kể về người mà họ ngưỡng mộ, đó là những người anh hùng, những siêu nhân, những người với những năng lực kỳ diệu,... Đó là những người mà các bạn ấy coi là người hùng của mình. Nhưng đối với tôi, người hùng của tôi lại không phải một người như thế. Người đó chẳng có bất kỳ siêu năng lực hay sức mạnh siêu nhân nào, thế mà lại có thể làm mọi thứ trên đời cho tôi. Người hùng của tôi là chú của tôi.

Khi tôi sinh ra đã không được may mắn như các bạn khác có đầy đủ cha mẹ. Tôi sinh ra khi cha tôi đã mất, chỉ còn mình mẹ tôi gồng gánh nuôi tôi từng ngày. Mỗi ngày, mẹ phải làm rất nhiều việc để có đủ tiền để trang trải cuộc sống của hai mẹ con. Thế nhưng, để có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, không thể không nhắc tới công sức của chú - người cha thứ hai của tôi.

Chú là em trai của bố tôi, nhỏ hơn bố tôi hai tuổi và là em út trong gia đình. Chú có gia đình riêng của mình với thím và hai đứa em nhỏ. Cuộc sống của chú cũng vất vả là vậy nhưng chú lại chính là người giúp đỡ mẹ con qua những tháng ngày khổ cực, mệt mỏi nhất.

Gia đình tôi ở một vùng quê nghèo với quanh năm chỉ quanh quẩn với ruộng vườn, với những ao hồ, quanh quẩn với những mùa lúa, ngô, khoai, sắn. Cuộc sống cũng vì thế mà chẳng có mấy điều kiện khá giả như các bạn ở trên thành phố. Thế nhưng tôi vẫn có đầy đủ mọi thứ, được đến trường học tập như bao bạn khác, một phần công cũng là của chú. Mẹ tôi làm lụng vất vả suốt năm tháng, nhưng để cho tôi đi học thì mẹ cũng phải rất khó khăn. Chính chú là người động viên mẹ tôi cho tôi được đi học, được nuôi trong lòng những ước mơ về một cuộc sống khác, tươi đẹp hơn. Chú đã nói với mẹ rằng: "Chỉ có đi học mới giúp bọn trẻ thoát được cái nghèo, cái khổ ở quê thôi chị ạ! Chị hãy để cháu nó được đi học đi". Chính chú là người giúp tôi có thể học hành yên ổn tới bây giờ khi chú là người phụ giúp mẹ tôi giúp tôi thực hiện được mơ ước của mình.

Cứ tưởng rằng một người nông dân chân lấm tay bùn như chú sẽ thô kệch, sẽ chỉ quen đồng ruộng mà thôi, nhưng không ai biết chú tôi là một người nấu ăn cực giỏi và còn cực kì khéo tay nữa. Mỗi bữa cơm mà được chú nấu sẽ là cả bầu trời những đồ ăn ngon, những món ăn lạ mà chúng tôi chưa từng được biết tới. Cứ tưởng một người đàn ông như chú sẽ chỉ biết nấu những món đơn giản thế mà chú của tôi nấu toàn những món lạ nhưng lại ngon vô cùng, khiến cho chúng tôi không bao giờ có thể ngớt lời trầm trồ thán phục. Không chỉ nấu ăn ngon, chú tôi còn cực kì khéo tay nữa. Từ những bộ bàn ghế, những chiếc bít khắc tên, hay đồ dùng bằng gỗ trong nhà,... chú đều có thể tự đóng từ gỗ, hoặc sửa chúng một cách dễ dàng. Bộ bàn học của tôi là do chính tay chú tôi đóng cho tôi. Chú tôi có thể làm được mọi thứ từ những việc nhỏ tới những việc to lớn trong nhà. Chú như có sức mạnh của một siêu nhân vậy.

Chú đã giúp đỡ mẹ con tôi rất nhiều mặt trong cuộc sống. Tôi nhớ những buổi sáng mùa đông, rét buốt, cái lạnh cắt da cắt thịt, chú là người sang đón tôi và đưa tôi tới trường. Những lúc chúi sau lưng chú, tôi thấy lưng chú thật lớn, đủ để che kín cho cả ba chị em tôi.

