Tự tình (bài II).

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
6 coin

TRƯỜNG THPT  BẢO LỘC

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ 6: ÔN THI HỌC KÌ I – KHỐI 11

TỔ:  NGỮ VĂN

Năm học : 2019 - 2020

Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

   Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

  “ Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét – Biết lặn lội trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì toan tính cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.”

  ( Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươiNguyễn Văn Thạc)

)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên ?

Câu 2. Anh/ chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hi sinh khi chưa đầy hai mươi tuổi, trong đoạn trích trên?

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

 

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Từ nội dung ở phần Đọc – hiểu. Anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về  lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.

 

Câu 2. (5,0 điểm)

   Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng bi kịch và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình ( Bài II).

                                  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                      

 

 

                       

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 6

I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Yêu cầu về kĩ năng

    - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;

    - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

- HS cần làm rõ các vấn đề:

 

1

Phong cách ngôn ngữ : sinh hoạt

0,5

2

Những phẩm chất của anh Nguyễn Văn Thạc ( HS chỉ cần nêu một trong các phẩm chất sau là đạt điểm )

- Tâm hồn chính trực, cao cả .

- Biết yêu, biết ghét.

- Biết cống hiến, hi sinh.

- Dũng cảm.

0,5

3

- Biện pháp tu từ : Phép điệp “ biết yêu, biết ghét, biết sống cao thượng” hoặc “ phải làm. Phải làm”

- Tác dụng : Khẳng định lẽ sống cao đẹp. Từ đó đề cao vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.

1,0

 

 

Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng

         - Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.

 

 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

 

Từ nội dung ở phần Đọc – hiểu. Anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về  lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay. 

3,0

a. Yêu cầu về kĩ năng:

-Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển đoạn, Kết đoạn.

-Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị lun; vn dng tt các thao tác lập luận; kết hp chặt chgia lẽ dẫn chng; rút ra bài học nhận thức hành đng.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau:

- Nêu vấn đề cần nghị luận.

0,25

* Giải thích: Dũng cảm là đối mặt với sự thật không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đương đầu với mọi thử thách …

0,25

* Bàn luận, mở rộng vấn đề:

Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại đặc biệt là tuổi trẻ hiện nay.

- Lòng dũng cảm giúp con người có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách.

- Biết đấu tranh bảo vệ công lí, chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ người khác.

- Dám nghĩ, dám làm chiến thắng được chính mình trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời…khẳng định được giá trị bản thân trước gia đình, xã hội.

Chứng minh một vài tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ có lòng dũng cảm trong chiến tranh hoặc trong cuộc sống hàng ngày.

- Phê phán những con người hèn nhát, không dám vượt qua thử thách, thấy gian khổ thì chùng bước, thấy nguy hiểm thì né trách…hoặc những người ngộ nhận về lòng dũng cảm với sự liều lĩnh, bất chấp.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Hiểu được giá trị đúng đắn mà lòng dũng cảm đem lại.

- Học tập, tu dưỡng rèn luyện lòng dũng cảm từ những việc nhỏ bé nhất trong cuộc sống hàng ngàyđể có dũng khí đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.

- Trách nhiệm của tuổi trẻ: phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, về lòng dũng cảm của cha ông.

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,5

- Khẳng định lại vấn đề.

0,25

2

Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng bi kịch và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình ( Bài II).

                                  

5,0

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị lun thành các lun điểm; vn dng tt các thao tác lập luận; kết hp chặt chgia lẽ dẫn chng.

- Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:

 

0,25

 

 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

0,5

Tâm trạng bi kịch và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương qua bài thơ :

- Hai câu đề:

+ Bối cảnh không gian và thời gian

+ Nỗi cô đơn, buồn tủi bẽ bang về duyên phận của nhân vật trữ tình .

- Hai câu thực:

+ Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng.

+ Nỗi chán chường, đau đớn, ê chề ( chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ)

- Hai câu kết:

Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.

- Hai câu kết :

Tâm trạng chán chường buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

  2,75

 

 

 

 

 

-  Nghệ thuật : sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, miêu tả sinh động, ngôn ngữ đời thường, các biện pháp tu từ...

0,5

 

- Đánh giá

0,5

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

d. Sáng tạo, có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

 

------------- Hết --------------

 

Khách