Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ẩn danh
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Nguyên
21 tháng 8 lúc 20:26

D

NeverGiveUp
26 tháng 8 lúc 9:43

A.

 Giải thích : Trong một thế giới đa cực, không chỉ có một quốc gia duy nhất giữ vai trò thống trị mà có nhiều cường quốc cùng chia sẻ quyền lực. Điều này đòi hỏi Mỹ phải cân nhắc và điều chỉnh quyền lực của mình, chia sẻ trách nhiệm và hợp tác với các quốc gia khác để duy trì sự ổn định toàn cầu.

Duuye
28 tháng 8 lúc 14:54

Câu 2 : Hiện nay, xu thế đa cực của thế giới đang ở trong trạng thái nào?

A. Mỹ phải xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới.

=> Xu thế đa cực là xu hướng thế giới không còn chỉ xoay quanh một hoặc hai siêu cường, mà có nhiều trung tâm quyền lực cùng tồn tại và cạnh tranh ảnh hưởng lẫn nhau. Hiện nay, xu thế đa cực đang ngày càng rõ nét được thể hiện qua sự trỗi dậy của nhiều cường quốc mới như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil,... Các quốc gia này đang ngày càng có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn trên trường quốc tế, đòi hỏi Mỹ phải điều chỉnh chính sách và chia sẻ quyền lực với các "người chơi" khác.

Ẩn danh
Xem chi tiết
NeverGiveUp
21 tháng 8 lúc 20:57

A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,… của các nước lớn.

-Lý do: Sự hình thành một trật tự thế giới đa cực thường bắt đầu với việc nhiều cường quốc lớn nổi lên với sức mạnh tương đối ngang nhau, làm cho thế giới không còn bị chi phối bởi một hoặc hai siêu cường duy nhất.

Duuye
28 tháng 8 lúc 14:55

Câu 1 :Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:

A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.

=> Xu thế đa cực là xu hướng thế giới không còn chỉ xoay quanh một hoặc hai siêu cường, mà có nhiều trung tâm quyền lực cùng tồn tại và cạnh tranh ảnh hưởng lẫn nhau. Biểu hiện đầu tiên của xu thế này chính là sự trỗi dậy của các cường quốc mới, bên cạnh các cường quốc truyền thống. Những cường quốc này không chỉ phát triển về kinh tế mà còn tăng cường sức mạnh trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và đối ngoại, tạo nên sự đa dạng và cân bằng hơn trong hệ thống quốc tế.

loch
Xem chi tiết
Cô Linh Trang
27 tháng 6 lúc 15:50

Vai trò của Đảng trong việc chớp thời cơ thể hiện qua các mốc sau: 

- Tháng 5/1941, nhận thấy tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, BCH Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ Tám, đánh dấu bước chuyển biến trong chỉ đạo chiến lược: xác định nhiệm vụ trước mắt, kẻ thù trước mắt cùng các vấn đề khác như hình thức khởi nghĩa, hình thức nhà nước...

Hội nghị đã xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của các mạng Đông Dương, không biết chớp thời cơ thì vạn năm cũng không đòi lại được. “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được”.

- Từ năm 1941 - 1945: Đảng ra sức chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 

- 21 giờ 30 phút ngày 9-3-1945, Nhật đồng loạt tấn công Pháp trên toàn Đông Dương. Ngày 10-3, quân Pháp đầu hàng Nhật. Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã họp ở Đình Bảng. Hội nghị đã đưa ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

- Ngày 14, 15 - 8 - 1945: Hội nghị Toàn quốc họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa. 

=> Đảng đã xác định chính xác thời cơ và chớp thời cơ kịp thời, đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

$-$ Xác định đúng thời cơ:

$+$ Nhận diện bối cảnh quốc tế, khu vực thuận lợi cho cách mạng.

$+$ Nắm bắt thời cơ Nhật đầu hàng, Pháp suy yếu, mâu thuẫn Nhật - Pháp.

$+$ Đánh giá chính xác tiềm lực quân sự của kẻ thù, khả năng của nhân dân ta.

$-$ Chuẩn bị chu đáo cho khởi nghĩa:

$+$ Huy động toàn dân tham gia Mặt trận Việt Minh, tập hợp lực lượng vũ trang.

$+$ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chính trị, tinh thần đoàn kết cho nhân dân.

$+$ Chuẩn bị về cán bộ, vũ khí, kế hoạch, tổ chức lực lượng cho khởi nghĩa.

$-$ Lãnh đạo khởi nghĩa kịp thời, sáng tạo:

$+$ Ban bố "Tuyên ngôn độc lập", kêu gọi toàn dân khởi nghĩa.

$+$ Chỉ đạo thành công các mũi tiến công vũ trang, giành chính quyền.

