Cô Tuyết Ngọc

loading...

Gần đây bộ phim "The Glory" với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Song Hye Kyo đã gây sốt toàn cầu. Bộ phim có nội dung xoay quanh một nạn nhân của bạo lực học đường lớn lên và tìm cách trả thù nhóm thủ phạm. 

Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới, nó đã và đang là một vấn nạn xã hội trong môi trường học đường mà ở mọi quốc gia đều đặt nhiều sự quan tâm. Bạo lực học đường xứng đáng bị lên án bởi những hậu quả nghiêm trọng và đau xót mà nó mang lại, nó tác động ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tinh thần và nặng hơn là tính mạng của trẻ đang trong độ tuổi hoàn thiện bản thân.

Vậy các em hãy đề xuất giải pháp cho gia đình, nhà trường, xã hội và cho chính các bạn học sinh như em nhằm đẩy lùi vấn nạn này nhé!

03 bạn có câu trả lời hay nhất sẽ được tặng 3 GP.

Nguyễn Ngọc Gia Huy
16 tháng 3 2023 lúc 17:46

cách để phòng tránh là

Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực ,học cách kiềm chế cảm súc khi giận dữ tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh và xã hội.

Bình luận (0)
Đức Kiên
16 tháng 3 2023 lúc 18:11

Học sinh nên :

- Rèn luyện đạo đức của mình

- Chấp hành đúng nội quy của nhà trường 

- Nếu bị ai đánh mình thì phải nói với bố mẹ , thầy cô . 

Bình luận (3)
Minh Anh sô - cô - la lư...
16 tháng 3 2023 lúc 18:47

Đối với học sinh :

- Cần rèn luyện văn hóa, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ

- Đọc các thông tin về hậu quả của bạo lực học đường

- Tránh xa hoặc khuyên ngăn các hành vi bạo lực học đường của các bạn

- Cần nhường nhịn và kiềm chế cảm xúc. Không nên cãi nhau, mẫu thuẫn, đánh nhau với bạn

Đối với gia đình :

- Cần quản lí con em mình một cách nghiêm ngặt

- Không bỏ bê, phớt lờ, đánh con em. Những hành động đó cũng là lí do gây ra bạo lực học đường ở trẻ.

- Mua sách, kể cho con em về những hậu quả của bạo lực học đường.

- Lắng nghe, thấu hiểu con em.

Đối với nhà trường và xã hội :

- Tuyên truyền và cổ động tới các em hs và gia đình về vấn nạn và hậu quả của bạo lực học đường

- Ngăn chặn những trường hợp bạo lực học đường càng sớm càng tốt

- Động viên những em họ sinh bị bạo lực học đường

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Chi 	Mai
16 tháng 3 2023 lúc 21:06

Hiện tượng bạo lực không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

Bình luận (0)
Tiểu Linh Linh
17 tháng 3 2023 lúc 14:09

(mn xem qua, bài này e từng dự thi ở cấp 1 - cũng lâu r ag )

Vấn nạn bạo lực học đường

1/Thực trạng:

 Bạo lực học đường xảy ra ở rất nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn. Hiện nay theo thống kê: Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bạo lực học đường cao, các con số sẽ không ngừng gia tang. Nó không chỉ xảy ra với học sinh mà còn cả giáo viên đối với học sinh trong trường .

Theo thống kê: cứ 5 vụ /ngày tại trường học và ngoài trường. Khiến hơn 11 000 học sinh thì có em phải thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau sau, khoảng trên 5200 học sinh thì có một vụ đánh nhau.Đáng báo động hơn là một tháng có hơn 1.000 thanh niên phạm tội, cao hơn tội phạm từ 30 đến 45 tuổi… Những số liệu trên đang là hồi chuông báo động trong mỗi gia đình, trường học.

Là một HS e có ý kiến sau

2/Nguyên nhân

-          Thái độ cư sử, bắt nạt.

-          Do sự ảnh hưởn từ gia đình, bạn bè, xã hội,trường học.

-          Do sự thờ ơ của mọi người.

-          Do cách cư xử giữa người lớn và trẻ em chưa đúng mực, cư xử giữa các bạn chưa kìm nén cảm xúc.

