Văn mẫu lớp 8

Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Trọng Tuyển
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
14 tháng 4 2017 lúc 21:09
Đất nước ta ngày một phát triển, nhờ đó mà nền giáo dục bây giờ cũng đang được nâng cao, lớp học sinh ngày nay cũng có nhiều cách học khác với lớp học sinh ngày trước. Tuy vậy, cho dù có học như thế nào đi chăng nữa thì trong quá trình học cũng cần phải có cả thực hành, giống như lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trong bài Bàn luận về phép học” : Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm.”
Học” chính là quá trình chúng ta tiếp thu những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt. Còn hành” là việc chúng ta cần áp dụng những kiến thức đã học được vào trong cuộc sống để có thể giúp ích được cho chúng ta mai này. Học chỉ đơn thuần là tiếp nhận qua sách vở hoặc do các thầy cô truyền đạt, nhưng nếu ta chỉ có học mà không hành thì liệu những kiến thức ấy chúng ta có thể nắm sâu? Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu trong những môn học cần đến sự thực hành như môn Hóa học, môn Sinh học trong khi ta chỉ đọc suông các kiến thức trong sách mà vẫn chưa được làm thực tế lần nào thì đến khi cần liệu các bạn có thể nhớ để thực hiện? Học thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa không phải là điều xấu, nhưng điều quan trọng là ta phải biết kết hợp kiến thức với thực hành sao cho thật hợp lí, vì nếu như các bạn có đọc ro ro, đọc thuộc lòng các bước thí nghiệm môn Hóa học, các thao tác mổ ếch môn Sinh học mà chưa thực hành lần nào thì chắc hẳn đã đến lúc bắt tay vào làm, chúng ta đều phải lóng ngóng.
Nhưng liệu chỉ hành thôi mà không học thì có phải là một điều tốt? Một người công nhân trước khi đi vào vận hành máy móc thì chắc chắn cũng đã học qua về các bộ phận của máy, các thao tác vận hành máy sau đó thì mới có thể thực hành thành thạo được. Chính vì vậy, chỉ hành thôi mà không học thì rõ ràng cũng không ổn chút nào. Nếu như ta đã từng được thực hành đấy, đã biết được cách thức để thực hiện thí nghiệm đấy nhưng nếu ta không được học qua kiến thức từ trước thì liệu có thể thực hiện đúng và an toàn thí nghiệm được không? Học mà không hành thì không nắm vững được kiến thức mà nếu chỉ hành mà không học thì có thể sẽ không đủ kiến thức để áp dụng vào thức hành. Bởi vậy chỉ có : học đi đôi với hành” thì chúng ta mới có thể nắm kiến thức một cách sâu sắc và áp dụng đúng vào thực tế cuộc sống được.
Tuy đã cách chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về một phương pháp học đúng đắn vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay. Chỉ có học kết hợp với thực hành thì việc học mới thực sự đạt được hiệu quả cao. Một phương pháp học tập tốt thì mới có thể đem lại cho chúng ta một kết quả tốt, chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải noi theo lời dạy cảu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vì đó là một phương pháp học rất hữu ích và có thể áp dụng vào bất cứ thời điểm nào : trong quá khứ, trong hiện tại và cả ở tương lai. Các bạn thấy có đúng như vậy không?
Bình luận (2)
Linh Phương
14 tháng 4 2017 lúc 21:13

Gợi ý:

+) Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống.........

+) “Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.....

+) Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn.....

+) Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học.......

Bình luận (1)
Thảo Phương
15 tháng 4 2017 lúc 11:54

I. Mở bài:

- “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung đễ bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.
- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.
- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên !
II. Thân bài:

1) Giải thích:
- Học: là hoạt động của trí óc đễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.

2) Tại sao học và hành phải đi đôi ?
- Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại 2 mặt: thể xác và tinh thần. Thể xác muốn lớn phải ăn uống. Tinh thần muốn lớn phải học hành. Do vậy con người cần phải học tập.
- Nếu học chỉ đễ nhồi nhét một mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: “Trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thễ không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên “học hành, học hỏi, học tập”.
- Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.

3) Tác dụng:
- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống.

(Trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành :Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng,...)
Ví dụ: chúng ta học lý thuyết trong trường, khi về nhà chúng ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế, vào cuộc sống.
- Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
- Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.
- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.

4) Liên hệ đến bản thân

Tự đánh giá và nhận xét về việc vận dụng cái đã học vào cuộc sống của bản thân mình như thế nào.

III. Kết bài:
Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là hai mặt đồng thời của một quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.

Bình luận (0)
Ex Crush
Xem chi tiết
bui thi quynh chi
23 tháng 4 2018 lúc 11:38

đề 1:Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?

Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.

Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.

Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.

Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?

Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?

Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.

Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.

Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.

Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?

Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?

Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.

Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.

Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.

Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?

Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Bình luận (2)
Trần Thị Thu Trang
28 tháng 1 2019 lúc 20:58

Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay.Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn này chính là điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương đất nước.Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao.Chúng tôi đã bước đầu trình bày về sự chuyên môn hóa các chức năng của trang phục người Việt trong lao động, hội hè, chiến đấu và các mặt khác. Chúng tôi muốn nói thêm: đối với người Việt, trang phục còn có chức năng phòng bệnh, trị bệnh. Với khí hậu ẩm thấp của vùng nhiệt đới gió mùa, bệnh phong thấp phổ biến, người ta chọn gỗ đặc biệt để làm guốc cho người già, vật liệu đặc biệt để làm mũ cho trẻ em. Thắt lưng và trang sức, một vài thứ, cũng có tác dụng đó. Bên cạnh xu hướng này, một xu hướng thường thấy ở người Việt là sử dụng một vật kiêm nhiều chức năng. Chiếc nón lá đã được nhiều người đề cập đến. Chiếc khăn trùm đầu, còn để quàng cổ, vắt vai, làm khăn lau và gặp lúc bất ngờ cũng có khi là vũ khí phòng hộ. Do đó, chúng ta thấy sự ra đời của đôi dép cao su thời kháng chiến chống Pháp chẳng phải là sự kiện ngẫu nhiên, mà mọi sự sáng tạo dựa trên cái gốc vững chắc của bản lĩnh dân tộc. Vấn đề đa chức năng của trang phục người Việt, trong nhiều trường hợp chưa hẳn đã là vì nghèo. Đi bộ vượt Trường Sơn, dù là người giàu, với đôi dép lốp vẫn là phương thức tối ưu nhất.Thời gian gần đây, nhiều người đề cập đến chức năng vệ sinh từ màu đen của chiếc quần phụ nữ. Nếu chịu khó xét điều này trên quan điểm hệ thống, sẽ thấy rõ trong hoàn cảnh kinh tế và lao động hiện nay, vấn đề không dễ dàng giải quyết ngay được. Mặt khác, việc này còn gắn với thói quen thẩm mỹ, còn liên quan đến phạm trù quan niệm, chứ chưa hẳn đã là chuyện tiết kiệm, sợ tốn kém. Nhiều người chỉ thấy trang phục là đối tượng của thị giác nên đòi hỏi nó phải biểu hiện được những chuẩn mực cho sự nhìn. Để đáp ứng yêu cầu này, trong suốt quá trình lịch sử, trang phục người Việt đã có sự chọn lọc về hình dáng, kiểu thức, màu sắc, hoa văn trang trí, chất liệu. Nhưng nhìn qua bộ trang phục của người Việt từ đầu thế kỷ XX trở về trước, chúng ta thấy rõ ngoài việc đáp ứng yêu cầu nhìn, còn có cả nghe, mùi vị và tất nhiên dẫn đến cả xúc cảm nữa. Có thể nhắc đến trang phục của người Việt cổ ở Làng Vạc vào thời dựng nước với những âm vang của chất liệu đồng thau cho đến bộ xà tích bạc đầu thế kỷ này. Phải chăng, tiếng sột soạt của bộ áo váy mới cũng là sự dụng tâm thích thú của người mặc. Bên cạnh tầng lớp giàu sang, quý phái biết sử dụng các loại hương liệu đắt tiền để ướp quần áo, nhân dân thường dùng những thứ phổ biến như: hạt mùi để bọc áo khăn; lá mùi, lá sả… để gội đầu, hoa bưởi, hoa nhài… để cài tóc. Việc chọn lựa các chất để nhuộm màu, cũng tạo cho áo quần những mùi vị nhất định. Phần trong bài chúng tôi mới nói đến việc dùng dầu xoa tóc, nhưng thật ra ở người Việt còn có nhiều thứ dầu, rượu đặc biệt để xoa bóp cơ thể nhằm chống côn trùng, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ da… Sự hình thành những hương vị này liên quan đến những tập quán ở từng địa phương nữa.Trang phục người Việt còn được lưu ý dưới góc độ sử liệu. Một cái nhìn thoáng nhanh qua áo quần cũng có thể giúp chúng ta khám phá ra được cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối. Việc đoán định niên đại tuyệt đối của trang phục người Việt là chuyên môn hẹp và sâu của rất ít nhà nghiên cứu. Nói chung với những sử liệu này, chúng ta có thể ghi nhận được nhiều dấu ấn của các thời đại lịch sử. Tính đa dạng của trang phục người Việt thể hiện rõ nhất qua từng địa phương. Có khi tính đa dạng này hoàn toàn do kỹ thuật. Nhân dân lao động với áo quần bằng vải, thường hay mặc trước rồi mới nhuộm sau. Do thị hiếu và cũng vì lý do khách quan để cho bền màu, người ta thường nhuộm lót trước: lót xanh cho màu đen, lót đỏ cho màu gụ v.v… Vì thế tuy chỉ cùng một bộ, nhưng Đông Xuân, ta gặp nhiều người mặc màu cháo lòng, màu xanh, màu gạch non… đến Hè Thu lại là những áo quần màu nâu, màu đen, màu gụ v.v…Từ khi giành lại được quyền độc lập, tự chủ vào thế kỷ X, các vương triều phong kiến đã lưu ý đến một sự thống nhất trong đa dạng, với những quy chế, thể lệ. Tính thống nhất này cũng có thể nhận thức được qua tính giai cấp trên trang phục, ở từng mẫu áo, kiểu quần, màu sắc, hoa văn, trang điểm. Trang phục thể hiện tôn ti, trật tự phong kiến, ngăn cấm mọi sự vi phạm. Ngày nay, trang phục của Quân đội nhân dân đã “vượt khung” khỏi phạm vi của một tộc người cụ thể, trở thành một sự thống nhất Việt Nam.Đứng ở góc độ tin học, trang phục người Việt còn là những đặc trưng chỉ định sự khác biệt giữa người Việt và các dân tộc anh em trên đất nước ta, phân biệt được một số mặt như nghề nghiệp, giới tính, thị hiếu thẩm mỹ… của từng vùng. Một cái nhìn khái quá thông qua sự tiến triển thăng trầm của lịch sử giúp chúng ta khẳng định được bản lĩnh vững vàng của phong cách người Việt. Không ít nhà nghiên cứu đã lưu ý đến tinh thần đấu tranh chống đồng hóa của người Việt thông qua trang phục. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Đối với kẻ thù xâm lược từ phương Bắc đem theo chủ trương đồng hóa triệt để bằng cách bắt nhân dân ta thay đổi trang phục, đầu tóc, thì nhân dân ta ngoan cường đấu tranh chống lại, nhiều khi rất quyết liệt. Thời cận đại, đối với bọn địch xâm lăng phương Tây từ biển vào, những nhà nho yêu nước, ví dụ như Nguyễn Đình Chiểu vẫn giữ phong cách: để búi tóc, mặc áo dài, đội khăn đóng, không dùng xà phòng… Nhưng đến một thời kỳ khác, nhân dân ta lại có phong trào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn… Sự thay đổi về mặt hình thức này lại là một phong trào tiến bộ, cho nên đã bị thực dân Pháp lái sang những xu hướng thẩm mỹ về trang phục không lành mạnh. Khi đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, chúng lại khuyến khích nhân dân ta Mỹ hóa trang phục. Để đấu tranh với bọn thực dân mới, chống lại cái “mới” lố lăng, cầu kỳ, xa lạ, phô trương…, nhân dân các đô thị miền Nam lại tìm cách trở về truyền thống.Trong nước, thời phong kiến, đấu tranh với giai cấp thống trị, bản lĩnh của nhân dân ta cũng theo một xu thế ấy. Ví dụ như chuyện cấm mặc váy của Minh Mạng. Về lý mà nói, cái váy thời Hùng Vương của người Việt cổ đã rất đẹp. Cái quần là một mẫu trang phục ngoại lai, chúng ta tiếp thu được từ các tộc du mục. Trong việc này, ngoài vấn đề chuyên chế và dân chủ, còn có chuyện tính bản địa và ngoại lai. Gần đây một thời kỳ, có cuộc vận động, hô hào phụ nữ nên mặc váy. Giới phụ nữ đã không chấp nhận. Nhưng ở nam giới, ngày nay hầu hết đều mặc áo quần mà ta vẫn quen gọi là Âu phục. Đây là một dẫn chứng cho thấy ở người Việt không hề có sự bài ngoại mù quáng. Họ có thể sẵn sàng tiếp thu những mẫu mới từ bên ngoài một cách có ý thức và có sáng tạo để tồn tại lâu dài hoặc chỉ với một thời gian nhất định, nhưng đều được Việt hóa nhanh hoặc dần dần từng bước.Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa về mặt vật chất, hay văn hóa vật chất. Các chương trên đã cho thấy những điều kiện kinh tế, xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với trang phục người Việt. Trước kia, bên cạnh nghề trồng lúa nước, nghề trồng dâu, nuôi tằm là hoạt động sản xuất cơ bản trong đời sống của xã hội người Việt. Vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, nhiều người nước ngoài tiếp xúc với Lạc Việt đã phải thốt lên rằng: cây bông ở đây có thể giải quyết được áo chăn cho thiên hạ. Dĩ nhiên cách nói có phần khoa trương nhưng đã lột tả được sự giàu có về nguyên liệu quan trọng này. Về hàng tơ, chưa kể các loại trong Cung Đình, cho đến thế kỷ XVIII, chúng ta thống kê được gần 30 loại mặt hàng, mỗi loại còn có nhiều kiểu khác nhau, ví dụ như gấm, có gấm the, gấm láng, gấm mây, gấm hoa…Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quan niệm thẩm mỹ… Sự tự khẳng định mình thông qua trang phục, nhất là đối với thanh niên, là điều cần phải hướng dẫn, giáo dục hơn là phê phán, chỉ trích. Như vậy, trang phục là một nhu cầu vật chất nhưng đồng thời còn là một hiện tượng về văn hóa. Với quan điểm xây dựng nền văn hóa mới và con người mới là điều cần và có thể thực hiện từng bước, từng phần ngay từ hôm nay, và “không phải trình độ văn hóa của xã hội phụ thuộc một cách máy móc vào trình độ phát triển kinh tế”, chúng ta cần xác định dù xã hội ta còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng không nhất thiết phải chờ đến khi thật giàu có, sung túc, lúc đó mới quan tâm đến vấn đề trang phục.Dân tộc Việt có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” vừa là để nhắc nhở những yêu cầu cụ thể cho cung cách ăn mặc, nhưng đồng thời còn có mục đích giáo dục một phẩm chất thanh cao, một nếp sống đạo đức, dù trong trường hợp nghèo, đói. Chúng ta không hẹp hòi, bảo thủ trước sự phát triển, thay đổi các kiểu cách trang phục lành mạnh, nhất là trong thanh niên, nhưng không thể công nhận những hiện tượng may mặc đua đòi, chạy theo “mốt” lố lăng, phô trương, xa hoa, lãng phí… xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời cũng cần phản đối hiện tượng cho rằng nền kinh tế của ta chưa phát triển cao, nên có thể ăn mặc tùy tiện, cẩu thả, thiếu thẩm mỹ. Từ đó làm giảm giá trị cao đẹp của con người và còn có thể nảy sinh những hậu quả xấu về nhiều mặt. Vì trang phục, trong những chừng mực nhất định, còn là phương tiện rất đắc lực của các quan điểm tư tưởng, các ý đồ chính trị, không chỉ thuộc sở thích hay thị hiếu của cá nhân mà đây là cả một vấn đề văn hóa, một vấn đề xã hội, có tác dụng góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần xây dựng con người mới hoặc ngược lại.Do đó, trang phục, là đối tượng của thị giác, một trong hai giác quan mà Các Mác cho rằng nó dễ cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế, phải là một biểu hiện bên ngoài của một nội dung bên trong mang đầy đủ những chuẩn mực lành mạnh, hài hòa, thanh lịch, thực tiễn…
Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay.Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn này chính là điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương đất nước.Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao.Chúng tôi đã bước đầu trình bày về sự chuyên môn hóa các chức năng của trang phục người Việt trong lao động, hội hè, chiến đấu và các mặt khác. Chúng tôi muốn nói thêm: đối với người Việt, trang phục còn có chức năng phòng bệnh, trị bệnh. Với khí hậu ẩm thấp của vùng nhiệt đới gió mùa, bệnh phong thấp phổ biến, người ta chọn gỗ đặc biệt để làm guốc cho người già, vật liệu đặc biệt để làm mũ cho trẻ em. Thắt lưng và trang sức, một vài thứ, cũng có tác dụng đó. Bên cạnh xu hướng này, một xu hướng thường thấy ở người Việt là sử dụng một vật kiêm nhiều chức năng. Chiếc nón lá đã được nhiều người đề cập đến. Chiếc khăn trùm đầu, còn để quàng cổ, vắt vai, làm khăn lau và gặp lúc bất ngờ cũng có khi là vũ khí phòng hộ. Do đó, chúng ta thấy sự ra đời của đôi dép cao su thời kháng chiến chống Pháp chẳng phải là sự kiện ngẫu nhiên, mà mọi sự sáng tạo dựa trên cái gốc vững chắc của bản lĩnh dân tộc. Vấn đề đa chức năng của trang phục người Việt, trong nhiều trường hợp chưa hẳn đã là vì nghèo. Đi bộ vượt Trường Sơn, dù là người giàu, với đôi dép lốp vẫn là phương thức tối ưu nhất.Thời gian gần đây, nhiều người đề cập đến chức năng vệ sinh từ màu đen của chiếc quần phụ nữ. Nếu chịu khó xét điều này trên quan điểm hệ thống, sẽ thấy rõ trong hoàn cảnh kinh tế và lao động hiện nay, vấn đề không dễ dàng giải quyết ngay được. Mặt khác, việc này còn gắn với thói quen thẩm mỹ, còn liên quan đến phạm trù quan niệm, chứ chưa hẳn đã là chuyện tiết kiệm, sợ tốn kém. Nhiều người chỉ thấy trang phục là đối tượng của thị giác nên đòi hỏi nó phải biểu hiện được những chuẩn mực cho sự nhìn. Để đáp ứng yêu cầu này, trong suốt quá trình lịch sử, trang phục người Việt đã có sự chọn lọc về hình dáng, kiểu thức, màu sắc, hoa văn trang trí, chất liệu. Nhưng nhìn qua bộ trang phục của người Việt từ đầu thế kỷ XX trở về trước, chúng ta thấy rõ ngoài việc đáp ứng yêu cầu nhìn, còn có cả nghe, mùi vị và tất nhiên dẫn đến cả xúc cảm nữa. Có thể nhắc đến trang phục của người Việt cổ ở Làng Vạc vào thời dựng nước với những âm vang của chất liệu đồng thau cho đến bộ xà tích bạc đầu thế kỷ này. Phải chăng, tiếng sột soạt của bộ áo váy mới cũng là sự dụng tâm thích thú của người mặc. Bên cạnh tầng lớp giàu sang, quý phái biết sử dụng các loại hương liệu đắt tiền để ướp quần áo, nhân dân thường dùng những thứ phổ biến như: hạt mùi để bọc áo khăn; lá mùi, lá sả… để gội đầu, hoa bưởi, hoa nhài… để cài tóc. Việc chọn lựa các chất để nhuộm màu, cũng tạo cho áo quần những mùi vị nhất định. Phần trong bài chúng tôi mới nói đến việc dùng dầu xoa tóc, nhưng thật ra ở người Việt còn có nhiều thứ dầu, rượu đặc biệt để xoa bóp cơ thể nhằm chống côn trùng, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ da… Sự hình thành những hương vị này liên quan đến những tập quán ở từng địa phương nữa.Trang phục người Việt còn được lưu ý dưới góc độ sử liệu. Một cái nhìn thoáng nhanh qua áo quần cũng có thể giúp chúng ta khám phá ra được cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối. Việc đoán định niên đại