Không chỉ là một người chú giúp đỡ bên ngoài cuộc sống của tôi, chú là một người cha thực thụ của tôi vậy. Chú đối xử với tôi như những đứa con của chú. Chú không nuông chiều tôi mà còn thay mẹ tôi dạy dỗ tôi mỗi khi tôi phạm lỗi. Tôi nhớ có một lần tôi phạm lỗi cãi lời mẹ, chú là người đã đánh tôi. Điều này làm tôi nghĩ rằng tôi không phải là người mà chú coi như con, là người mà chú yêu quý. Tôi đã tỏ ra lạnh nhạt, khó chịu và càng ngang bướng hơn. Chính chú là người đã mở lời nói cho tôi biết về cuộc sống, về sự vất vả mà mẹ đã chịu đựng để cho tôi có ngày hôm nay, và chú cũng nói rằng, đánh tôi là biện pháp mà chú sử dụng cuối cùng khi tôi không làm tròn trách nhiệm của mình. Chú cứ như vậy, khuyên răn tôi trở thành một đứa con ngoan, trưởng thành hơn, biết chịu trách nhiệm hơn trong cuộc sống của mình.

Không có bố bên cạnh, những tưởng tôi sẽ trở thành một đứa trẻ khó ưa, thế nhưng có chú, tôi đã trở thành một đứa con ngoan hơn, trưởng thành hơn và là một học sinh tốt. Chú đã lãnh trách nhiệm dạy dỗ tôi thay cho bố tôi, bảo ban tôi từng điều nhỏ trong cuộc sống, từ cách đi đứng, ăn uống, sự lễ phép, từng điều từng điều đó đều do chú dạy bảo cho tôi.

Tôi có thể chưa từng ghi nhớ kỹ một điều gì, nhưng tôi lại có thể nhớ rất rõ lần tôi bị ốm nặng. Đó là khi tôi mắc bệnh về thận, cơ thể sưng phù lên. Mẹ tôi vốn chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mẹ hoảng hốt và không biết nên làm điều gì cho tôi cả. Chính trong lúc rối ren đó, chú đã là người cứu vớt lấy tôi. Chú bế xốc tôi, chạy khỏi nhà, ôm tôi lên xe máy rồi phóng xe lên bệnh viện huyện ngay trong đêm. Bệnh viện huyện ở chỗ tôi cách nhà tôi hai mươi kilomet, vậy mà chú cứ thế lao đi cho tới khi tới nơi. Chú bế tôi vào phòng cấp cứu rồi thực hiện tất cả mọi thủ tục cần thiết để khám bệnh cho tôi. Những ngày nằm trong bệnh viện, vì nhà xa, tôi lại chỉ có mẹ, chú lại lãnh trách nhiệm đi lại, chăm sóc, lo lắng cho cả mẹ con tôi trên viện cho tới khi tôi được trở về nhà. Lúc trong cơn bệnh, tôi nhận ra rằng chú đã lo lắng cho tôi tới nhường nào. Chú như là người bố của riêng tôi vậy. Và lúc đó, tôi đã nhận ra được rằng chú chính là người hùng trong lòng tôi bấy lâu nay. Dù cuộc sống có vất vả và khó khăn thế nào, thế nhưng bao lâu nay, chú vẫn luôn bên cạnh, giúp đỡ mẹ con tôi, lo cho tôi từng chút như đứa con ruột thịt của mình.

Nếu có ai đó hỏi tôi, người hùng trong lòng tôi là ai thì tôi sẽ trở lời rằng, đó là chú của tôi. Một người là người thân, người cha thứ hai đã dưỡng dục tôi trưởng thành. Chú tôi cứ như vậy, theo tôi từ ngày bé cho tới lúc tôi lớn lên, chẳng bao giờ tính toán thiệt hơn. Hi vọng chú của tôi sẽ luôn khỏe mạnh và luôn mãi bên cạnh tôi như vậy.

Cháu gái của chú

................................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:51

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.

Chào các bạn!

