Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 70
Điểm GP 12
Điểm SP 35

Người theo dõi (7)

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Đối với gia đình nạn nhân: Gia đình khi phát hiện các dấu hiệu bị bạo lực ở trẻ thì cần tạo điều kiện khiến con cảm thấy thoải mái để trò chuyện với bố mẹ như những người bạn thân thiết. Vì thời nay, việc các bố mẹ thường xuyên đánh, mắng, áp lực con cái có thể gây ra một khoảng cách lớn giữa bố mẹ và con cái nên điều này là cần thiết và có thể sẽ cần một thời gian. Khi đã gần gũi hơn, học sinh sẽ dần dần bộc lộ với bố mẹ về vấn đề của mình và góc nhìn của bản thân, qua đó có cách xử lý thích hợp. Nếu cảm thấy trẻ đã xuất hiện vấn đề về tâm lý thì nên đi gặp bác sĩ để tư vấn, cũng không nên từ câu chuyện mà liên tục giảng giải đạo lý, nếu không sẽ tái thiết lập bức tường ngăn cách giữa cha mẹ và con cái.

Đối với nhà trường: Nhà trường cần tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của nhóm học sinh bắt nạt người khác. Trong Tiếng Anh có câu "hurt people hurt people" (tạm dịch: những người bị tổn thương sẽ đi tổn thương người khác), từ đó không nên lập tức trách phạt nhóm học sinh này mà cần tìm hiểu vấn đề từ gốc rễ. Sau khi tìm ra vấn đề thì cần tìm một người để nói chuyện với nhóm học sinh này, cần phải là một người mà khiến cho nhóm học sinh này cảm thấy thoải mái, không nên tạo cảm giác áp lực, khó chịu vì sẽ càng kích thích họ có những hành vi bạo lực hơn. Sau đó, có thể đình chỉ học một thời gian với mục đích để học sinh tự nhìn nhận lại bản thân, nhưng vẫn sẽ thỉnh thoảng cho người nói chuyện kia đến và tìm hiểu tiến triển và thúc đẩy quá trình này. Không nên đuổi học vì có khả năng cao sẽ càng làm tổn thương nhóm học sinh kia, tạo ra cảm giác "bị ruồng bỏ". Việc đuổi học học sinh đơn giản là đẩy trách nhiệm giáo dục những học sinh này cho trường khác, trong khi mỗi một trường sinh ra đều là để giúp trẻ trở nên tốt hơn. 

Đối với gia đình của học sinh bắt nạt: Nên dành thời gian trò chuyện, thấu hiểu con nhiều hơn để đồng hành cùng nhà trường giải quyết vấn đề gốc rễ. Đồng thời, các hành vi bạo lực ở học sinh còn có thể bắt nguồn từ chính việc phạt trẻ bằng đòn roi ở nhà, nên các phụ huynh cũng cần phải chỉnh đốn lại bản thân để làm gương cho con.

Câu trả lời:

Từ khi còn nhỏ, em đã có một người bạn khác giới rất thân thiết. Đó là một người bình thường có vẻ rất vô tâm vô tư, chẳng quan tâm đến ai bao giờ, nhưng kỳ thực có thể nói là rất tinh tế. Ngày hôm ấy, trường tổ chức một buổi lễ đến tối mịt cho khóa chúng em. Hôm ấy là ngày cuối cùng của những năm mẫu giáo, em và người bạn ấy lần đó chia xa không biết ngày nào mới gặp lại. Buổi lễ kéo dài rất lâu, nhưng cậu ấy cả buổi cứ dính lấy em không buông, cũng không màng đến những người bạn khác châm chọc. Đến lúc tan, cậu ấy kéo em ra một góc trong sân chơi mà chúng em vẫn thường hay ngồi riêng với nhau. Bạn ghé tai em thì thầm địa chỉ nhà rồi nắm lấy tay em, chân thành nói: "Tuy không biết sau này còn có thể gặp lại nhau không, nhưng cậu là con gái, sau này đừng đánh nhau nữa, có gì nhất định tớ sẽ bảo vệ cậu." Vừa dứt lời thì cậu bắt đầu khóc, ôm chầm lấy em, mãi sau mới nín. Đến lúc cậu ấy chạy lại chỗ mẹ mình, vẫn quay đầu hét toáng lên với em: "Tớ sẽ bảo vệ cậu!" Lúc ấy, nhiều phụ huynh nghe thấy, chỉ bật cười. Em cũng thế, mỉm cười vẫy chào. Không ngờ tới, chỉ ba năm sau, chúng em lại gặp nhau ở một lớp học thêm. Khi nghe kể rằng em thỉnh thoảng vẫn đánh bạn, cậu ấy liền giống như người lớn mà quở trách: "Đã bảo cậu đừng có đánh nhau nữa mà, con gái con đứa, nói mà không nghe cơ." Lúc ấy, điều khiến em bất ngờ nhất chính là, cậu ấy vẫn còn nhớ tới lời hứa năm đó. Từ đó, chúng em gặp nhau thường xuyên hơn qua các lớp học thêm, đến năm lớp Năm, đại dịch bùng nổ, phải học online tới tận 8 tháng, thì không còn gặp nhau nữa. Nhưng đến năm lớp Sáu, khi công bố danh sách lớp, em lại thấy cái tên thân thuộc ấy ở đó. Mỗi ngày học cùng nhau, vô tình chúng em cũng ngồi cùng bàn, luôn giúp đỡ nhau cùng tiền bộ. Người bạn đó cũng đã giữ lời hứa, lúc nào cũng là một lá chắn vững chắc cho em mỗi khi bị bạn bè trêu đùa. Tuy cũng rất hay trêu em, nhưng lúc nào cũng để ý đến tâm trạng của em, chỉ cần thấy em có vẻ giống như sắp khóc cũng sẽ là người đầu tiên tới hỏi han em. Là con trai, nên cậu ấy không lựa chọn cách an ủi vỗ về, mà trực tiếp đi tìm người đã khiến cho em rơi vào trạng thái đấy để "tính sổ", quay về thì ra vẻ khoe khoang với em về việc đã "xử lý" bạn kia giúp em, còn cố tình chọc em cười. Tớ cảm ơn cậu rất nhiều, người bạn tuyệt vời của tớ!