tuyệt đối của trang phục người Việt là chuyên môn hẹp và sâu của rất ít nhà nghiên cứu. Nói chung với những sử liệu này, chúng ta có thể ghi nhận được nhiều dấu ấn của các thời đại lịch sử. Tính đa dạng của trang phục người Việt thể hiện rõ nhất qua từng địa phương. Có khi tính đa dạng này hoàn toàn do kỹ thuật. Nhân dân lao động với áo quần bằng vải, thường hay mặc trước rồi mới nhuộm sau. Do thị hiếu và cũng vì lý do khách quan để cho bền màu, người ta thường nhuộm lót trước: lót xanh cho màu đen, lót đỏ cho màu gụ v.v… Vì thế tuy chỉ cùng một bộ, nhưng Đông Xuân, ta gặp nhiều người mặc màu cháo lòng, màu xanh, màu gạch non… đến Hè Thu lại là những áo quần màu nâu, màu đen, màu gụ v.v…Từ khi giành lại được quyền độc lập, tự chủ vào thế kỷ X, các vương triều phong kiến đã lưu ý đến một sự thống nhất trong đa dạng, với những quy chế, thể lệ. Tính thống nhất này cũng có thể nhận thức được qua tính giai cấp trên trang phục, ở từng mẫu áo, kiểu quần, màu sắc, hoa văn, trang điểm. Trang phục thể hiện tôn ti, trật tự phong kiến, ngăn cấm mọi sự vi phạm. Ngày nay, trang phục của Quân đội nhân dân đã “vượt khung” khỏi phạm vi của một tộc người cụ thể, trở thành một sự thống nhất Việt Nam.Đứng ở góc độ tin học, trang phục người Việt còn là những đặc trưng chỉ định sự khác biệt giữa người Việt và các dân tộc anh em trên đất nước ta, phân biệt được một số mặt như nghề nghiệp, giới tính, thị hiếu thẩm mỹ… của từng vùng. Một cái nhìn khái quá thông qua sự tiến triển thăng trầm của lịch sử giúp chúng ta khẳng định được bản lĩnh vững vàng của phong cách người Việt. Không ít nhà nghiên cứu đã lưu ý đến tinh thần đấu tranh chống đồng hóa của người Việt thông qua trang phục. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Đối với kẻ thù xâm lược từ phương Bắc đem theo chủ trương đồng hóa triệt để bằng cách bắt nhân dân ta thay đổi trang phục, đầu tóc, thì nhân dân ta ngoan cường đấu tranh chống lại, nhiều khi rất quyết liệt. Thời cận đại, đối với bọn địch xâm lăng phương Tây từ biển vào, những nhà nho yêu nước, ví dụ như Nguyễn Đình Chiểu vẫn giữ phong cách: để búi tóc, mặc áo dài, đội khăn đóng, không dùng xà phòng… Nhưng đến một thời kỳ khác, nhân dân ta lại có phong trào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn… Sự thay đổi về mặt hình thức này lại là một phong trào tiến bộ, cho nên đã bị thực dân Pháp lái sang những xu hướng thẩm mỹ về trang phục không lành mạnh. Khi đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, chúng lại khuyến khích nhân dân ta Mỹ hóa trang phục. Để đấu tranh với bọn thực dân mới, chống lại cái “mới” lố lăng, cầu kỳ, xa lạ, phô trương…, nhân dân các đô thị miền Nam lại tìm cách trở về truyền thống.Trong nước, thời phong kiến, đấu tranh với giai cấp thống trị, bản lĩnh của nhân dân ta cũng theo một xu thế ấy. Ví dụ như chuyện cấm mặc váy của Minh Mạng. Về lý mà nói, cái váy thời Hùng Vương của người Việt cổ đã rất đẹp. Cái quần là một mẫu trang phục ngoại lai, chúng ta tiếp thu được từ các tộc du mục. Trong việc này, ngoài vấn đề chuyên chế và dân chủ, còn có chuyện tính bản địa và ngoại lai. Gần đây một thời kỳ, có cuộc vận động, hô hào phụ nữ nên mặc váy. Giới phụ nữ đã không chấp nhận. Nhưng ở nam giới, ngày nay hầu hết đều mặc áo quần mà ta vẫn quen gọi là Âu phục. Đây là một dẫn chứng cho thấy ở người Việt không hề có sự bài ngoại mù quáng. Họ có thể sẵn sàng tiếp thu những mẫu mới từ bên ngoài một cách có ý thức và có sáng tạo để tồn tại lâu dài hoặc chỉ với một thời gian nhất định, nhưng đều được Việt hóa nhanh hoặc dần dần từng bước.Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa về mặt vật chất, hay văn hóa vật chất. Các chương trên đã cho thấy những điều kiện kinh tế, xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với trang phục người Việt. Trước kia, bên cạnh nghề trồng lúa nước, nghề trồng dâu, nuôi tằm là hoạt động sản xuất cơ bản trong đời sống của xã hội người Việt. Vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, nhiều người nước ngoài tiếp xúc với Lạc Việt đã phải thốt lên rằng: cây bông ở đây có thể giải quyết được áo chăn cho thiên hạ. Dĩ nhiên cách nói có phần khoa trương nhưng đã lột tả được sự giàu có về nguyên liệu quan trọng này. Về hàng tơ, chưa kể các loại trong Cung Đình, cho đến thế kỷ XVIII, chúng ta thống kê được gần 30 loại mặt hàng, mỗi loại còn có nhiều kiểu khác nhau, ví dụ như gấm, có gấm the, gấm láng, gấm mây, gấm hoa…Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quan niệm thẩm mỹ… Sự tự khẳng định mình thông qua trang phục, nhất là đối với thanh niên, là điều cần phải hướng dẫn, giáo dục hơn là phê phán, chỉ trích. Như vậy, trang phục là một nhu cầu vật chất nhưng đồng thời còn là một hiện tượng về văn hóa. Với quan điểm xây dựng nền văn hóa mới và con người mới là điều cần và có thể thực hiện từng bước, từng phần ngay từ hôm nay, và “không phải trình độ văn hóa của xã hội phụ thuộc một cách máy móc vào trình độ phát triển kinh tế”, chúng ta cần xác định dù xã hội ta còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng không nhất thiết phải chờ đến khi thật giàu có, sung túc, lúc đó mới quan tâm đến vấn đề trang phục.Dân tộc Việt có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” vừa là để nhắc nhở những yêu cầu cụ thể cho cung cách ăn mặc, nhưng đồng thời còn có mục đích giáo dục một phẩm chất thanh cao, một nếp sống đạo đức, dù trong trường hợp nghèo, đói. Chúng ta không hẹp hòi, bảo thủ trước sự phát triển, thay đổi các kiểu cách trang phục lành mạnh, nhất là trong thanh niên, nhưng không thể công nhận những hiện tượng may mặc đua đòi, chạy theo “mốt” lố lăng, phô trương, xa hoa, lãng phí… xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời cũng cần phản đối hiện tượng cho rằng nền kinh tế của ta chưa phát triển cao, nên có thể ăn mặc tùy tiện, cẩu thả, thiếu thẩm mỹ. Từ đó làm giảm giá trị cao đẹp của con người và còn có thể nảy sinh những hậu quả xấu về nhiều mặt. Vì trang phục, trong những chừng mực nhất định, còn là phương tiện rất đắc lực của các quan điểm tư tưởng, các ý đồ chính trị, không chỉ thuộc sở thích hay thị hiếu của cá nhân mà đây là cả một vấn đề văn hóa, một vấn đề xã hội, có tác dụng góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần xây dựng con người mới hoặc ngược lại.Do đó, trang phục, là đối tượng của thị giác, một trong hai giác quan mà Các Mác cho rằng nó dễ cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế, phải là một biểu hiện bên ngoài của một nội dung bên trong mang đầy đủ những chuẩn mực lành mạnh, hài hòa, thanh lịch, thực tiễn…