Có thể nói, trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai cũng có một người hùng cho riêng mình. Một người với năng lực đặc biệt, với tấm lòng tốt, hào hiệp, là hình mẫu lý tưởng để chúng ta vươn tới. Và đó cũng có thể là người luôn sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ chúng ta bất cứ lúc nào. Bởi người hùng thì luôn bênh vực kẻ yếu và đấu tranh vì chính nghĩa.

Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này rất lâu. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh của năm anh em siêu nhân hay người anh hùng Batman, người Nhện Spider-Man mà tuổi thơ chúng ta ai cũng biết đến, và say mê tài năng của họ, kính trọng phẩm chất dũng cảm, lòng yêu thương con người...

Tuy nhiên, để viết về một người hùng của riêng tôi, kể cho các bạn nghe về người đó thật rành mạch, chi tiết, thì tôi chọn để viết về thầy giáo chủ nhiệm của mình, một người hùng hiện diện trong đời thực, bên tôi mỗi ngày, đem đến cho tôi và các bạn tôi thật nhiều niềm vui và sự bình an.

Thầy tôi năm nay khoảng ngoài 30 tuổi. Thầy có một dáng người thật khỏe mạnh, cân đối, với đôi tay rắn chắc và đôi chân dài. Tôi nghe các anh chị lớp trên kể rằng thầy rất giỏi các môn thể thao, và từng đạt giải khi thi đấu môn điền kinh. Mỗi khi ngắm nhìn thầy đi trên sân trường, tôi rất thán phục những bước chân nhanh nhẹn, quả quyết của thầy. Khi thầy đứng trên bục giảng và dạy cho chúng tôi những bài học mới, thì thầy quả thật là một người hùng về tri thức. Những bài lịch sử khô khan trở nên sống động lạ thường qua cách dạy hấp dẫn của thầy. Thầy thường nói về chúng qua những câu chuyện lịch sử thú vị. Chẳng hạn như dạy về danh tướng Trần Hưng Đạo, thì thầy kể về những câu nói nổi tiếng của ông: "Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng", hay "Năm nay đánh giặc nhàn". Dạy bài học về vị minh quân Lê Thánh Tông, thầy lại kể về những độc chiêu trị quan tham của ngài. Tóm lại, những điều thầy dạy dỗ chúng tôi cứ đi sâu vào trí óc thật tự nhiên, và còn đem đến cho chúng tôi muôn ngàn triết lý sâu sắc và thú vị. Đến nỗi chúng tôi mong chờ đến giờ học của thầy như mong đợi một giờ vui chơi, giải trí vậy. Người hùng thầy giáo của chúng tôi thật đáng khâm phục, phải không các bạn? Và chúng tôi thật may mắn khi được là học sinh của thầy.

Thầy tôi còn là người hùng luôn bảo vệ chúng tôi. Thầy thường dạy chúng tôi cách tuân thủ luật lệ giao thông khi di chuyển ngoài đường, khi qua đường thì phải đi đúng chỗ có vạch vôi trắng, và chú ý tuân thủ hiệu lệnh đèn giao thông, hay sự điều khiển của các chú cảnh sát. Đặc biệt, khi tan học, nhiều bạn phải đi qua con đường Trường Chinh đầy xe cộ, thì thầy nhanh nhẹn bước ra, cùng với một thầy khác, thổi còi xin phép, rôi giăng dây để chúng tôi an toàn bước qua đường. Thầy đứng bên này quan sát rất kỹ, có bạn vấp té, thì thầy bước tới ngay, nâng dậy rồi dẫn qua bên này đường. Thầy tỉ mỉ chăm chút như vậy, khiến tất cả chúng tôi đều biết ơn và yêu mến thầy.