$+$ Đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của nhân dân, kịp thời nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

$-$ Khắc phục khó khăn, giữ vững thành quả:

$+$ Đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, Mỹ.

$+$ Tổ chức và lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ chính quyền cách mạng.

$+$ Củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới.

`=>` Vai trò lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng là yếu tố then chốt dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết

Hoạt động làm cho phong trào công nhân phát triển là truyền bá tư tưởng Mac-Lenin vào Việt Nam 

Cô Linh Trang
5 tháng 4 lúc 22:57

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương "vô sản hoá" tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân từ đó ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. 

Le Thi Thanh Lan
8 tháng 5 lúc 18:12

 

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Hội Thanh niên) có nhiều hoạt động quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào công nhân, bao gồm:

Tổ chức Hội thảo và Hội nghị: Hội Thanh niên thường tổ chức các sự kiện như hội thảo, hội nghị để thảo luận về các vấn đề quan trọng liên quan đến công nhân, như điều kiện lao động, lương thưởng, quyền lợi lao động, và cách tăng cường hiểu biết và tự giác của công nhân.

Hoạt động Tuyên truyền và Giáo dục: Hội Thanh niên thường tiến hành các hoạt động tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức của công nhân về quyền lợi và nghĩa vụ của họ, cũng như để khuyến khích sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng và xã hội.

Tổ chức hoạt động Văn hóa và Thể dục: Hội Thanh niên thường tổ chức các hoạt động văn hóa và thể dục như hội chợ, buổi biểu diễn nghệ thuật, giải đấu thể thao để tạo ra không khí tích cực, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tinh thần làm việc của công nhân.

Hỗ trợ và Phát triển Kỹ năng: Hội Thanh niên thường hỗ trợ công nhân trong việc phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ học vấn qua việc tổ chức các lớp học, khóa đào tạo, và chương trình hỗ trợ học bổng.

Orangy
Xem chi tiết
Cô Linh Trang
20 tháng 5 lúc 17:15

Ngày 16 tháng Chạp năm Đinh Mùi (1427), Vương Thông xin tuyên thệ rút hết quân về nước. Bình Định Vương Lê Lợi cho cất 500 chiếc thuyền, sắm trâu rượu, trướng vẽ để tặng viên tướng nước láng giềng. 
Sự kiện hội thề Đông Quan đã đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi hoàn toàn quân Minh. 
Việc tổ chức hội thề để kết thúc chiến tranh đã giảm bớt sự hi sinh xương máu cho cả hai bên tham chiến, thể hiện lòng nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
Hội thề Đông Quan là một biện pháp đấu tranh ngoại giao khéo léo, giữ sự hoà hảo trong quan hệ Đại Việt - Minh. 
Hội thề Đông Quan thể hiện tư tưởng giữ "nền hoà bình muôn đời" của dân tộc Việt Nam, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho đấu tranh ngoại giao Việt Nam sau này. 

Nhã Uyên Đinh Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 3 lúc 22:15

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là một trong những chiến dịch quan trọng nhất trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Trong chiến dịch này, quân và dân Vĩnh Long đã chiến đấu anh dũng, kiên cường và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.

Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược quan trọng. Mỹ - ngụy đã biến Vĩnh Long thành một căn cứ quân sự mạnh, với nhiều đồn bốt, sòng bài, kho tàng vũ khí, và là nơi tập trung nhiều đơn vị quân đội chủ lực của địch.

Nhằm đánh trả âm mưu của Mỹ - ngụy, quân và dân Vĩnh Long đã tích cực chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các lực lượng vũ trang và nhân dân Vĩnh Long đã được tập huấn, rèn luyện, và chuẩn bị đầy đủ về vũ khí, lương thực, thuốc men.

Vào đêm 30/1/1968, quân và dân Vĩnh Long đồng loạt tấn công thị xã Vĩnh Long và các mục tiêu trọng yếu của địch. Sau 6 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ta đã làm chủ thị xã Vĩnh Long, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lớn quân địch.

Cùng thời gian đó, ta cũng đã tấn công và chiếm đóng nhiều đồn bốt, căn cứ quân sự của địch ở các huyện Tam Bình, Bình Minh, Vũng Liêm, Trà Ôn. Ta đã cắt đứt Quốc lộ 4, tuyến giao thông huyết mạch của địch, trong 22 ngày đêm.
Thắng lợi của quân và dân Vĩnh Long trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 có ý nghĩa rất quan trọng.  Thắng lợi của ta đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và đàm phán tại Hội nghị Paris. Ngoài ra, nó đã khẳng định sức mạnh của quân và dân ta, cổ vũ tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân và dân cả nước.
Thắng lợi của quân và dân Vĩnh Long trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 là một trang sử vàng chói lọi trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi này đã góp phần làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, và góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

nguyen vu hoang long
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
11 tháng 3 lúc 12:39

Vai trò:

- Cung cấp nhân lực, vật lực cho tiền tuyến.

