Bài viết số 2 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
VỘI VÀNG QUÁ

Cảm nhận về lòng trung thực

Thảo Phương
9 tháng 12 2016 lúc 11:39
  Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng,... Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính trung thực được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người Việt Nam như câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng”. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,... Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất việc dạy của thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội. Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự dối trá và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.

 

Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè, không ngừng học tập tốt Năm điều Bác Hồ dạy “...Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm”.

 

    
Trần Quang Hưng
9 tháng 12 2016 lúc 11:38

Bài làm

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hon và hơn nữa

 

Minh Thư
9 tháng 12 2016 lúc 12:10
Mỗi ngày trôi đi của cuộc sống là mỗi thử thách mà con người cần phải vượt qua và nhân cách ngay thẳng là chìa khóa giúp chúng ta đứng vững trước cuộc đời. Có nhiều cách để thể hiện một nhân cách kiên định như giữ vững lập trường, biết phân biệt phải – trái, đúng – sai và hãy luôn là chính mình cũng là một cách sống trung thực với bản thân, với mọi người, với cuộc đời. Bước đầu tiên của con đường vươn tới sự thành công là phải thẳng thắn thừa nhận có một vài điểm trong tính cách của bạn, tủ quần áo của bạn, thậm chí là cả vẻ bề ngoài của bạn cũng cần phải chỉnh trang lại. Không có ai hoàn hảo… Chỉ khi dám đối mặt với sự thật này, chúng ta mới bắt đầu học cách làm thế nào để thành công. Vậy là, bước đầu của chiến lược “tỏa sáng” là bạn phải sống trung thực với bản thân mình hơn nữa là phải có tấm lòng ngay thẳng, không bao giờ nói và làm sai sự thật, đạo đức lương tri ở đời. Sống thật là bài học dạy chúng la cách chấp nhận và đối mặt với sự thật. Sống thật với bản thân, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật thoải mái, bởi nếu sống không đúng với bản chất của mình, chúng ta sẽ khó có được cảm giác thanh thản trong lòng. Một khi bạn không được là chính mình mà bị buộc phải trở thành một người hoàn toàn khác xa với bàn chất vốn có thì cảm giác sẽ khó chịu như thế nào. Lấy ví dụ như trong một gia đình, người cha muốn con mình học ngành kinh tế để sau này nối nghiệp cha quản lý công ty nhưng mơ ước của đứa con lại khát khao chọn ngành mĩ thuật để trở thành một họa sĩ, thả hồn phiêu du, bay nhảy với những nét cọ, gam màu qua những bức tranh. Nếu chọn con đường cha định hướng, người con buộc phải hi sinh hoài bão khát vọng của bản thân mình và đôi khi sẽ phải ân hận suốt cuộc đời vì đã “sống” cho người khác. Đương nhiên, nếu đủ chín chắn, dũng cảm, tự tin và bản lĩnh, người con sẽ quyết định theo đuổi khát vọng của mình. Như vậy, người sống thật với bản thân phải là người bản lĩnh, sống đúng với bản chất vốn có, biết mình thật sự muốn gì và cần phải làm gì. Hiện nay trong xã hội, không phải ai cũng sống thật với bản thân mình. Nhiều người sống trái với bản chất vốn có, lừa dổi bản thân, đơn thuần chỉ vì họ không thể chấp nhận hiện thực trái với những gì họ mong muốn. Mỗi khi có điều gì đó không diễn ra như dự kiến, hầu hết mọi người đều có khuynh hướng bào chữa cho những gì đã xảy ra bằng việc đổ lỗi cho người khác, hoặc cho hoàn cảnh: “Đáng lẽ tôi đã làm xong việc đó nếu tôi không đi chơi suốt đêm qua, để hôm nay phải mệt nhừ đến nỗi không thể tập trung như thế này.” Có khi không đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh thì con người cũng đổ lỗi cho chính mính. Đó là sự xấu hổ – truy vào chính mình: “Tôi đã làm điều ngu ngốc nhất!” Thế giới ngày càng phát triển nhờ cách nhìn thẳng và học từ những lỗi lầm. Chúng ta luôn luôn học được rất ít từ kinh nghiệm đổ lỗi đó bởi lẽ khi làm như thế, chính ta đang đánh mất một cơ hội học hỏi to lớn trong đời. Vậy thì đâu là nơi tối ưu để nhìn thấy những kinh nghiệm cuộc sống, học hỏi từ những sai lầm? Từ quan điểm trách nhiệm cá nhân – hãy trung thực với chính bản thân mình. Con đường ngắn nhất để đi qua thất bại, khó khăn là hãy đi xuyên qua nó. Cuộc sống tồn tại một số người sẵn sàng biến mình thành một người hoàn toàn xa lạ với bản thân theo ý muốn của người khác để rồi cuộc đời của họ là những chuỗi ngày sống trong dày vò, nuối tiếc, thậm chí khổ đau. Lừa dối ai đó, rồi cũng đến lúc chúng ta sẽ thấy hổ thẹn, xót xa, nuối tiếc vì đã sống trái với bản thân mình. Và khi bị lừa dối bởi người khác, bản thân ta sẽ mất dần niềm tin vào mọi người và hậu quả mà nó mang lại sẽ phá hủy cuộc đời của chính chúng ta. Là thanh niên nói riêng và công dân nói chung, để sống thật với bản thân, chúng ta phải học cách chấp nhận thử thách và đương đầu với khó khăn, sống đúng với bản chất vốn có của mình, không lừa dối chính mình cũng như mọi người xung quanh để sau này không phải hổ thẹn. Nhưng quan trọng nhất là sống thật để cảm thấy thoải mái khi biết những quyết định mình đưa ra hoàn toàn tuỳ thuộc vào mình. Tóm lại, việc sống thật với bản thân là một quan niệm sống đúng với mọi trường hợp, nó tạo ra cho chúng ta một hương vị riêng để góp chút thanh sắc cho đời. Sống trung thực không những giúp chúng ta vượt qua cam go, thử thách mà còn giúp hình thành trong ta tính kiên định, vững vàng trước phong ba bão táp của cuộc đời. Đừng bao giờ lừa dối bản thân, nếu cuộc sống không có được những điều mình yêu thì hãy yêu những gì mình có để khỏi phải xót xa, nuối tiếc, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí bạn nhé!
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Các câu hỏi tương tự
VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
Trần Hà Phương
Xem chi tiết
Gió ~>~
Xem chi tiết
kudo shinichi
Xem chi tiết
nguyen ngoc tieu my
Xem chi tiết
Hoài An
Xem chi tiết
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết