Nhi Nguyễn

Chủ đề Ngành Giun đốt.
Câu 1. Giun đất sống ở đâu? Cho biết đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời
sống trong đất?
Câu 2. Thức ăn của giun đất là gì? Quá trình dinh dưỡng của giun đất như thế nào?
Câu 3. Giun đất hô hấp qua đâu? Giải thích vì sao khi mưa nhiều trên mặt đất lại có nhiều giun.
Cho biết vai trò của giun đất đối với trồng trọt.
Câu 4. Kể tên một số đại diện của ngành giun đốt khác mà em biết.
2, Chủ đề Ngành Thân mềm.
Câu 5. Trai sông sống ở đâu? Trình bày đặc điểm cấu tạo của vỏ trai và thân trai.
Câu 6. Trai sông có di chuyển không? Nêu đặc điểm dinh dưỡng của trai sông. Với cách dinh
dưỡng như vậy có vai trò như thế nào với môi trường nước.
Câu 7. Nêu đặc điểm sinh sản của trai sông. Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu
trùng trai sông là gì?
Câu 8. Kể tên một số đại diện của ngành thân mềm. Cho biết đại diện nào có ích, đại diện nào
có hại.
3, Chủ đề Ngành chân khớp
3.1. Lớp Giáp xác
Câu 9. Kể tên một số đại diện của lớp giáp xác. Cho biết nơi sống và đặc điểm chung của
những đại diện này.
Câu10. Tôm sông sống ở đâu? Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông?
Câu 11. Vỏ của tôm sông có cấu tạo như thế nào? Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố
của tôm.
Câu 12. Tôm sông thường kiếm ăn vào thời gian nào? Thức ăn của tôm sông là gì? Tôm sông
hô hấp nhờ bộ phận nào?
Câu 13. Nêu đặc điểm sinh sản của tôm sông.
3.2. Lớp hình nhện
Câu 14. Kể tên một số đại diện của lớp hình nhện. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện.
Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện.
3.3. Lớp sâu bọ
Câu 15. Châu chấu sống ở đâu? Trình bày cấu tạo ngoài của châu chấu. Châu chấu có những
cách di chuyển nào?
Câu 16. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.
Câu 17. Kể tên một số đại diện của lớp sâu bọ. trình bày đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
Câu 18. Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ. Lấy ví dụ.
Câu 19. Trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp. Vai trò thực tiễn của ngành chân
khớp.
Câu 20. Đặc điểm nào của Chân khớp ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
Câu 21. Giải thích vì sao, ở nước ta các loài chân khớp có lợi đang có nguy cơ suy giảm? Nêu
các biện pháp phục hồi và bảo vệ các loài thuộc ngành chân khớp ở nước ta.

Chanh Xanh
9 tháng 12 2021 lúc 14:21

1,

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

   - Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

   - Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

   - Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

   - Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

   - Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

2.

Bình luận (0)
N           H
9 tháng 12 2021 lúc 14:22

1.Đất ẩm.Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn

. - Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

2.Vụn thực vật và mùn đất.

Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hoá chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hoá nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thu qua thành ruột. Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da.

3.Qua da.

Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng  một lượng không khí đủ để cho giun hít thở. Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.

4.rươi,giun đất,vắt,giun đỏ,đỉa,....

Bình luận (0)
︵✰Ah
9 tháng 12 2021 lúc 14:20

Hmmm thực ra những dạng đề cương như vậy trên mạng có hết nhé em!!!! Mà box Sinh ít người trả lời lắm :( Vậy nên em cố gắng lên mạng tìm 1 tý nhé!!!

Bình luận (4)
Thư Phan
9 tháng 12 2021 lúc 14:21

Tách ra sao dài dữ vậy

Bình luận (0)
Bảo Chu Văn An
9 tháng 12 2021 lúc 14:22

Dài dữ vậy ( 21 câu) :(

Bình luận (0)
HACKER VN2009
9 tháng 12 2021 lúc 14:26

thực ra những dạng đề cương như vậy trên mạng có hết

  :( Vậy nên em cố gắng lên mạng tìm 1 tý nhé!!!

Bình luận (5)
N           H
9 tháng 12 2021 lúc 14:33

5.Trai sông hay trai nước ngọt là các động vật thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), họ Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Sống trên mặt bùn  đáy hồ ao, sông ngòi.

lớp sừng,lớp đá vôi,lớp xà cừ.

+ Bên ngoài dưới lớp vỏ là áo trai, mặt trong áo trai tạo thành khoang áo là môi trường dinh dưỡng của trai, có ống hút và ống thoát nước.

+ Giữa là tấm mang.

+ Trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai hình lưỡi rìu.

6.có.

Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào. Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước.

cách dinh dưỡng như vậy lm sạch nước sông.

7.Sinh sảnTrai sông thụ tinh ngoài. ... Đến mùa sinh sảntrai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

8.mực,ốc sên,ốc bươu,bạnh tuộc,...