-          Tiếp xúc với môi trường, sách báo thiếu lành mạnh.

-          Thiếu sự quan tâm của gia đình, môi trường – xã hội.

-          * Diễn ra trong và ngoài trường.

3/ Giải pháp

*Đối với gia đình

- Cần tạo ra môi trường sống lành mạnh, yêu thương, giám sát kỹ tình hình học tập của con cái với giáo viên và nhà trường.

*Đối với giáo viên/nhà trường/cơ quan quản lí giáo dục

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang tính hướng thiện, định hướng nhân cách cho học sinh.

- Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng chống bạo lực học đường cho học sinh.

-  Khuyên ngăn và giải quyết, giám sát kịp thời để ngăn chặn những vụ bạo lực học đường tại trường học .

- Phối hợp với gia đình cũng hỗ trợ kịp thời những khó khan, vướng mắc, tạo ra môi trường lành mạnh cho học sinh.

*Đối với học sinh:

- Cần chấp hành nội qui của trường lớp.

- Biết hòa đồng, lễ phép với bạn bè, thầy cô, gia đình.

- Học tập trong môi trường lành mạnh, biết kiểm soát hành động, cảm xúc.

- Tích cực tham gia nhiều hoạt động bổ ích do trường, địa phương tổ chức,…

 

Em xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe, dành thời gian đọc bài viết!

Bình luận (0)
Lê Đức Trí
17 tháng 3 2023 lúc 19:56

cách để phòng tránh là

Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực ,học cách kiềm chế cảm súc khi giận dữ tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh và xã hội.

Bình luận (0)
khlinhh
17 tháng 3 2023 lúc 23:25

- Trường học là nơi rèn luyện nhẫn cách, đạo đức cho học sinh, là nơi rèn dũa những tâm hồn còn mong manh và yếu ớt. Nhưng hiện nay, bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối không thể không đề cập đến trong những lứa tuổi cắp sách đến trường. Bạo lực học đường khiến cho nạn nhân sẽ ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý như: trầm cảm, luôn luôn ôm mình trong nỗi niềm lo sợ, mặc cảm tự ti,.. Vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn kịp thời kể từ bây giờ. 

+ Nguyên nhân gây nên Bạo lực học đường: 

- Do xung đột từ 2 phía (có thể là: nói xấu trên mạng xã hội, gây gỗ, cãi nhau, hay thậm chí là có thể liên quan đến các ban cán sự trong lớp, trường,..) 

- Do tính nóng giận, không thể kiềm chế cảm xúc

- Ảnh hưởng từ môi trường học tập và sinh sống, bắt chước, đua đòi

- Không có hoặc nhận thức kém về vấn đề

- Sự thờ ơ, vô cảm từ phía gia đình và nhà trường. Cha mẹ không quan tâm con cái

Vậy, chúng ta cần làm gì để đẩy lùi vấn nạn này?

- Đầu tiên, cần phải khẳng định rằng "Bạo lực học đường" là vô cùng nguy hiểm. Không được phép tham gia, đồng ý

- Cha mẹ, ông bà hãy dành thời gian lắng nghe và để ý đến con nhiều hơn. Không kiểm soát quá mức chặt chẽ, nhưng không thể lại buông quá lỏng. Nên đưa ra lời khuyên hợp lý cho con. 

- Cha mẹ, nhà trường cần cần phối hợp để nâng cao, tăng cường giáo dục cho học sinh về tầm nguy hiểm.  

- Nhà trường cần khắt khe hơn về kỉ luật và hình phạt

- Đưa ra nhiều chương trình giáo dục Kỹ năng sống, tuyên truyền về vấn đề "Bạo lực học đường", cách phòng chống và ngăn chặn.

- Học sinh cần nâng cao nhận thức và tiếp thu.

- Học sinh cần chấp hành đúng quy định và nội quy nhà trường.