Có một lần, tôi đi học sớm. Khi đến gần công trường, thì có một người đàn ông lớn tuổi, dáng vẻ bặm trợn, chặn tôi lại rồi nói: "Mày nộp hết tiền ra cho tao. Nếu không, đừng trách tao...". Quá sợ hãi, tôi nhìn xung quanh cầu cứu, nhưng sáng sớm, rất vắng người. Tôi chẳng biết làm sao, đành run rẩy mở cặp, lấy số tiền tiêu vặt mà ba mẹ cho và tôi để dành được, định đưa cho ông ta. Thì tôi nghe giọng của thầy vang lên ở sau lưng: "Có việc gì thế? Anh cần gì?". Quay lại, nhìn thấy thầy chủ nhiệm, tôi mừng phát khóc. Người đàn ông kia lúng túng rồi gằn giọng bảo thầy: "Có việc gì thì liên quan gì đến mày. Biến đi, không thì đừng trách". Thầy tôi đanh mặt lại, và cương quyết bảo ông ta: "Đây là học sinh của tôi. Nếu ông còn giở trò trấn lột, tôi sẽ báo công an, không để ông yên đâu". Tay thầy kéo tôi về phía mình, ôm lấy tôi một cách ấm áp và vững chãi. Người đàn ông thấy thế bèn lầm bầm gì đó trong miệng và quay lưng bỏ đi. Lúc đó tôi mới òa khóc và nói với thầy là tôi rất sợ. Thầy dẫn tôi vào trong trường, rút khăn tay lau nước mắt cho tôi, rồi trầm ngâm, thầy nói: "Không thể để các em phải chịu sự mất an toàn như thế này nữa. Em yên tâm, thầy sẽ nghĩ ra cách". Sau đó mấy ngày, tôi thấy cứ sáng sớm, thầy tôi và các thầy giáo trẻ khác đã thay nhau trực ở trước cổng trường, khi ba mẹ đưa chúng tôi đến, các thầy đón và dẫn ngay vào trong sân. Người đàn ông hung dữ cũng không còn thấy bóng dáng đâu nữa. Tôi thầm biết ơn thầy tôi, nhưng chẳng biết bày tỏ thế nào, chỉ đành cố gắng ngoan hơn, học chăm hơn cho thầy vui lòng.

Người thầy giáo, người hùng của chúng tôi đó không phải chỉ tốt với chúng tôi. Tôi đã từng nhìn thấy thầy mang túi xách nặng và đưa một cụ già sang đường. Hôm trời mưa to, đường Trường Chinh ngập lấp xấp, thầy chạy ra, dẫn xe cho một cô mang thai bị tắt máy khi đi qua quãng ngập. Các bạn còn truyền tai nhau, bảo rằng, chủ nhật, thầy thường hay đi làm công tác xã hội, như đến trại trẻ mồ côi thăm các em nhỏ, hay cùng Chi đoàn giáo viên đi vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc... Chính vì thế, chúng tôi bảo nhau phải noi theo gương thầy, biết làm việc tốt khi có dịp, và đặc biệt phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, giữ cho thành phố thân yêu được xanh- sạch- đẹp...

Mỗi ngày đến lớp, tôi đều được gặp người hùng của mình, được nghe thấy giọng nói trầm ấm và mạnh mẽ của thầy khi giảng bài,và khi dạy chúng tôi những điều hay lẽ phải. Nghĩ đến thầy, tôi luôn thấy một niềm tin sâu sắc và một sự động viên mãnh liệt để tôi cố gắng phấn đấu, trở thành một người như thấy tôi: vừa giỏi giang, vừa nhân hậu, một người hùng giữa đời thường của chúng ta.

Thân chào các bạn! Chúc các bạn luôn có những người hùng như thế trong cuộc sống của mình!

(Họ và tên)..............................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:54

Hà Nội năm 2018

Xin chào các bạn!

Nếu có người hỏi rằng ai là người hùng của tôi thì tôi sẽ không ngần ngại nói đó là anh trai của mình. Có được một người anh như vậy quả là một niềm hạnh phúc và may mắn.

Anh tôi tên là Minh Quân, anh ấy đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Dáng người anh khá cao và cân đối, đặc biệt anh có một nụ cười rất tươi. Anh là người lắng nghe, sẻ chia với tôi những câu chuyện ở lớp học và những câu chuyện về bạn bè, cuộc sống. Do tôi là em gái nên luôn được anh nhường nhịn và bảo vệ. Hai anh em sống hòa thuận và rất ít khi xảy ra tranh cãi vì bố mẹ thường dạy bảo chúng tôi rằng chuyện gì cũng có cách giải quyết, anh em trong một nhà không nên to tiếng với nhau làm mất đi không khí vui vẻ.