Bình luận (0)
Chii Khánh
Xem chi tiết
Đạt Trần
22 tháng 4 2018 lúc 16:36

Giải thích nhận định:
- Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác.
- Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính.
- “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật.
- Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn.
Cơ sở lí luận:
+ Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người…
+ Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người…
+ Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính…
+ Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ…
Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn:
- Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy.
- Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ.
- Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam.

Bạn phân tích qua nhiều tác phẩm Như : lão Hạc, Chiếc là cuối cùng,... nha

Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo…
- Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc…
- Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người

Bình luận (0)
Do Kyung Soo
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
5 tháng 2 2018 lúc 21:41

Đinh Tiên Hoàng , húy Đinh bộ Lĩnh, là người ở động Hoa-lư (huyện Gia-viễn, tỉnh Ninh-bình), con ông Đinh công Trứ (làm thứ-sử Hoan-châu về đời tướng Dương đình Nghệ và đời Ngô Tiên chúa (húy Ngô Quyền)). Đinh công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở,

===-=-= Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:

...Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo ... ===-=-=

Sau vua cùng với con là Liễn theo Sứ-quân Trần Minh-công ở Bố-hải khẩu (Phủ Kiến-xương, Thái-bình), được tham dự binh quyền. Ông Đinh Bộ Lĩnh cưới Trần Nương và trở thành con rể của Trần Minh Công.

Bình luận (0)
Ngu Văn Người
22 tháng 4 2018 lúc 10:34

.

Bình luận (3)
Cườngg Nguyễnn
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
6 tháng 4 2018 lúc 20:55

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!

Bình luận (0)
Kim Tuyến
21 tháng 4 2018 lúc 21:22

Văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ thái độ đê mạt của đám quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra đồng thời đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân.

Trước chiến tranh, các đấng cai trị xem những người dân thuộc địa là “những tên da đen bẩn thỉu... giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Chúng coi các dân tộc thuộc địa là chưa được "khai hoá văn minh", là "dã man", "mọi rợ",... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý: những người bạn, những nhà ái quốc,... và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.

Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam nói riêng và người dân các nước thuộc địa nói chung, vô hình chung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.

Và họ phải nhận lấy một số phận bi thảm, trở thành vật tế trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ đành chấp nhận đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền mà các đấng "khai hoá" khoác lên mình họ. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền: phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, trở thành mồi cho cá mập, vùi xác dưới những đáy biển lạnh lẻo,.... Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bệnh bởi muôn vàn các chất độc hại khác mà chết. Những thống kê số liệu về sự hi sinh của những người dân đen tội nghiệp ấy càng khắc sâu thêm tình cảnh bi thảm của họ: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.Thương thay cho số phận của người dân thuộc địa làm sao !



