Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Thảo

Đề bài : Giải thích câu tục ngữ " Có chí thì nên "

Mấy đề dàn ý rồi bài làm trên gô gờ xem hết rồi , chả bài nào vào với bài nào . Bài thì lạc nghị luận , bài thì lạc chứng minh , bài thì ngắn có một mẩu , ... Các diu đừng lấy gô gờ về . Cho xem luôn bài làm đc ko ( ko phải dàn ý nhé ) . Mong các diu ko khinh bài cổ văn xưa này .

Mai phờ ren từ xa tới gần từ gần tới xa ơi , các diu nữa , nói chung phai hăn đờ rựt anh / chị / em / bố / mẹ / ông / bà / cố / cụ / cháu heo mi nha . Pờ ly pờ ly !!! Thanh kiu sâu mắc

Linh Phương , Thảo Phương , Mai Nguyễn , Trần Ngọc Định , Dương Yến Tử ,

Tuấn Anh Phan Nguyễn , Phan Thùy Linh , Lê Quỳnh Trang , Kayoko , lily rosiebell , Hung nguyen ... ( mỏi tay roày , tag cả hoc24 có đến chết , thiếu ai thì các diu thông cảm )

_silverlining
24 tháng 5 2017 lúc 22:41

Dạ , xin đuợc giới thiệu : con tên .........

Nick name : Thánh ' dốt ' văn .

SO, ĐỪNG TAG TÊN COAN ^^

Đỗ Ngọc Thoa
26 tháng 5 2017 lúc 9:25

Các em làm văn nghị luận rất hay.Nhưng cô băn khoăn là nếu chỉ có "chí" thì thực sự là đã đủ để "nên" chưa?....

Ai trả lời được câu này cô sẽ tick nhé....

Linh Phương
28 tháng 5 2017 lúc 20:21

Bạn đã bao giờ thất bại chưa? Câu hỏi quá là quen thuộc với tất cả mọi người, chắc chắn với một con người đều trải qua ít nhất là một lần thất bại không ai có tránh được điều đó. Nhưng thất bại không phải là để con người từ bỏ, mà thất bại là hình thành nên ý chí nghị lực của bản thân. Điều này được ông cha ra đúc kết trong câu tục ngữ " Có chí thì nên ".

Trong câu tục ngữ này, chúng ta có thể thấy rõ nó có hai vế, hế thứ nhất " Chí " ở đây thể hiện được lòng bền bỉ, kiên trì,.. của con người.Vế thứ hai nếu có lòng đam mê với công việc của mình thì " Nên " lại là kết quả mà mình đạt được nhờ " Chí ". Một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại chứa trong đó hàm ý khuyên nhủ con người, dù có thất bại thì hãy tự mình đứng dậy và quyết tâm, kiên trì ắt sẽ đạt được thành quả như mong đợi. Nhưng nếu có " chí " thì thực sự đã đủ để " nên " hay chưa? chưa chắc bạn có ý chí có nghị lực vươn lên nhưng tại sao lại không thành không? Vì bản thân chúng ta chưa thực sự dồn hết sức vào nó, khi bạn thực hiện bất kì một công việc nào đó bạn luôn hi vọng rằng mình sẽ thành công vì nó quá là đơn giản, rồi bạn thất bại bạn cảm thấy chỉ cần cố gắng cố gắng và cố gắng nữa sẽ thành công. Nhưng bạn đang sai lầm khi nghĩ như vậy vì khi bạn cứ tiếp tục cố gắng mà tâm trí của bạn nó không thể dồn vào công việc bạn nghĩ sang một vấn đề khác nó khiến bạn phân vân, khiến bạn không thể tập trung thì bản thân bạn đang thực sự cố gắng như vậy chẳng khác gì đang bỏ ra công sức lãng phí.Có thể bạn cho rằng bản thân bạn đã thực sự rất cố gắng và nỗ lực nhưng do bạn kém may mắn hơn người khác,...Cũng có thể nhưng nó chỉ là một phần khá nhỏ trong bạn, cái quan trọng là ở bản thân bạn có thể tập trung và dồn vào nó ra sao thì dù kém may mắn thì cũng sẽ thành công.

" Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính ở ý chí_Khuyết danh " Quả đúng là một câu nói không hề sai, thành công hay thất bại không phải là do may mắn mà đạt được mà phải nhờ đến sự ý chí trong mỗi con người. Đâu thể dễ dàng có thể thành công, tại sao trong mười người mà chỉ có chín người thành công mà một người còn lại không thành công? Đơn giản thôi, vì người đó chưa có ý chí cố gắng, hay nói cách khác nó chưa có sự quyết tâm vào công việc. Họ nghĩ việc đó quả đơn giản chỉ cần một đến hai phút là có thể hoàn thành nhanh chóng...Mỗi con người có những hướng đi khác nhau nhưng giống nhau ở một chỗ là ý chí. Đích đến sẽ chẳng thay đổi, thay đổi ở hướng đi của mỗi người, đâu phải cứ giống nhau mới có được thành công đúng không? Bản tính con người là phong phú mạnh mẽ và bền bỉ đến mức người ta có thể giữ gìn được sự trong sạch và vẻ cao đẹp của mình trong những hoàn cảnh nặng nề và khó chịu nhất.
Chúng ta có thể nhìn rõ thấy được những con người có ý chí nghị lực đáng để chúng ta lấy đó làm gương học tập.Trong số những người đó, có một người mà tôi phải khâm phục về tài năng và ý chí đó là giáo sư người Mỹ Randy Pausch ông học về khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, Pennsylvania (Mỹ).Giáo sư mắc phải căn bệnh ung thư tuyến tụy vào năm 2006 và giáo sư không thể sống được lâu nữa, chỉ có thể sống trong một thời gian ngắn. Cho đến năm 2008 vào khoảng giữa tháng 7 thì ông qua đời. Điều đã làm nên tên tuổi của giáo sư là bài giảng về cách đạt ước mơ từ thời thơ ấu, có tên là " Bài giảng Cuối cùng ". Vào tháng 7 năm 2007 tại Đại học Carnegie Mellon. Bài thuyết trình của ông được hàng triệu người theo dõi trên Internet và sau này được viết thành sách. Cuốn sách được dịch ra 35 thứ ngôn ngữ khác nhau. Điều đáng nói ở đây là ý chí nghị lực của giáo sư, dù biết là bản thân mình không thể sống được lâu nữa, sức khỏe cũng đã yếu dần nhưng giáo sư vẫn quyết tâm dồn hết tâm huyết nhưng gì mà giáo sư biết dồn vào bài giảng đó. Với mục đích hướng tới ước mơ, làm sao để đạt được ước mơ, và cuối cùng thì ông đã thành công với bài giảng đó. Ý chí và nghị lực của ông kiến tôi khâm phục, thực sự để đạt được ý chí như vậy quả thực rất dễ nhưng dễ với những người biết cách đi sao đúng, tâm huyết với công việc còn sẽ khó với những người luôn có lòng kiên trì không bền vững, luôn muốn bỏ cuộc và không có sự tập trung cao cho công việc.

Qua đó, mà ta hiểu được thế nào là tính kiên trì nhưng rất khó để rèn luyện, bản thân chúng ta cần có sự cố gắng không ngừng, cần có sự tập trung và đam mê, cần rèn luyện bản thân thật nhiều...Sau đó hãy hướng tới những gì mà bạn đang cố gắng trên con đường đi đó, đưa ra các phương hướng và giải pháp để giải quyết vấn đề. Hãy làm chính mình đừng vì những câu chuyện hay là sự may mắn để đạt được. "Phương hướng và sự bền bỉ của ý chí là điều quan trọng nhất, và trí tuệ cùng cảm xúc chỉ quan trọng trong phạm vi chúng góp phần_Evelyn Underhill". Tóm lại, qua câu tục ngữ " Có chí thì nên " đã cho chúng được hiểu được sâu hơn nữa về lòng kiên trì bền bỉ của con người. Dồn hết tâm huyết và đam mê và sự cố gắng của bản thân ắt sẽ người bạn thành công...

- Bài văn này em có trả lời luôn câu hỏi của cô Đỗ Ngọc Thoa, nhưng do là văn nên em trả lời ngắn gọn ạ .

Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 5 2017 lúc 23:22

Cuộc sống là thế, đôi khi bạn thấy việc này dễ làm trước, khó làm sau. Đôi khi, làm việc khó bao nhiêu lần cũng không được, bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Nhưng nhiều việc chỉ cần quyết tâm, có ý chí nghị lực kiên cường, thường xuyên rèn luyện và tìm hiểu thì sẽ làm được. Để khuyến khích tinh thần mọi người rèn luyện đức tính tốt đẹp đồng thời ngợi ca những người có ý chí làm việc mà nhân dân ta hay câu "Có chí thì nên". Vậy, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu kĩ hơn về câu tục ngữ này nhé!

Thất bại cứ theo mãi một người nếu người ấy không có tài năng (năng khiếu), may mắn và cũng như sự kiên trì, có chí hướng và nghị lực. Vậy, "chí" trong câu tục ngữ "Có chí thì nên" nghĩa là gì? "Chí" ở đây để chỉ một đức tính tốt đẹp cần có mỗi con người. Đó là sự kiên trì, nghị lực. Làm một việc gì đó cũng đều cần cái "chí" đó. Bạn hiểu thế nào là "Có chí thì nên"? Có chí thì nên là nói : Nếu có sự cố gắng, nỗ lực, kiên trì phấn đấu thì việc khó khăn đến đâu, dù có là bắc thang lên hỏi ông trời thì cũng làm được. Ý chí, nghị lực là một phần quan trọng trong mỗi việc làm, điều đó là không thể thiếu được.

Vì sao nói "Có chí thì nên"? Nói cái gì cũng có cơ sở của nó, và câu tục ngữ ấy nói như thế cũng có cơ sở của nó mà thôi. Như chúng ta đã biết thì trên đời nhiều việc rất khó chẳng hạn ngủ chung với heo, ăn cơm của chó, sống ở ống cống, sống không tay mà cũng chẳng chân... Những chuyện "xui xẻo" đó cứ bám quanh cuộc sống chúng ta. Dần gây cho ta sự chán nản và mệt mỏi. Lúc đó là lúc ta cảm thấy bất lực và nản chí nhất. Và những lúc ấy chúng ta cũng muốn buông xuôi tất cả. Nhưng trái lại, một số người lại cố gắng phấn đấu không ngừng đề đạt được mục đích, họ nghĩ rằng họ làm việc ấy không phải ngày một, ngày hai là được mà là cả một quá trình rèn luyện và trau dồi không ngừng. Và chính cái ý chí, nghị lực kiên trì ấy đã giúp học làm việc thuận lợi, suôn sẻ hơn, họ đã đạt được mục đích và thành công trong việc muốn làm. Bạn có biết Cao Bá Quát hay không, ông tổ sáu đời của nam ca sĩ nổi tiếng thế kỉ XXI, ông ấy là một người học rộng hiểu sống, biết nhiều đạo lí, được người đời tin yêu. Nhưng chỉ vì "chữ xấu" mà khi viết cáo trạng cho một người hàng xóm để giải oan cho người thân của họ làm quan phụ mẫu không hiểu viết gì nên ông đã không thể giải oan được cho người hàng xóm ấy và còn bị chỉ trích rất nhiều. Từ đó, ngày nào ông cũng luyện chữ, ông vạch chữ trên cột nhà, viết chữ lên tường nhà, đêm nào cũng mài mực viết chữ. Không lâu sau đó, ông đã nổi tiếng khắp đất nước về "Văn hay chữ tốt". Không biết đã ai may mắn gặp thần giáo Nguyễn Ngọc Kí chưa? Thầy Kí khi còn thơ ấu vì điều kiện cơ thể mà không thể đi học bởi lẽ thầy bị cụt cả hai tay, không thể nào cầm nổi bút. Một lần , cậu bé Kí ngày ấy đến lớp học lấp ló, cô giáo mời Kí vào và cho Kí học. Việc viết lách đối với Kí thật khó khăn, những nét chữ nguệch ngoạc, xấu xí, đôi khí Kí còn vứt cả nghiên mực và bút đi nữa chứ!Qua sự động viên của cô và các bạn mà Kí đã viết thành thạo bằng chân, nhận được nhiều điểm chín, điểm mười. Không lâu sau đó, thi đỗ đại học và có nhiều tác phẩm hay có sức cốn hiến lớn cho nền giáo dục Việt Nam. Các bạn thấy đó, làm một việc gì đó, cái "chí" là rất cần thiết. Như hai dẫn chứng trên đã đủ cho ta phần nào thấy được "Có chí thì ắt làm nên".