Tôi và anh có rất nhiều kỉ niệm như những lần trốn bố mẹ đi bắt ve sầu hay những lần đi nướng ngô, nướng sắn cùng những đứa trẻ trong xóm. Nhưng kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi đó là lần anh đã giải cứu tôi thoát khỏi mấy bạn học sinh lớp trên. Sau buổi học hôm đó, tôi đang đi xe đạp để về nhà thì bị mấy bạn học sinh trêu ghẹo, đi dàn hàng để chặn đường. Lúc đó, tôi gần như bật khóc vì bất lực, không có cách nào để thoát khỏi vòng vây ấy. Đúng lúc đó anh tôi xuất hiện. Tôi cứ ngỡ anh ấy sẽ quát tháo, to tiếng với các bạn kia một trận nhưng trái lại, bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, anh đã khiến các bạn xin lỗi tôi và không chặn đường tôi nữa. Sau đó, trên đường trở về nhà tôi đã kể cho anh nghe những câu chuyện ở lớp. Tôi rất vui vì anh đã xuất hiện kịp thời để bảo vệ đứa em gái ngây thơ, bé bỏng này. Anh nhắc tôi lần sau đi học về thì nên đi cùng các bạn khác chứ không nên đi một mình, khi có chuyện gì không hay phải la lên thật to để mọi người xung quanh còn giúp đỡ.

Là con trai lớn nên hầu như các công việc nhà phụ giúp bố mẹ đều do anh làm, tôi chỉ làm phụ anh những việc nhỏ như quét nhà, nhặt rau,... Anh cũng không vì thế mà ghen tị với em gái, anh còn bảo rằng bây giờ anh làm đỡ tôi, sau này anh đi học Đại học thì nhường cho tôi làm hết. Thời gian trôi đi, hiện tại anh đã là cậu sinh viên năm nhất của một trường Đại học thuộc top đầu cả nước về chất lượng đào tạo. Anh chọn ngành Ngôn ngữ Anh vì muốn sử dụng ngôn ngữ này một cách thành thạo để trở thành phiên dịch, biên dịch viên trong các công ty, doanh nghiệp, nhà xuất bản hoặc có thể làm hướng dẫn viên du lịch, giảng viên giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm ngoại ngữ và các trường Trung học, Tiểu học,... Tiếng anh là một ngôn ngữ phổ biến trong thời buổi hiện nay và sử dụng thành thạo tiếng Anh sẽ mở ra rất nhiều cơ hội làm việc nên anh luôn cố gắng trau dồi vốn kiến thức của mình.

Anh Minh Quân còn là người hướng dẫn tôi làm những bài toán khó và rèn luyện cho tôi về ngữ pháp môn Tiếng Anh cũng như các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của bộ môn này. Do hiện tại anh đi học xa nhà nên không hướng dẫn tôi học thường xuyên được nhưng mỗi lần về nhà, anh đều dành nhiều thời gian chỉ bảo tôi. Anh dặn dò tôi ở nhà phải biết nghe lời bố mẹ, cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi để bố mẹ tự hào và giúp đỡ bố mẹ những công việc nhẹ để bố mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Tính cách anh hòa đồng nên được nhiều bạn bè và thầy cô yêu mến. Mỗi lần anh rời nhà lên thành phố học, anh đều hứa sẽ mua quà cho tôi nếu tôi học giỏi và ngoan ngoãn. Quà của anh có khi là những gói bim bim, hộp kẹo sô-cô-la, chiếc cặp tóc mà tôi yêu thích cũng có khi là những cuốn truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, những cuốn hạt giống tâm hồn chứa đựng bao bài học ý nghĩa.

Anh trai của tôi tâm lí và luôn yêu thương em gái. Anh sẵn sàng bao che cho tôi khi tôi đi tắm mưa bị cảm lạnh cùng mấy đứa bạn trước bố mẹ để nhận lỗi về mình, đồng thời anh cũng nhắc nhở tôi phải biết giữ gìn sức khỏe để bố mẹ không lo lắng. Người hùng của tôi tuyệt vời như vậy đấy. Người hùng của các bạn thì sao, hãy kể cho tôi biết nhé!