Bình luận (0)
Kim Tuyến
21 tháng 4 2018 lúc 21:22

Chúng đã đẩy những người dân thuộc địa vào cảnh đang thương, lấy họ làm vật hi sinh, làm bia đỡ đạn cho quyền lợi của chúng trước chiến tranh.
Họ bị thực dân pháp coi là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên an nam mít bẩn thỉu" , họ chỉ biết kéo xe và ăn đòn.
Số phận của họ cực kì đáng thương, cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của thực dân Pháp. Thế nhưng khi chiến tranh nổ ra, bọn Thực dân Pháp bộc lộ bộ mặt lừa bịp bỉ ổi , chúng dùng những lời lẽ hoa mĩ, gọi là "con yêu, bạn hiền" phong cho họ cái danh hiệu "Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do" không những thế, chúng còn bắt người dân thuộc địa phải đi lính.
Mặc dù không muốn đi lính nhưng những người dân thuộc địa chỉ là những người thấp cổ bó họng không làm gì được bọn thực dân pháp nên phải đi lính.
Chúng dùng lời lẽ lừa lọc dối trá "tấp nập đầu quân, không ngần ngài dời bỏ quê hương" thế những trên thực tế họ bị xích, trói, nhốt lại, họ bị bọn thực dân Pháp bắt đi lính.

Họ bị giam, chúng dùng thủ đoạn bỉ ổi, đầu tiên chúng bắt người dân nghèo và khỏe mạnh, sau đó chúng quay sang xoay tiền của nhà giàu, chúng giao nộp số người trong một thời gian quy định và chúng gọi đó là chế độ lính tình nguyện.
Than ôi!, số phận của người dân thuộc địa thật là trớ trêu. Họ phải đi lính "làm mồi co thủy lôi", "bỏ xác ở dùng ban căng hoang vu". "lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt", "lấy xương mình chạm vào chếc gậy của ngài thống chế, "số phận của họ không gì có thể thảm thương hơn".
Thế mà 70 vạn người đặt chân lên nước Pháp thì 8 vạn người không thể nhìn thấy mặt trời trên đất mình nữa.
Chứng tỏ thuế máu là thứ thuế vô cùng tàn ác vì họ phải lấy máu mình, hi sinh cả tính mạng của mình để làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp. Thế mà sau chiến tranh lời lẽ hoa mĩ của bọn thực dân Pháp như in bặt.

Bình luận (0)
Vi Thị Khánh Hà
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Tuyết Nung
21 tháng 4 2018 lúc 9:21

Học sinh là lứa tuổi của sự tò mò hiếu động và mong muốn khám phá những điều mới lạ nhưng học sinh rất dễ bị sa ngã. Dựa vào đó các tai họa của nhân loại như cờ bạc, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy đã nhanh chóng xâm nhập và lan rộng trong môi trường thanh niên. Sau đây chúng ta đi vào tìm hiểu tác hại của cờ bạc, ma túy và các văn hóa phẩm không lành mạnh có tác hại thế nào với lứa tuổi thanh niên học sinh.

Tuổi thanh thiếu niên chúng em là lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Có nhiều thành ngữ, tục ngữ ca ngợi tuổi này như "Tuổi trăng tròn", "Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu". Đó là lứa tuổi mà thể lực phát triển đến mức tối đa, đầu óc chứa đầy những ước mơ cao đẹp, khao khát cống hiến, hi sinh.

Tuổi chúng em cũng là lứa tuổi có sức tiếp thu nhạy bén, ham tìm hiểu khoa học kĩ thuật nước ngoài, thích cái mới. Nhưng ngược lại, tuổi thanh niên cũng có những khuyết điểm như ham vui, dễ sa ngã, thân thiết với bạn bè, nhưng không biết phân biệt kẻ tốt người xấu.

Chính vì thế mà có những nguy cơ đang rình rập, nhiều cạm bẫy đang chờ đợi chúng em. Đó là hiểm họa cờ bạc, ma tuý, và văn hóa phẩm không lành mạnh. Vậy, chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu vấn đề này!

Cờ bạc là những trò chơi dựa vào sự may rủi, người chơi cờ bạc ban đẩu xuất phát từ giải trí nhưng sau đỏ bị "máu tham" nổi lên,không thể nào dừng lại được nữa! Hình thức của cờ bạc là sử dụng những lá bài tây, hoặc dựa vào xổ số để ghi đề, có người lại dựa vào những trận bóng đá hay những trận đua ngựa để "cá cược". Tất cả đều là những hình thức khác nhau của cờ bạc mà thôi! Cờ bạc ngày xưa có hình thức đơn giản hơn, nhưng cũng làm cho bao người khánh kiệt, nhà tan cửa nát. Con mất cha, vợ mất chòng, cổ tích Việt Nam còn kể về những người đàn ông mê cờ bạc, mất hết tiền của, nhà đất rồi còn đem vợ đẹp ra mà đánh bạc!! Xem thế mới thấy cờ bạc có một "ma lực" thật đáng sợ! Người xưa có câu:

"Cờ bạc là bác thằng bần
Áo quần bán hết, tra chân vào cùm"

Các học sinh, thanh niên chúng em nên lánh xa trò cờ bạc, vì trong giới này còn những tay chơi chuyên nghiệp, luôn lừa gạt những người mới vào để lấy tiền kẻ ngây thơ. Đó là loại người "cờ gian bạc lận" mà không thể nào chúng ta thắng nổi họ!

Gần đây, thanh niên lại phải đối đầu với nguy cơ mới trên toàn thế giới: Ma túy!

"Ma" là cây gai, nghĩa bóng còn chỉ thói quen không thể chừa được. "Tuý" là say. Ma tuý là chất gây say, gây nghiện, không thể chừa bỏ được khi đã vướng vào. Nó là một danh từ chỉ chung các chất: cần sa, cocain, á phiện, hêrôin vàcác chất kích thích khác như xì cọt, bồ đà, thuốc lắc… Theo lời những nạn nhân đã mắc vào ma túy thì nó có sức hấp dẫn một cách đáng sợ vì khi hút vào, nó làm người hút có một cảm giác lâng lâng kì lạ. Nhưng cạm bẫy tai hại của ma túy là khi đã hút vài lần thì không thể nào bỏ được nữa. Con nghiện bị cồn cào, cơn ghiện hành hạ thể xác đến độ mất hết lương tri, bằng mọi cách, người nghiện phải có thuốc, dù cho phải ăn cắp, cướp giựt hay là giết người, lừa gạt thân nhân để kiếm tiền hút chích! Họ có thể hành hung nhưng người xung quanh, người thân của chính mình mà không có ý thức. Căn bệnh ghiền ma túy ấy đã làm mất đi lí trí của người con ngoan, người anh tốt trong cộng đồng để trờ thành con nghiện nguy hiểm.

Trong lúc chính quyền các nước và bao tổ chức an ninh chống buôn bán ma túy thì các con buôn thế giới sẵn sàng bỏ bao nhiêu tỉ đô la và súng đạn, giết bao nhiêu người để buôn ma túy, vì số tiền lời là khổng lồ!

