Tràng Giang

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

TRÀNG GIANG

                                                   Huy Cận

I. Giới thiệu:

 

1. Tác giả: ( 1919- 2005)

- Là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới

- Trước CM.8, ông là nhà thơ mới lãng mạn nổi tiếng với tập thơ “Lửa thiêng, Vũ trụ ca”...Hồn thơ Huy Cận sầu buồn, ảo não.

- Sau CM.8, thơ Huy Cận tràn ngập niềm yêu đời, yêu đất nước, nhân dân. Tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” “Đất nở hoa”...

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí

2. Bài thơ :

a) Xuất xứ: (SGK)

b) Nhan dề bài thơ:

- Tràng Giang: Từ Hán Việt gợi âm điệu cổ kính.

- Điệp vần “ang”

+ Tạo dư âm vang xa, trầm buồn.

+ Gợi hình ảnh con sông dài, rộng

c) Lời đề từ:

-Bâng khuâng”, “nhớ”: Tâm trạng sầu lan toả, nhẹ nhàng.

- “Trời rộng, sông dài”: không gian mênh mông.

 à Định hướng cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ.

 

II. Đọc - hiểu văn bản:

 

1. Khổ thơ 1:Cảnh sông nước mênh mông, bât tận và nỗi buồn trong lòng người:

- Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước mênh mông, bất tận. Cảnh và tình cứ song song cùng biểu hiện

+ Sóng gợn trên Tràng giang - buồn điệp điệp.

+ Thuyền nước cùng trôi - sầu dâng trăm ngả.

+ Cành củi khô trôi trên dòng sông - tâm hồn cô đơn, lạc lõng.

- Khổ thơ vẽ lên cảnh sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững. Những đường nét “nước song song” “buồn điệp điệp” “sầu trăm ngả”, “lạc mấy dòng” gợi một sự chia tan, xa rời; nhỏ nhoi và bất lực là hình ảnh con thuyền và cành củi khô cùng trôi trên dòng sông rộng.

ÄKhổ thơ vẻ lên cảnh sông nước bao la,vô định, hững hờ. Trong cảnh ấy con người trở nên cô đơn nhỏ bé .Tất cả ngấm vị buồn sầu - nỗi sầu trước  không gian.

 

b) Khổ thơ 2: Vẫn là nỗi buồn trước cảnh trời rộng, sông dài:

- Cảnh: cồn nhỏ, chợ chiều, làng xa, gió, bến sông,...à không gian hoang sơ, hiu quạnh.

- Âm thanh “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

  + Đâu - có hai cách hiểu:

      . không có

      . có nhưng rất nhỏ

à Dù hiểu theo cách nào thì cảnh cũng tăng thêm sự vắng lặng vì không rõ, không có âm thanh hoạt động của con người

- Không gian nhiều chiều: nắng xuống, trời lên, sâu chót vót, sông dài, trời rộng.

- Đặt biệt: nghệ thuật tiểu đối: nắng xuống, trời lên cùng với cách nói sáng tạo mới mẻ, ấn tượng: “ sâu chót vót” àkhông gian thăm thẳm, rợn ngợp

ÄTất cả trời đất, dòng sông điều vắng lặng, cô đơn. Thiên nhiên, vũ trụ mênh mông, con người bé nhỏ, lạc loài.

 

c) Khổ thơ 3: Vẫn là nỗi sầu bơ vơ, lạc lõng

- Hình ảnh hàng bèo trôi dạt về đâu à biểu trưng cho kiếp người bèo dạt mây trôi.

- Điệp từ “không” (điệp 2 lần)

+ Không một chuyến đò ngang

+Không một chiếc cầu à tiếp tục tô đậm cái mênh mông, lặng lẽ, cô đơn của cảnh vật vì không có hoạt động của cuộc sống con người.

Ä Tác giả bộc lộ sự thèm khát tri âm, tìm mà không gặp, ước mà không thấy nên rơi vào cô đơn, tuyệt vọng.

 

d) Khổ thơ 4: Nỗi sầu trước vũ trụ ẩn chứa tình yêu quê hương, đất nước thầm kín

- Hình ảnh bầu trời cao với lớp lớp mây trắng đùn ra như núi bạc à cảnh đẹp, hùng vĩ.

- Hình ảnh cánh chim nhỏ chao nghiêng đôi cánh đang sa xuống à Tôn thêm vẻ đẹp cảnh vật.

- Điệp từ “dợn dợn”: Nỗi nhớ quê cứ tăng mãi lên.

- Hai câu thơ cuối, Huy Cận mượn ý thơ Thôi Hiệu để gợi một nỗi nhớ nhung da diết hơn, cháy bỏng hơn

Ä Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời

 

III. Tổng kết:

 1 . Nghệ thuật:

-         Sự kết hợp hài hòa giữ sắc thái cổ điển và hiện đại

-         Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

2. Ý nghĩa văn bản:

    Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên , nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.

 

IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH:

  Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

                          ( Trích  Tràng giang- Huy Cn)

 

Câu 1. Nêu đại ý của văn bản

Câu 2. Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối văn bản

Câu 3. Theo anh/ chị cách diễn đạt sâu chót vót có gì đặc biệt ?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8- 10 câu ), nêu cảm nhận của anh/ chị về văn bản trên

Khách