STTÝ nghĩa thực tiễnTên đại diện thân mềm có ở địa phương

1Làm thực phẩm cho con ngườiNgao, sò, ốc vặn, hến, trai,…
2Làm thức ăn cho động vật khácỐc, các loại ấu trùng của thân mềm
3Làm đồ trang sứcTrai
4Làm vật trang tríTrai
5Làm sạch môi trường nướcTrai, hầu
6Có hại cho cây trồngỐc bươu vàng
7Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sánỐc đĩa, ốc tai, ốc mút
8Có giá trị xuất khẩuBào ngư, sò huyết
9Có giá trị về mặt địa chất

Hóa thạch vỏ sò, vỏ ốc

9.mọt ẩm, cua nhện, cua đồng, tôm,...

Đại diện

Kích thước

Cơ quan di chuyển

Lối sống

Đặc điểm khác

Mọt ẩm

Nhỏ

Chân

Ở cạn nhưng cần môi trường ẩm ướt

Thở bằng mang

Sun

Nhỏ

 Không có

Lối sống cố định

Sống bám vào vỏ tàu ở biển

Rận nước

Rất nhỏ

Đôi râu lớn

Sống tự do

Mùa hạ sinh toàn con cái, sống ở nước

Chân kiếm

Rất nhỏ

Chân kiếm

Tự do, kí sinh

Phần phụ tiêu giảm, râu biến thành móc bám

Cua đồng

Lớn

Chân bò

Hang hốc

Phần bụng tiêu giảm

Cua nhện

Rất lớn

Chân bò

Đáy biển

Chân dài giống nhện

Tôm ở nhờ

Lớn

Chân bò

Ẩn vào vỏ ốc

Phần bụng

 

- Giáp xác có số lượng loài lớn, một số loài thường gặp như: mọt ẩm, con sun, cua đồng, rận nước, ….

- Môi trường sống khác nhau: dưới nước, trên cạn.

- Lối sống phong phú: sống cố định, sống tự do, sống trong hang hốc, sống kí sinh hay sống nhờ, …

10.sông.

1.đầu ngực:

+đôi mắt kép,2 đôi râu:định hướng phát hiện mồi

+chân hàm:giữ và xử lí mồi

+chân ngực:bò và bắt mồi

2.phần bụng:

+chân bụng:bơi,giữ thăng bằng,ôm trứng

+tấm lái:giúp tôm nhảy

11.Giáp đẩu - ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển,  tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tô làm tôm có màu sắc của môi trường.

Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

 

Bình luận (1)
N           H
9 tháng 12 2021 lúc 14:35

12.chập tối.

 thức ăn là nguyên sinh động vật, giun, giáp xác nhỏ, ấu trùng, côn trùng, mảnh vụn thức ăn, mùn bã hữu cơ.

mang.

13.Tôm phân tính : Đực, cái phân biệt rõ. Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nơ thành ẩu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trường thành.

Bình luận (1)
N           H
9 tháng 12 2021 lúc 14:36

còn 7 câu tự lm 

Bình luận (0)
Sun ...
9 tháng 12 2021 lúc 14:46

TK 

1) Giun đất sống ở đâu?

- Giun đất sống trong đất ẩm ở: ruộng, vườn, rẫy đất rừng. Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm kể kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài

Cho biết đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời
sống trong đất?

-Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

2) Thức ăn của giun đất là gì?

 - thức ăn chính của giun đất là mùn hữu cơ

Quá trình dinh dưỡng của giun đất như thế nào?

-Dinh dưỡng: Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hóa chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột. 

3) Giun đất hô hấp qua đâu?

Sự trao đôi khí (hô hấp) được thực hiện qua da

Giải thích vì sao khi mưa nhiều trên mặt đất lại có nhiều giun?

Khi trời mưa giun bò lên trên mặt đất vì giun đất hô hấp qua da và lấy oxi trong đất → trời mưa, nước mưa chiếm hết chỗ của oxi → giun không hô hấp được → chui lên mặt đất để hô hấp

Cho biết vai trò của giun đất đối với trồng trọt.

Vai trò của giun đất đối với trồng trọt là :                                                                                               

   - Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

4)Kể tên một số đại diện của ngành giun đốt khác mà em biết.

Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...

5)  Trai sông sống ở đâu?

- Sống ở nước ngọt 

Trình bày đặc điểm cấu tạo của vỏ trai và thân trai?

- vỏ trai:

+ 2 mảnh gắn với nahi nhờ bản lề phóa khép vỏ ở mặt trong của vỏ 

+ Cấu tạo 3 lớp : Sừng bọc ngoài , đá vôi giữa , xà cừ ở trong

- Cơ thể 

- Phần ngoài : có áo trai tạo thành khoang áo có ống hút nước và ổng thải nước 

+ trung tâm cơ thể trai phía trong là chân trai , phía ngoài là chân rìu 

+ ở giữa : là tấm mang 

+ Đâù trai tiêu giảm

6)Trai sông có di chuyển không?

- Chân trai thò ra thụt vào kết hợp với đóng vở vỏ trai di chuyển về phía trc

Nêu đặc điểm dinh dưỡng của trai sông.?