Bình luận (0)

Đối với gia đình nạn nhân: Gia đình khi phát hiện các dấu hiệu bị bạo lực ở trẻ thì cần tạo điều kiện khiến con cảm thấy thoải mái để trò chuyện với bố mẹ như những người bạn thân thiết. Vì thời nay, việc các bố mẹ thường xuyên đánh, mắng, áp lực con cái có thể gây ra một khoảng cách lớn giữa bố mẹ và con cái nên điều này là cần thiết và có thể sẽ cần một thời gian. Khi đã gần gũi hơn, học sinh sẽ dần dần bộc lộ với bố mẹ về vấn đề của mình và góc nhìn của bản thân, qua đó có cách xử lý thích hợp. Nếu cảm thấy trẻ đã xuất hiện vấn đề về tâm lý thì nên đi gặp bác sĩ để tư vấn, cũng không nên từ câu chuyện mà liên tục giảng giải đạo lý, nếu không sẽ tái thiết lập bức tường ngăn cách giữa cha mẹ và con cái.

Đối với nhà trường: Nhà trường cần tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của nhóm học sinh bắt nạt người khác. Trong Tiếng Anh có câu "hurt people hurt people" (tạm dịch: những người bị tổn thương sẽ đi tổn thương người khác), từ đó không nên lập tức trách phạt nhóm học sinh này mà cần tìm hiểu vấn đề từ gốc rễ. Sau khi tìm ra vấn đề thì cần tìm một người để nói chuyện với nhóm học sinh này, cần phải là một người mà khiến cho nhóm học sinh này cảm thấy thoải mái, không nên tạo cảm giác áp lực, khó chịu vì sẽ càng kích thích họ có những hành vi bạo lực hơn. Sau đó, có thể đình chỉ học một thời gian với mục đích để học sinh tự nhìn nhận lại bản thân, nhưng vẫn sẽ thỉnh thoảng cho người nói chuyện kia đến và tìm hiểu tiến triển và thúc đẩy quá trình này. Không nên đuổi học vì có khả năng cao sẽ càng làm tổn thương nhóm học sinh kia, tạo ra cảm giác "bị ruồng bỏ". Việc đuổi học học sinh đơn giản là đẩy trách nhiệm giáo dục những học sinh này cho trường khác, trong khi mỗi một trường sinh ra đều là để giúp trẻ trở nên tốt hơn. 

Đối với gia đình của học sinh bắt nạt: Nên dành thời gian trò chuyện, thấu hiểu con nhiều hơn để đồng hành cùng nhà trường giải quyết vấn đề gốc rễ. Đồng thời, các hành vi bạo lực ở học sinh còn có thể bắt nguồn từ chính việc phạt trẻ bằng đòn roi ở nhà, nên các phụ huynh cũng cần phải chỉnh đốn lại bản thân để làm gương cho con.

Bình luận (0)
Lê Bùi Hạnh Trang
20 tháng 3 2023 lúc 22:08

Giải pháp cho gia đình , nhà trường ,xã hội ,cũng như cho chính bản thân em là:

+Cần cố gắng giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp

+Tuyên truyền về việc phòng , chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh ,gia đình , nhà trường và xã hội .Khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường ,cần kịp thời hỗ trợ nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người lieenquandeer can thiệp ,giải quyết

+Bình tĩnh không cáu gắt khi người khác trêu chọc

 CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ DÀNH THỜI GIAN XEM BÀI VIẾT CỦA EM CHÚC CÁC CÔ VÀ CÁC BẠN SẼ HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY THẬT TỐT

Bình luận (0)
mai anhhh
22 tháng 3 2023 lúc 20:55

Cách để phòng tránh , hạn chế bạo lực học đường là:

+ Nói không với bạo lực học đường

+ Hạn chế tiếp xúc với những người bạn xấu , không đáng tin cậy

+ Tuyên truyền khuyên cha mẹ nên để ý tới con cái

+ Kiềm chế cảm xúc , biết đúng sai để sửa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Anh Khoa
Xem chi tiết
nguyễn hoàng vương
Xem chi tiết
Midoriya Izuku
Xem chi tiết
Gojo Satoru
Xem chi tiết
???
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Ngọc Hà
Xem chi tiết
Andena Farm
Xem chi tiết
An Mai
Xem chi tiết
nguyễn minh hằng
Xem chi tiết