Rồi gần đây, ở ngay thế kỉ XXI, thế kỉ văn minh và khai hóa, vẫn còn rất nhiều người có được phẩm chất "Có chí thì nên". Nhiều học sinh nghèo, phải lội mấy con suối, đi qua mấy còn đèo, băng qua bao cánh đồng, leo lên mấy con núi,.. vẫn kiên trì đến trường hằng ngày, và học vẫn học tốt, vẫn học giỏi và là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Rồi có một học sinh lớp 12, nhà rất nghèo, anh ấy phải làm thuê kiếm sống, gia đình sống ở gầm cầu chứ không có một mái ấm che chở. Nhưng, với ý chí nghị lực kiên cường, mà anh ấy đã đỗ thủ khoa khối D1. Thật đáng khâm phục những người như thế!

Nhưng, làm thế nào để chúng ta có thể rèn luyện được đức tính ấy? Điều này quả là khó khi bạn không vững tin trước bản thân mình. Trước hết bạn cần phải tin tưởng bản thân mình, xây dựng được mục tiêu và kế hoạch đề ra. Sau đó bạn xác định được hướng đi đúng đắn và những chiến thuật hợp lí. Và quan trọng hơn cả là, dù ai có nói gì, dù cao thất bại bao nhiêu lần cũng không được nản chí, lấy đó là động lực để làm tiếp tốt hơn. Dù phản khổ luyện bao nhiêu lâu cũng nghĩ rằng mình làm được. Ngoài ra chúng ta còn cần chia sẻ với mọi người những khó khăn, họ sẽ là những người giúp bạn hữu ích nhất trong việc rèn luyện nhân cách này.

Đúng thật, kho tàng tục ngữ Việt Nam có câu "Có chí thì nên" như một bài học vô giá để chúng ta hiểu được đức tính này. Và mỗi chúng ta, hãy tự rèn luyện đức tính này từng ngày, từng giờ nhé!

_________________Chúc em học tốt!!!___________________

Câu nói hay: Cố lên! Có chí thì nên.

_________Nguyễn Trần Thành Đạt____________________

(Làm bài bằng hết suy nghĩ, cảm xúc và tấm lòng)

Trần Ngọc Định
25 tháng 5 2017 lúc 16:12

Ngu nhất môn văn , bà tag tên chỗ tui k cs thông báo .

À mà dạo này tui onl cực cực ít luôn nên có rep tn muộn hay j j đó thì thông cảm nha việc của tui tuần này kín hết sạch rồi k cn tg nữa .

( Hình như tui lạc loài ấy nhể ==> nhục vãi , làm phiền )

#laclong

Ngọc Lan
24 tháng 5 2017 lúc 22:15

Chị hỏi nè. Em cần gấp lắm ko?

Ngọc Lan
24 tháng 5 2017 lúc 22:40

@Dương Yến Tử em nó cần kìa!

Phạm Tú Uyên
24 tháng 5 2017 lúc 22:45

@Kayoko chuyên lí

@Dương Yến Tử, @Lily rosiebell chuyên anh

@hung nguyen Toán với hóa nhé

qwerty
25 tháng 5 2017 lúc 7:27

Tiếng Anh không ra tiếng Anh limdim

Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 5 2017 lúc 8:18

À, cho pé Đạt spam tý nha: Pé Thảo nhà mình cuối năm học siêng làm văn thế?

Lê Quỳnh Trang
25 tháng 5 2017 lúc 8:35

văn tự hơn cả thánh ĐẠt

Đạt Trần
25 tháng 5 2017 lúc 21:05

Đây là văn giải thích nên lí lẽ phải nhiều hơn dẫn chứng

I/ Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Xác định yêu cầu chung của đề.

b/ Câu tục ngữ khẳng định điều gì. Chí có ý nghĩa là gì?

c/ Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận : Một là nêu dẫn chứng xác thực hai là nêu lí lẽ.