Con nghiện thường dùng nó dưới hình thức hút, chích để thỏa mãn cơn nghiện. Những kẻ khi đã nghiện thì đê mê, mất tỉnh táo về tinh thần, làm mất những kháng thể trong cơ thể, từ đó cơ thể suy nhược chỉ vì những chứng bệnhrất thông thường. Sự thiếu thuốc làm cho con nghiện mất hết lí trí, bị vật vã dữ dội và phải tìm mọi cách có tiền để thỏa mãn cơn nghiện bằng cách xin, mượn, lừa đảo, ăn cắp. Các thanh niên, học sinh khi đã đi vào con đường nghiện ngập sẽ đi cướp giật của người khác, thậm chí không ngần ngại hành hung người thân quen quanh mình để có được tiền đi hút. Việt Nam ta là một nước đang phát triển nên ma túy vẫn còn hoành hành khắp Bắc Nam… Mới đây ở Thị Nghè một thanh niên đang trong cơn nghiện đòi tiền của mẹ để đi hút, người mẹ không cho, con nghiện đã đốt nhà và trong lúc sơ sảy hắn đã bị điện giật chết trên nóc nhà mình. Đó là một trường hợp đau lòng đã xảy ra.

Trong thời gian tiêm chích người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể, đánh mất nhân cách đạo đức và nguy hiểm nhất là có khả năng lây nhiễm cho người khác, làm lây lan dịch AIDS. Đối tượng học sinh là mục tiêu hàng đầu của những kẻ dụ dỗ buôn bán ma túy. Và cũng vì tính tò mò hiếu kì mà các em rất dễ sa ngã.

Các lí do khác khiến thanh niên dễ sa vào ma tuý là họ có một lối sống thiếu lí tưởng, thừa tiền bạc, cha mẹ nuông chiều, thả lỏng, giải trí không lành mạnh và cặp kè với bạn xấu. Vì vậy Nhà nước ta cũng đã tuyên truyền, giáo dục học sinh và thực hiện các biện pháp nghiêm khắc với những học sính có hành vi tuyên truyền buồn bán ma tuý.

Cai nghiện hêrôin không phải là dễ dàng vì ý chí con người dễ bị tàn lụi, không thể chống lại những cơn vật vã khổ cực của cơn đói thuốc (vã mồ hôi, co giật, cảm thấy như ngàn mũi kim đâm vào thịt, như triệu con giòi bò lúc nhúc trong thịt). Những người cai nghiện được sáu tháng, một năm, biết sự nguy hiểm của hẻroin đã làm khổ mình, gia đình mình hết sức, nhưng về nhà lại tái nghiện vì ý chí bị suy sụp.

Tác hại lớn nhất của hêrôin là dẫn đến HIV/AIDS: bao nhiêu người dùng một ống tiêm (chích) chỉ cần một người nhiễm HIV chích chung sẽ làm lây nhiễm quađường máu cho kẻ khác một cách dễ dàng. Tuổi thọ của người nghiện hêrôin chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, có người chích xong lăn đùng ra chết. Làm sao mà không chết khi đưa chất độc với những tạp chất (pha chế thêm) vào mình. Nểu người nghiện hêrôin nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS vì cơ thể suy sụp. HIV nhân bản mỗi ngày 10 tỉ siêu vi khuẩn, chỉ cần vài tuần con người đã trở thành "con vật HIV". Nếu có thời gian theo dõi báo chí, chúng ta sẽ lo sợ biết bao trước hiểm họa của ma túy. Những số liệu thanh niên nghiện hút ngày càng tăng. Nhiều tội phạm buôn bán ma tuý đã bị bắt. Nhiều tổ chức tốt hươngs dẫn; giúp đỡ thanh thiếu niên đã được lập ra như: trung tâm cai nghiện Bình Triệu, trung tâm tư vấn sức khỏe cộng đồng, những tổ chức y tế dự phòng.

Điều nguy hiểm hơn nữa là các văn hóa phẩm không lành mạnh như những phim ảnh thiếu đạo đức, nhiều án mạng hoặc nhiều kích thích về bản năng thấp hèn đang được lưu truyền rộng rãi. Trước nó lan truyền vào việt Nam bằng những cuộn băng đĩa xách tay từ nước ngoài, bây glờ lan truyền bằng con đường Internet!

Thực sự nếu là một học sinh biết lựa chọn tư liệu, thì Internet là một phương tiện học tập hiện đại và phong phú. Nhưng đi vào internet khi chưa đủ kiến thức về môn vi tính, chúng ta sẽ bị những người xấu len lỏi vào máy tính của ta bằng những lá thư hấp dẫn, những phần thưởng và quà tặng bất ngờ thật lớn lao! Sau một cái click chuột của ta, là những trang web độc hại hiện ra, kèm vào đó là những virus được cài sẵn mà ta không biết hậu quả đến thế nào!

Ngay cả nhưng trò chơi có vẻ hết sức "lành mạnh" là game online, nếu các học sinh biết sử dụng đúng mức là một sự thư giãn vui vẻ, tập cho trí tuệ sắc sảo. Nhưng nếu các học sinh nhịn tiền quà bánh, trốn thầy cô, cha mẹ vào một tiệm "game online" thường xuyên, mỗi ngày hai đến bốn giờ đồng hồ, thì kết quả học tập sẽ thế nào? Sức khỏe các em ấy sẽ ra sao nếu không phải là những gương mặt tiều tụy thiếu trí nhớ lúc kiểm tra bàỉ và thiếu, ngủ thường xuyên?

Mong sao em và các bạn của mình tránh xa được các tệ nạn cờ bạc, ma túy AIDS và những văn hóa phẩm tồi tệ! Ước gì các học sinh chúng ta luôn yêu thích giải trí lành mạnh như là thể thao ca nhạc, du lịch, xem phim hoặc đọc sách. Những thứ giải trí ấy vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, vừa nâng cao kiến thức và đưa em đến những chân trời tuyệt diệu.

Bình luận (1)
Huong San
21 tháng 4 2018 lúc 17:55

Học sinh là lứa tuổi của sự tò mò hiếu động và mong muốn khám phá những điều mới lạ nhưng học sinh rất dễ bị sa ngã. Dựa vào đó các tai họa của nhân loại như cờ bạc, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy đã nhanh chóng xâm nhập và lan rộng trong môi trường thanh niên. Sau đây chúng ta đi vào tìm hiểu tác hại của cờ bạc, ma túy và các văn hóa phẩm không lành mạnh có tác hại thế nào với lứa tuổi thanh niên học sinh.

