Vào phủ chúa Trịnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng kinh kí sự)

Lê Hữu Trác 

 

I . Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Lê Hữu Trác (1724- 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.
- Người làng Liêu Xá, huyện đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
- Là một lương y tâm huyết với nghề, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ.
2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”
- Là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành 1783
- Nội dung: Khắc họa quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa ở phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa. Đồng thời thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
3. Đoạn trích
  Thuật lại việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

II. Đọc - hiểu văn bản
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh
- Quang cảnh phủ chúa:
+ Rất nhiều cửa, quanh co mấy lần cửa, theo đường bên trái dành cho người ngoài cung.
+ Tác giả thấy đâu đâu cũng cây cối “um tùm”, tiếng chim ríu rít, hoa đua thắm, mùi hương thoang thoảng, hành lang nối nhau liên tiếp.
+ Rất nhiều người: người giữ cửa, vệ sĩ, thị vệ, quân sĩ..
+ Rất giàu sang, xa hoa: mâm vàng chén bạc,..
-> Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ .
Cung cách sinh hoạt:
Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào
+ Phủ chúa có cả guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập: người truyền cửa, người vệ sĩ, các danh y,..
+ Khám bệnh cho thế tử phải thực hiện hàng loạt các lễ nghi, phép tắc.
-> Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng: Kính cẩn, lễ phép, phép tắc,
=> Không chỉ đẹp lộng lẫy, thâm nghiêm mà còn là chốn uy quyền tối thượng.

2. Nhân cách Lê  Hữu Trác
- Thái độ và tâm trạng của tác giả
+ Dửng dưng  trước những quyến rũ của vật chất.
+ Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời
- Chữa bệnh: Có sự xung đột giữa hai suy nghĩ: Làm tròn trách nhiệm và lương tâm,  phẩm chất của người thầy thuốc.
=> Đó là một người thầy thuốc uyên thâm, có lương tâm và đức độ. Ông là người có nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, quyền quý.

3. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động
- Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước.
- Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện kín đáo thái độ người viết.

III. Tổng kết
Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

Khách