Chào thân ái

..............................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:55

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn, mỗi người trong chúng ta đều ấp ủ những niềm mơ ước riêng. Với tôi, niềm mơ ước của mình chính là trở thành một nghệ sĩ piano tài ba. Những ngày đầu, việc chơi đàn đã khó với tôi rồi, huống chi việc trở thành nghệ sĩ. Sau một hành trình tập luyện dài, tôi đã vô cùng hạnh phúc bởi mình đã chơi được những bản nhạc piano tuyệt vời. Hôm nay, tôi viết thư để kể cho các bạn nghe bí mật vì sao từ một cậu bé thiếu kiên trì, tôi đã làm được điều đó. Tất cả là nhờ bạn Bôm - người hùng trong trái tim tôi đấy các bạn ạ.

Nhắc đến người hùng, có lẽ trong tâm trí của những cô cậu học sinh như chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những người vĩ đại nhất: siêu anh hùng, siêu nhân nhện, thần đồng,... Cho đến khi, tôi vô tình biết cậu bé Bôm trên một chương trình truyền hình cuối tuần, tớ đã biết rằng người hùng còn là những người bé nhỏ thôi nhưng kiên cường, giàu nghị lực và vô cùng đáng ngưỡng mộ.

Bôm tên thật là Nguyễn Anh Tuấn. Năm nay, bạn ấy đã bước sang tuổi mười sáu. Bôm bao nhiêu tuổi là chừng ấy thời gian cậu đau đớn chống chọi với hội chứng xương cứng sớm cục bộ và đường thở hẹp. Ngay từ khi sinh ra, Bôm đã không may mắn có được hình hài vẹn nguyên như những đứa trẻ khác. Trán cậu gập lại, mặt hóp vào, đôi mắt lồi ra, chân tay dính vào nhau. Bôm và gia đình đã trải qua chặng đường dài với hơn chục ca đại phẫu để đưa Bôm về với hình dạng bình thường. Bôm phải chịu sự can thiệp của máy móc, của thiết bị y tế, của chất hóa học. Điều này có lẽ đã khiến Bôm đau đớn vô cùng. Cậu ấy thật đáng khâm phục đúng không? Nhưng điều bất ngờ hơn là Bôm có cùng một niềm mơ ước giống tôi: chơi đàn piano. Từ thuở hai tuổi, cậu ấy đã bị cuốn hút bởi những phím đàn. Lên ba, Bôm đã có thể chơi đàn. Năm mười lăm tuổi, Bôm trở thành học viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nhờ chương trình "Điều ước thứ bảy - Bản hòa tấu cha và con", Bôm được thực hiện ước mơ mặc vest thật bảnh và chơi piano thật cừ trên sân khấu lớn. Chao ôi! Cậu biết không, Bôm háo hức bước đến bên cây đàn, mải mê gõ từng nhịp, từng nhịp, du dương, rộn ràng... Khi nghe câu chuyện về người hùng bé nhỏ này, cả khán phòng đã nín lặng. Ống kính máy quay chỉ ghi lại một số khoảnh khắc xúc động của khán giả, nhưng tớ chắc một điều ai cũng nghẹn ngào.

Khi thanh âm từ cây đàn vang lên, trong tôi bỗng trỗi dậy một cảm xúc khó tả. Tôi nghĩ ngay đến ước mơ của mình và những tháng ngày chán chường khi tập luyện. Mỗi lần gõ nhầm phím, tôi luôn thể hiện thái độ nản chí bằng cách gõ thật mạnh lên phím đàn để trút giận. Tiếng đàn kêu vang liên hồi nhưng lòng tớ chẳng nguôi chán chường. Không ít lần, đầu ngón tay tôi bị đau, tôi đã chán ghét chơi đàn và có ý định từ bỏ. Khi ấy, tôi chẳng biết những người kém may mắn như Bôm lại chỉ mong có đôi bàn tay lành lặn để chơi đàn. Hình ảnh của Bôm hăng say tập luyện làm tôi kiên trì và quyết tâm hơn.

Bôm quả thực là một người hùng trong lòng tôi. Dù tôi chỉ biết đến cậu qua sóng truyền hình nhưng tôi tin cậu ấy đã vô cùng kiên cường, vô cùng dũng cảm để đấu tranh với chính tạo hóa và để chạm tay vào ước mơ. Chính Bôm là nguồn động lực để tôi hướng về ước mơ của mình. Tôi đã tự hứa là sẽ miệt mài tập luyện, sẽ không than phiền mỗi lần mỏi tay, sẽ không òa khóc chỉ vì mình sai nốt, lệch nhịp nữa.

Hẹn một ngày không xa, tôi sẽ hòa tấu những bản nhạc tuyệt vời!

Người bạn đặc biệt,

.........................

Thùy Trang
14 tháng 2 2019 lúc 12:56

Hải Phòng, ngày 10/12/2018,

Gửi lời chào tới tất cả mọi người đọc được bức thư này!

Gửi lời chào tới người bố của con!

Tôi luôn cho rằng mỗi người trong chúng ta đều có những người hùng riêng của lòng mình. Người hùng ấy có thể là một người có sức mạnh phi thường như siêu nhân,... Nhưng cũng có những người hùng chỉ là một người bình thường như bao người khác. Với tôi, người hùng trong lòng tôi chẳng có gì đặc biệt cũng chẳng có sức mạnh siêu nhiên, to lớn, phi thường, ông chỉ là một người hùng thật nhỏ bé, thật thầm lặng giữa cuộc sống bận rộn, quay cuồng này. Người hùng của tôi chính là bố.

Tôi được lớn lên trong một gia đình với mẹ là giáo viên còn bố là một bác sĩ thú y. Chẳng có gì đặc biệt hơn bao bạn khác. Thế nhưng, tôi luôn cho rằng, công việc của cả bố và mẹ đều là những công việc khiến cho người khác phải khâm phục biết nhường nào. Nếu như mẹ là một người lái đò, một người đưa dẫn con thuyền tri thức để trồng nên bao lớp người thì bố lại là một bác sĩ với công việc chuyên dành cho những chú cún cưng của người khác.

Cũng giống như các bác sĩ bận rộn ở bệnh viện lo cho từng bệnh nhân, bố tôi cũng bận rộn lo cho những con vật nuôi đến thăm khám bệnh. Vậy nên công việc của bố luôn luôn bận bịu mỗi ngày. Công việc ấy tưởng chừng như vô cùng nhẹ nhàng, không hề có sự mệt nhọc. Thế nhưng không phải ai cũng biết nỗi vất vả mà bố phải chịu hàng ngày.

Mỗi chú cún tới nhà của tôi để khám đều là những chú cún cưng của người khác, được nuôi trong nhà và đã quen với hơi người thế nhưng không phải thế mà việc tiếp cận chúng dễ dàng hơn. Chúng vẫn sẵn sàng xù lông và cắn người mỗi khi người lạ tới gần. Thế nên, công việc của bố là từ từ làm quen với từng em rồi thăm khám cho các em ấy. Bản tính của các em ấy giống như một em bé vậy nên bố phải rất tỉ mỉ và rất nhẹ nhàng mới có thể chạm vào các em ấy được. Có khi bố vừa đùa vui vừa cắt lông cho một em chó xù, có khi bố lại thăm khám cho một em mèo Ba Tư lông xù đáng yêu. Nhưng cũng có khi là những em chú Bull hung hăng khiến bố phải vất vả một hồi mới khám được cho em ấy. Công việc của bố tôi tưởng như chẳng có chút nguy hiểm nào, vậy mà không, cũng nguy hiểm lắm các bạn ạ!

Có một lần bố thăm khám và chữa cho một em mèo bị bệnh. Em ấy đã gầm gừ và quay lại cắn bố tôi khiến bố bị thương ở tay. Vì điều này mà phải mất một thời gian sau bố mới có thể quay lại công việc của mình vì vết cắn của em mèo kia để lại vết thương khá sâu trên tay của bố.