MB:-Dẫn dắt vấn đề:Trong cuộc sống,chúng ta phải luôn phấn đấu để đạt đc mục tiêu ,cần có ý chí kiên cường ,mạnh mẽ để vượt qua khó khăn

-Nêu vấn đề:Cho nên ông cha ta đã khuyên ta:"Có chí thì nên"

TB:a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.

b)Tại sao lại nói"Có chí thì nên"


- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
-Rõ ràng nhất là vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta"Hồ Chí Minh".Bác đã lăn lội giữa cuộc đời đầy sóng gió gần như nửa đời người để đi tìm con đường cứu nc.Nhờ có chí bác đã tìm đc con đường cứu nước

c) Chúng ta phải làm gì để thực hiện câu tục ngữ

-Từ những việc nhỏ nhất đến những việc lớn nhất luôn có một ý chí kiên cường mạnh mẽ vượt qua, chống lại can đảm rồi thành công sẽ luôn đến với chúng ta

KB:- Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người. :Câu tục ngữ hoàn toàn đúng và mang đầy giá trị thực tiễn

-Rút ra bài học: Cần phải kiên trì vượt qua mọi khó khăn

Tớ cho bạn mô hình của bài văn giải thích nha:

MB:-Dẫn dắt vấn đề

-Nêu vấn đề

TB:-Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

-Tại sao lạ nói thế

-Chúng ta phải làm gì để thực hiện câu tục ngữ

KB:-KĐ vấn đề

-Rút ra bài học

Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 5 2017 lúc 22:10

Mấy chế có đề văn hay tag Đạt vô chung vs nha! hỳ.

#teamthanhdat: Nhữn chiến binh tắc kè hoa nổi loạn. Hãy đợi đó!

Đạt Trần
26 tháng 5 2017 lúc 7:37

Mình cx có vận dụng trên mạng nha:hihi

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Để hiểu đc rõ hơn câu tục ngữ trên ta hãy bắt đầu vào phân tích ý nghĩa của nó.”Chí “là gì? Nó chính là hoài bão lí tưởng tốt đẹp ý chí nghị lực sự kiên trì .”Chí” chính là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.”Nên” là sự thành công trong công việc. Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìêu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Có ai đã từng nghe câu nói” Mất niềm tin là mất tất cả “ chưa .Nó hoàn toàn chính xác .Niềm tin chính là động lực giúp ta rèn luyện và phát triển.Và để có đc niềm tin rạng rỡ ấy,ý chí và nghị lực là phẩm chất cần phải có.Hơn hết câu tục ngữ”Có chí thì nên” đã khẳng định rất rõ vai trò của ý chí trong cuộc sống ko có ý chí tức là mất tất cả

Tại sao lại nói “Có chí thì nên”? Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích. Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìêu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn và tiến lên phía trước.Và rõ rang nhất tiêu biểu nhất chính là vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta “Hồ chí Minh” .Bác đã lăn lội bên nước ngoài gần nửa đời người với kiếp làm thuê vất vả bôn ba để tìm đường cứu nước.Các bn có bt ko nhờ sự kien trì hơn hên hết là với một ý chí quyết tâm mãnh liệt ,bác đã tìm đc con đường để giải phóng chúng ta khỏi kiếp nô lệ.Có chí ắt thành công. Nhờ ý chí để đến thành công thì những dẫn chứng trên là quá ít.Trong giới nghệ sĩ các bn có bt: Danh hài Hoài Linh, cũng là một ca sĩ đại tài. Từ nhỏ, anh đã phải đi bán hàng rong để có thể kiếm sống qua ngày và nuôi cho các anh em gia đình. Anh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ khi gặp một đoàn nhạc kịch trong một lần bán hàng rong. Anh đã cố gắng lấy lòng tin của mọi người trong đoàn, càng ngày càng có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người yêu thích. Anh càng cố gắng hơn, khắc phục những lỗi nhỏ trong vai diễn của mình nên bây giờ, anh đã trở thành một danh hài nổi tiếng lẫn trong và ngoài nước.Hay những danh nhân tiêu biểu trên thế giới:Lu-i Pa-xtơ là một học sinh trung bình khi còn học trung học phổ thông. Xếp hạng trong lớp, ông chỉ đứng thứ hạng 15 trong 22 học sinh lớp. Dù vậy, ông vẫn luôn muốn được trở thành một danh nhân thế giới nên ông vẫn không nản chí và tiếp tục nghiên cứu khoa học để rồi ông đã trở thành một vị khoa học gia nổi tiếng thế giới. Danh họa Lê-ô-na-đô dơ Vanh-xi được học vẽ thời bé, khi học với người thầy Vê-rô-ki-ô, cậu trở nên nản chí và chán ghét học vẽ vì bị thầy bắt vẽ trứng suốt hơn 50 ngày. Nhưng nhờ vậy, bàn tay cậu đã trở nên dẻo hơn và thuần thục nên sau này, ông đã trở thành đại danh họa. Chính vì vậy,tôi tiếp tục khẳng định lại 1 lần nữa có chí sẽ thành công sẽ làm nên đc việc lớn.