Về dinh dưỡng : Lông phủ trên tấm miệng.

+ Mang rung động ⇒ dòng nc trao đổi liên tục với MT ở bên ngoài.

- Dòng nước mang theo thức ăn đưa vào miệng.

+ Cùng với khí ô - xy để hấp thụ qua tấm mang.

- Trong giai đoạn ấu trùng, trai sống trong mang mẹ một thời gian.

- Sau, bám vào da hoặc mang cá vài tuần mới rơi xuống bùn.

⇒ Cuối cùng thì chúng sẽ phát triển thành trai trưởng thành.

Với cách dinh
dưỡng như vậy có vai trò như thế nào với môi trường nước.

=> Sạch nước

7)

Nêu đặc điểm sinh sản của trai sông?

Trai cái nhận tinh trùng theo dòng nước để thụ tinh

- Trứng non đẻ ra được giữ lại trong tấm mang

- Ấu trùng nở ra sống trong mang trai mẹ một thời gian

- Sau đó bám vào da, mang cá vài tuần lễ rồi rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành

 nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu
trùng trai sông là gì?

Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là: giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

8) Kể tên một số đại diện của ngành thân mềm

trai sông, mực, bạch tuộc,.

* Trả tiền mua thuốc nhỏ mắt nhá *

Bình luận (3)
Sun ...
9 tháng 12 2021 lúc 15:14

TK:

9)

Kể tên một số đại diện của lớp giáp xác.

tôm sông, mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua đồng,...

Cho biết nơi sống và đặc điểm chung của
những đại diện này.

undefined

10)

Tôm sông sống ở đâu?

Tôm sông sống phổ biến rất nhiều ở các sông, ngòi, ao, hồ... ở nước ta

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông?

 

Cấu tạo ngoài của tôm sông:

- Vỏ tôm: Là vỏ kintin, làm nhiệm vụ bảo vệ tôm, chỗ bám cho các cơ.

- Phần cơ thể gồm 2 phần:

+ Phần đầu ngực: Mắt kép, 2 đôi râu, các chân hàm, các chân ngực

+ Phần bụng: các chân bụng, tấm lái.

11)

Vỏ của tôm sông có cấu tạo như thế nào?

- Cơ thể gồm 2 phần : Phần đầu ngực và phần bụng

- Vỏ kitin ngấm canxi cứng cáp che chở và chỗ bấm cho hệ cơ 

- Vỏ tôm có chứa sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường 

Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố
của tôm.

Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

12)Tôm sông thường kiếm ăn vào thời gian nào?

=> Bam đêm

Thức ăn của tôm sông là gì? 

Tôm ăn tạp

 Tôm sông hô hấp nhờ bộ phận nào?

Mang

13) Nêu đặc điểm sinh sản của tôm sông.

Tôm phân tính

-con đực càng to

-con cái ôm trứng

-Trứng->ấu trùng=lột xác nhiều lần=>Tôm trưởng thành

14. Kể tên một số đại diện của lớp hình nhện.

 bọ cạp , cái ghẻ , ve bò

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện.

Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện: cơ thể gồm 2 phần:

- Phần đầu - ngực:

+ Đôi kìm có tuyến độc -> bắt mồi và tự vệ

+ Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) -> cảm giác về khứu giác và xúc giác

+ 4 đôi chân bò -> di chuyển và chăng lưới

- Phần bụng:

+ Phía trước là đôi khe thở -> hô hấp

+ Ở giữa là một lỗ sinh dục -> sinh sản

+ Phía sau là các núm tuyến tơ -> sinh ra tơ nhện.

Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện.

Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ để đi chuyến và trói mồi.

Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ).  Sau khi trói được con mồi, nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài).

15) Châu chấu sống ở đâu? 

- Đồng ruộng

Trình bày cấu tạo ngoài của châu chấu

Cơ thể châu chấu gồm 3 phần:

- Phần đầu: gồm đôi râu, đôi mắt kép và cơ quan miệng

- Phần ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh

- Phần bụng: gồm nhiều đốt, mỗi đốt có lỗ thở.

Châu chấu có những cách di chuyển nào?

Bay , bò , nhảy

16. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.

Cách dinh dưỡng của châu chấu :

+Miệng khỏe , sắc :  châu chấu gặm chổi và ăn lá cây. Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
+Khi châu chấu sống, bụng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.

*Cách sinh sản của châu chấu : 

+ Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống .Trứng đẻ dưới đất thành ổ.

+Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. ( Biến thái không hoàn toàn )

18. Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.

Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ là :

 - Làm thuốc : ong mật , ...

- Làm thức ăn : sâu , ...

- làm thức ăn cho động vật khác : ruồi , ...

- Truyền bệnh : Ruồi ,...

- Thụ phấn cho cây : bươm bướm , ...

- Hại ngũ cốc : châu chấu , ...

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Yin Ckan
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
Xem chi tiết
Đỗ Kiều Minh Ngọc
Xem chi tiết