Một số thể loại văn học: thơ, truyện.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

1.1. Quan niệm chung về loại thể văn học

 

 
  • Loại: Chủng loại, loại hình để xác định hình thức tổ chức của một tác phẩm văn học
    • Các loại: trữ tình, tự sự, kịch
  • Thể: Sự hiện thực hóa của loại
    • Trữ tình: thi ca, ngâm khúc....
    • Kịch: chính kịch, bi kịch, hài kịch
    • Tự sự: Truyện ngắn, tiểu thuyết...

1.2. Thơ

 

 

a. Khái lược về thơ

 

 
  • Thơ là loại văn học bộc lộ tình cảm, thể hiện tâm hồn con người, đặc biệt là đời sống nội tâm của chính tác giả
  • Đặc trưng:
    • Nội dung trữ tình: Là tiếng nói của tình cảm con người, của những rung động trái tim trước cuộc đời bộc lộ qua cái tôi trữ tình
    • Ngôn ngữ: vừa cô đọng, vừa hàm súc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu...
  • Phân loại:
    • Theo nội dung:
      • Thơ trữ tình
      • Thơ tự sự
      • Thơ trào phúng
    • Theo hình thức tổ chức
      • Thơ cách luật
      • Thơ tự do
      • Thơ văn xuôi

b. Yêu cầu của cách đọc thơ

 

 
  • Tìm hiểu xuất xứ, quan trọng là tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ
  • Tìm hiểu tư thơ - đó là một ý chính, một  ý lớn, bao quát toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ.
  • Cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, khám phá nội dung và hình thức của bài thơ
  • Phát hiện đánh giá ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật
    • Nội dung: Tư tưởng có gì sáng tạo, có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống con người
    • Nghệ thuật: Có ý nghĩa độc đáo, sáng tạo mới mẻ.

1.3. Truyện

 

 

a. Khái lược về truyện

 

 
  • Là loại văn kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, tập trung miêu tả thế giới bên ngoài.
  • Đặc trưng: 
    • Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan
    • Cốt truyện được hư cấu, được tổ chức một cách nghệ thuật
    • Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với hoàn cảnh
    • Phạm vi phản ánh không bị hạn chế về không gian và thời gian
    • Ngôn ngữ: gần với ngôn ngữ đời sống.
  • Các kiểu loại truyện:
    • Truyện dân gian
    • Truyện trung đại (truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm)
    • Truyện hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài

b. Yêu cầu về đọc truyện

 

 
  • Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác...
  • Phân tích cốt truyện: mở đầu, vận động và kết thúc..., chú ý một số thủ pháp nghệ thuật: ngôi kể, giọng điệu, lời văn, thủ pháp kể chuyện, cách sắp xếp các tình tiết sự kiện.
  • Phân tích nhân vật:
    • Ngôn ngữ, ngoại hình, tính cách nội tâm, suy nghĩ...
    • Mối quan hệ giữa nhân vật này với các nhân vật khác → bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật
    • Mối quan hệ với hoàn cảnh như thế nào
    • Thủ pháp xây dựng nhân vật (cách thức miêu tả, biểu hiện, sử dụng các chi tiết, các tình huống)
    • Đánh giá truyện trên các phương diện: Nội dung, nghệ thuật → mới mẻ, sáng tạo, đặc sắc như thế nào? Có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người....

Khách