Tương tự câu tục ngữ này là thành ngữ “Nước chảy đá mòn, Có công mài sắt có ngày nên kim”. Quả đúng là như vậy, chỉ có những ai có nghị lực, ý chí mới có thể gặt hái được thành công. Cũng giống câu thành ngữ “Nước chảy đá mòn”, hãy tưởng tượng xem, dòng nước mềm mại như thế kia mà miệt mài chảy qua tảng đá thô cứng cứ tưởng như là không thể nào bào mòn được khối đá nhưng sau một thời gian có ai ngờ được là hòn đá đã bị mài mòn nhẵn thín!Đó cũng cần 1 ý chí vô cùng mãnh liệt.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Bản thân em cũng còn cần phải cố gắng hơn thật nhiều để có thể trở thành một học sinh giỏi. Để đạt được điều đó, em cần phải chăm học, tập trung nghe cô giảng và ôn bài đầy đủ.Từ những việc nhỏ nhất đến những việc lớn nhất em cũng sẽ cố gắng kiên trì có ý chí để vượt qua.

Câu tục ngữ là chân lí sống để mọi người rèn luyện.Thế hệ trẻ chúng ta hãy bằng bản lĩnh cùng với tài năng ý chí của mình hãy vựt lên làm chủ cuộc đời ,đạt đến nhưng đỉnh cao trong công danh sự nghiệp .Hãy nhớ câu nói vĩ đại của vị lãnh tụ cao quý của chúng ta:

“Ko có gì là ko thể

Chỉ sợ long ko bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Đạt Trần
26 tháng 5 2017 lúc 9:38

Em trả lời câu hỏi của cô qua đoạn gần cuối của bài văn này nha

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Để hiểu đc rõ hơn câu tục ngữ trên ta hãy bắt đầu vào phân tích ý nghĩa của nó.”Chí “là gì? Nó chính là hoài bão lí tưởng tốt đẹp ý chí nghị lực sự kiên trì .”Chí” chính là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.”Nên” là sự thành công trong công việc. Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìêu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Có ai đã từng nghe câu nói” Mất niềm tin là mất tất cả “ chưa .Nó hoàn toàn chính xác .Niềm tin chính là động lực giúp ta rèn luyện và phát triển.Và để có đc niềm tin rạng rỡ ấy,ý chí và nghị lực là phẩm chất cần phải có.Hơn hết câu tục ngữ”Có chí thì nên” đã khẳng định rất rõ vai trò của ý chí trong cuộc sống ko có ý chí tức là mất tất cả

Tại sao lại nói “Có chí thì nên”? Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích. Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìêu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn và tiến lên phía trước.Và rõ rang nhất tiêu biểu nhất chính là vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta “Hồ chí Minh” .Bác đã lăn lội bên nước ngoài gần nửa đời người với kiếp làm thuê vất vả bôn ba để tìm đường cứu nước.Các bn có bt ko nhờ sự kien trì hơn hên hết là với một ý chí quyết tâm mãnh liệt ,bác đã tìm đc con đường để giải phóng chúng ta khỏi kiếp nô lệ.Có chí ắt thành công. Nhờ ý chí để đến thành công thì những dẫn chứng trên là quá ít.Trong giới nghệ sĩ các bn có bt: Danh hài Hoài Linh, cũng là một ca sĩ đại tài. Từ nhỏ, anh đã phải đi bán hàng rong để có thể kiếm sống qua ngày và nuôi cho các anh em gia đình. Anh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ khi gặp một đoàn nhạc kịch trong một lần bán hàng rong. Anh đã cố gắng lấy lòng tin của mọi người trong đoàn, càng ngày càng có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người yêu thích. Anh càng cố gắng hơn, khắc phục những lỗi nhỏ trong vai diễn của mình nên bây giờ, anh đã trở thành một danh hài nổi tiếng lẫn trong và ngoài nước.Hay những danh nhân tiêu biểu trên thế giới:Lu-i Pa-xtơ là một học sinh trung bình khi còn học trung học phổ thông. Xếp hạng trong lớp, ông chỉ đứng thứ hạng 15 trong 22 học sinh lớp. Dù vậy, ông vẫn luôn muốn được trở thành một danh nhân thế giới nên ông vẫn không nản chí và tiếp tục nghiên cứu khoa học để rồi ông đã trở thành một vị khoa học gia nổi tiếng thế giới. Danh họa Lê-ô-na-đô dơ Vanh-xi được học vẽ thời bé, khi học với người thầy Vê-rô-ki-ô, cậu trở nên nản chí và chán ghét học vẽ vì bị thầy bắt vẽ trứng suốt hơn 50 ngày. Nhưng nhờ vậy, bàn tay cậu đã trở nên dẻo hơn và thuần thục nên sau này, ông đã trở thành đại danh họa. Chính vì vậy,tôi tiếp tục khẳng định lại 1 lần nữa có chí sẽ thành công sẽ làm nên đc việc lớn.

Tương tự câu tục ngữ này là thành ngữ “Nước chảy đá mòn, Có công mài sắt có ngày nên kim”. Quả đúng là như vậy, chỉ có những ai có nghị lực, ý chí mới có thể gặt hái được thành công. Cũng giống câu thành ngữ “Nước chảy đá mòn”, hãy tưởng tượng xem, dòng nước mềm mại như thế kia mà miệt mài chảy qua tảng đá thô cứng cứ tưởng như là không thể nào bào mòn được khối đá nhưng sau một thời gian có ai ngờ được là hòn đá đã bị mài mòn nhẵn thín!Đó cũng cần 1 ý chí vô cùng mãnh liệt.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Bản thân em cũng còn cần phải cố gắng hơn thật nhiều để có thể trở thành một học sinh giỏi. Để đạt được điều đó, em cần phải chăm học, tập trung nghe cô giảng và ôn bài đầy đủ.Từ những việc nhỏ nhất đến những việc lớn nhất em cũng sẽ cố gắng kiên trì có ý chí để vượt qua.

Nhưng có ý chí là chưa đủ để giúp chúng ta đi tới thành công .Chúng ta cần cố gằn kiên trì,cố gắng bền bỉ vượt qua khó khăn.Luôn luôn sang tạo cố gắng học hỏi ko ngừng nghỉ. Không nên bằng lòng với những kết quả đạt được phải luôn luôn cố gắng để thành công hơn nữa,biết thừa nhận sai làm mà sửa chữa.Kết hợp những yếu tố trên với ý chí thì sự thành công mới đạt đến đỉnh cao rực rỡ

Câu tục ngữ là chân lí sống để mọi người rèn luyện.Thế hệ trẻ chúng ta hãy bằng bản lĩnh cùng với tài năng ý chí của mình hãy vựt lên làm chủ cuộc đời ,đạt đến nhưng đỉnh cao trong công danh sự nghiệp .Hãy nhớ câu nói vĩ đại của vị lãnh tụ cao quý của chúng ta:

“Ko có gì là ko thể

Chỉ sợ long ko bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

qwerty
26 tháng 5 2017 lúc 10:27

Có chí thì nên...

Phương Thảo
26 tháng 5 2017 lúc 15:04

Quang Duy chậc chậc , tg đi ngoại khóa mờ , nên k tag ... thoy lm hộ ik

tran trong bac
26 tháng 5 2017 lúc 15:27

kakaka ko bk làm

Trịnh Ánh Ngọc
26 tháng 5 2017 lúc 16:48


Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.Có chí thì nên : một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẻ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường.

Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.

Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự rang buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người.Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm.Có chí thì nên: họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

--------------------------------( Đây là những suy nghĩ của mình )----------------------------

Chúc Bạn Học Tốt


Các câu hỏi tương tự
pham maya
Xem chi tiết
Takanashi Rikka
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
Miu miu
Xem chi tiết
Có lẽ ... Yêu 1 người .....
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Trinh
Xem chi tiết
Tran Ha An
Xem chi tiết