- Chi viện cho quân và dân miền Nam về vũ khí, trang thiết bị, lương thực, thuốc men,...
- Huấn luyện quân đội, cán bộ cho miền Nam.
- Là chỗ dựa vững chắc cho quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ý nghĩa:

- Là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng miền Nam.

- Thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân cả nước.
- Góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Ý nghĩa của trận Điện Biên Phủ trên không:
Trận Điện Biên Phủ trên không là chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến dịch này diễn ra từ tháng 12 năm 1972 đến tháng 1 năm 1973, với sự tập trung cao độ của cả nước, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B-52, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Cô Linh Trang
14 tháng 3 lúc 15:21

1. Vai trò hậu phương của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
- Ngay khi Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, miền Bắc chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, chống lại sự phá hoại của đế quốc Mỹ.
- Trong chiến đấu và sản xuất, miền Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước với tinh thần: "mỗi người làm việc bằng hai", vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sắn sàng đáp lại "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". 
- Miền Bắc là nơi chi viện sức người, sức của: trong thời gian 4 năm (1965 - 1968) miền Bắc đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội; cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực thực phẩm.
- Miền Bắc là cầu nối giữa sự chi viện từ bên ngoài với miền Nam: trong thời gian miền Bắc bị phá hoại, vẫn tiếp nhận hàng chi viện cho tiền tuyến miền Nam từ các nước xã hội chủ nghĩa. 
2. Ý nghĩa của Trận Điện Biên Phủ trên không
- Buộc Mỹ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
- Buộc Mỹ kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. 
- Thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, quả cảm của nhân dân miền Bắc. 
- Góp phần vào thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc. 

 

 

 

 

 

 

Đặng Nguyễn Gia Linh
Xem chi tiết

Câu 5: Nhận xét vai trò của hậu phương miền Bắc đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Hậu phương miền Bắc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Có thể khẳng định, miền Bắc là tuyến sau vững chắc khi

- Miền Bắc là căn cứ địa chính của cuộc kháng chiến, là nơi chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.
- Miền Bắc đã xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, tạo nền tảng vững chắc cho cuộc kháng chiến.
- Miền Bắc đã kiên cường chống trả các cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, bảo vệ thành công miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Miền Bắc đã cung cấp cho tiền tuyến lượng lớn vũ khí, lương thực, thuốc men, và các vật chất cần thiết cho cuộc chiến.
- Miền Bắc đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho quân và dân ta ở tiền tuyến.

-> Nhờ có hậu phương miền Bắc vững chắc, quân và dân ta ở tiền tuyến đã chiến đấu anh dũng, kiên cường và đã giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Câu 6:
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, Đảng đã thể hiện vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt:

Lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ:

- Đảng đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân, phát động toàn dân kháng chiến, dựa vào sức mạnh của cả dân tộc để đánh giặc.
- Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta thực hiện sáng tạo đường lối chiến tranh, kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.
- Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta kiên cường, bất khuất, chiến đấu anh dũng và giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Xây dựng và phát triển miền Bắc xã hội chủ nghĩa:

- Đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới:

- Miền Bắc đã trở thành tấm gương sáng về tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bất khuất cho các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Đảng đã góp phần quan trọng vào việc làm thất bại chiến lược toàn cầu của Mỹ.
-> Vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 3 lúc 18:52

Nhu cầu cấp bách của đất nước:

- Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng sâu sắc về mọi mặt:

+ Về chính trị: Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị.
+ Về kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam bị thực dân Pháp vơ vét, bóc lột.
+ Về xã hội: Xã hội Việt Nam có nhiều mâu thuẫn gay gắt, như mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp nông dân, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
- Nhu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng đất nước khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến là vô cùng cấp bách.

- Sự thất bại của các phong trào yêu nước trước đây:

+ Các phong trào yêu nước trước đây, như phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du, v.v., đều thất bại.
+ Nguyên nhân thất bại là do:
   - Thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
   - Thiếu đường lối đúng đắn.
   - Thiếu tổ chức chặt chẽ.
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác - Lênin:

+ Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học về cách mạng xã hội.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng đất nước.
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1930.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945:

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã giành thắng lợi hoàn toàn.
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Chốt lại
- Con đường cách mạng Việt Nam đã được chứng minh là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã và đang tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Việt Nam ngày nay là một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền, đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Truong vu nhu quynh
Xem chi tiết

Chọn B