Tuy công việc chăm sóc các chú cún cưng bận rộn là vậy nhưng chưa bao giờ bố lơ là hay không quan tâm tới chị em tôi. Chỉ một chút thời gian trong ngày, nhưng ông vẫn dành thời gian nói chuyện, hỏi han chị em tôi đủ thứ trên đời. Mỗi câu chuyện của bố dường như luôn chứa đựng niềm vui, những bài học nhỏ mà bố muốn dạy chúng tôi.

Có một điều đặc biệt trong nhà chúng tôi đó là có rất nhiều những con vật nhỏ nhỏ, đặc biệt là mèo và chó. Chính bố là người đem chúng về. Có lẽ điều đã khiến tôi tôn sùng bố tôi nhiều như vậy, đó là bởi vì ông luôn là người giang tay, cứu cánh cho những con vật nhỏ bé khốn khổ kia. Bất cứ khi nào, bất cứ giờ nào lúc nào, chỉ cần có một cuộc gọi là ông lại bỏ đó tất cả mọi việc và đến xem xét tình hình của chúng. Có lẽ ý thức trách nhiệm và tình thương yêu động vật chính là động lực để bố bố lúc nào cũng luôn thực hiện đúng những trọng trách của mình đối với những con vật, bao gồm cả việc cứu chúng.

Tôi nhớ rõ có một lần khi tan học về nhà. Tôi thấy bố cũng đã kết thúc công việc của mình và chuẩn bị vào bếp vì hôm đó mẹ tôi về khá muộn. Ngay lúc ấy, một cuộc điện thoại gọi tới. Vậy là bố tôi nhanh chóng thay đồ rồi vội vàng chạy ra khỏi nhà. Tôi rất tò mò nên chạy theo bố. Thì ra cuộc điện thoại đó là của một bạn của bố - người đã phát hiện ra những chú mèo con nhỏ vừa mới sinh bị bỏ rơi ở lề đường. Chú ấy biết bố tôi là người hay cứu giúp động vật nên đã gọi cho bố tôi. Nhìn thấy những con mèo con nhỏ nằm trong chiếc thùng carton, ánh mắt bố như trở lên rạng ngời và kèm theo là một tiếng thở phảo nhẹ nhõm khi cả thảy bốn chú mèo con đều khỏe mạnh. Bố đã bế chúng lên, cưng nựng chúng như một con mèo mẹ thực thụ vậy. Và bố đã mang về nhà chúng, chăm sóc chúng cẩn thận như chăm những đứa con nhỏ vừa mới sinh của mình. Vậy nên, đôi khi tôi thấy thật ghen tỵ với những con vật nuôi của bố. Không chỉ lần đó, bố đã không biết bao lần đem về nhà những con vật nuôi nhỏ bị bỏ rơi ngoài đường. Và với tình thương và sự chăm sóc hết lòng của bố, những con vật đó lớn lên và ngày càng khỏe mạnh. Tình yêu thương của bố dành cho chúng đã khiến chúng trở nên hạnh phúc hơn. Có lẽ cũng chính vì thế mà tôi luôn cảm thấy bố của mình là một con người thật vĩ đại, bố là thiên thần đã cứu lấy rất nhiều sinh mạng giữa cuộc đời này. Khi mà ngoài kia, bao nhiêu người vẫn đang tay hành hạ, vứt bỏ những con vật nhỏ bé đáng thương, thì bố lại là người đem cho chúng hi vọng mới về một tổ ấm đầy tình yêu thương. Vậy đó, bố cứ thế làm nên bao điều kì diệu, gây dựng lên trong lòng chúng tôi tình yêu thương đối với những con vật quanh mình.

Chính thế, chẳng cần có siêu năng lực, chẳng phải có sức mạnh phi thường, bố tôi là một người hùng thầm lặng như thế. Bao nhiêu sinh mạng đã được bố đem về và truyền cho chúng niềm tin về cuộc sống mới. Bố là người xây dựng lên cho chúng tôi một tấm lòng biết bao dung, biết yêu thương từ những vật nhỏ bé bên cạnh mình. Bố là một người hùng như thế trong lòng tôi và cả những con vật nuôi trong nhà tôi nữa.

Ký tên: ...................................


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
Em hỏng có tên!
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Na
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
nguyễn hương giang
Xem chi tiết
︵✰Ah
Xem chi tiết
Kotori
Xem chi tiết