Tuổi thanh thiếu niên chúng em là lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Có nhiều thành ngữ, tục ngữ ca ngợi tuổi này như "Tuổi trăng tròn", "Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu". Đó là lứa tuổi mà thể lực phát triển đến mức tối đa, đầu óc chứa đầy những ước mơ cao đẹp, khao khát cống hiến, hi sinh.

Tuổi chúng em cũng là lứa tuổi có sức tiếp thu nhạy bén, ham tìm hiểu khoa học kĩ thuật nước ngoài, thích cái mới. Nhưng ngược lại, tuổi thanh niên cũng có những khuyết điểm như ham vui, dễ sa ngã, thân thiết với bạn bè, nhưng không biết phân biệt kẻ tốt người xấu.

Chính vì thế mà có những nguy cơ đang rình rập, nhiều cạm bẫy đang chờ đợi chúng em. Đó là hiểm họa cờ bạc, ma tuý, và văn hóa phẩm không lành mạnh. Vậy, chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu vấn đề này!

Cờ bạc là những trò chơi dựa vào sự may rủi, người chơi cờ bạc ban đẩu xuất phát từ giải trí nhưng sau đỏ bị "máu tham" nổi lên,không thể nào dừng lại được nữa! Hình thức của cờ bạc là sử dụng những lá bài tây, hoặc dựa vào xổ số để ghi đề, có người lại dựa vào những trận bóng đá hay những trận đua ngựa để "cá cược". Tất cả đều là những hình thức khác nhau của cờ bạc mà thôi! Cờ bạc ngày xưa có hình thức đơn giản hơn, nhưng cũng làm cho bao người khánh kiệt, nhà tan cửa nát. Con mất cha, vợ mất chòng, cổ tích Việt Nam còn kể về những người đàn ông mê cờ bạc, mất hết tiền của, nhà đất rồi còn đem vợ đẹp ra mà đánh bạc!! Xem thế mới thấy cờ bạc có một "ma lực" thật đáng sợ! Người xưa có câu:

"Cờ bạc là bác thằng bần
Áo quần bán hết, tra chân vào cùm"

Các học sinh, thanh niên chúng em nên lánh xa trò cờ bạc, vì trong giới này còn những tay chơi chuyên nghiệp, luôn lừa gạt những người mới vào để lấy tiền kẻ ngây thơ. Đó là loại người "cờ gian bạc lận" mà không thể nào chúng ta thắng nổi họ!

Gần đây, thanh niên lại phải đối đầu với nguy cơ mới trên toàn thế giới: Ma túy!

"Ma" là cây gai, nghĩa bóng còn chỉ thói quen không thể chừa được. "Tuý" là say. Ma tuý là chất gây say, gây nghiện, không thể chừa bỏ được khi đã vướng vào. Nó là một danh từ chỉ chung các chất: cần sa, cocain, á phiện, hêrôin vàcác chất kích thích khác như xì cọt, bồ đà, thuốc lắc… Theo lời những nạn nhân đã mắc vào ma túy thì nó có sức hấp dẫn một cách đáng sợ vì khi hút vào, nó làm người hút có một cảm giác lâng lâng kì lạ. Nhưng cạm bẫy tai hại của ma túy là khi đã hút vài lần thì không thể nào bỏ được nữa. Con nghiện bị cồn cào, cơn ghiện hành hạ thể xác đến độ mất hết lương tri, bằng mọi cách, người nghiện phải có thuốc, dù cho phải ăn cắp, cướp giựt hay là giết người, lừa gạt thân nhân để kiếm tiền hút chích! Họ có thể hành hung nhưng người xung quanh, người thân của chính mình mà không có ý thức. Căn bệnh ghiền ma túy ấy đã làm mất đi lí trí của người con ngoan, người anh tốt trong cộng đồng để trờ thành con nghiện nguy hiểm.

Trong lúc chính quyền các nước và bao tổ chức an ninh chống buôn bán ma túy thì các con buôn thế giới sẵn sàng bỏ bao nhiêu tỉ đô la và súng đạn, giết bao nhiêu người để buôn ma túy, vì số tiền lời là khổng lồ!

Con nghiện thường dùng nó dưới hình thức hút, chích để thỏa mãn cơn nghiện. Những kẻ khi đã nghiện thì đê mê, mất tỉnh táo về tinh thần, làm mất những kháng thể trong cơ thể, từ đó cơ thể suy nhược chỉ vì những chứng bệnhrất thông thường. Sự thiếu thuốc làm cho con nghiện mất hết lí trí, bị vật vã dữ dội và phải tìm mọi cách có tiền để thỏa mãn cơn nghiện bằng cách xin, mượn, lừa đảo, ăn cắp. Các thanh niên, học sinh khi đã đi vào con đường nghiện ngập sẽ đi cướp giật của người khác, thậm chí không ngần ngại hành hung người thân quen quanh mình để có được tiền đi hút. Việt Nam ta là một nước đang phát triển nên ma túy vẫn còn hoành hành khắp Bắc Nam… Mới đây ở Thị Nghè một thanh niên đang trong cơn nghiện đòi tiền của mẹ để đi hút, người mẹ không cho, con nghiện đã đốt nhà và trong lúc sơ sảy hắn đã bị điện giật chết trên nóc nhà mình. Đó là một trường hợp đau lòng đã xảy ra.

Trong thời gian tiêm chích người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể, đánh mất nhân cách đạo đức và nguy hiểm nhất là có khả năng lây nhiễm cho người khác, làm lây lan dịch AIDS. Đối tượng học sinh là mục tiêu hàng đầu của những kẻ dụ dỗ buôn bán ma túy. Và cũng vì tính tò mò hiếu kì mà các em rất dễ sa ngã.

Các lí do khác khiến thanh niên dễ sa vào ma tuý là họ có một lối sống thiếu lí tưởng, thừa tiền bạc, cha mẹ nuông chiều, thả lỏng, giải trí không lành mạnh và cặp kè với bạn xấu. Vì vậy Nhà nước ta cũng đã tuyên truyền, giáo dục học sinh và thực hiện các biện pháp nghiêm khắc với những học sính có hành vi tuyên truyền buồn bán ma tuý.

Cai nghiện hêrôin không phải là dễ dàng vì ý chí con người dễ bị tàn lụi, không thể chống lại những cơn vật vã khổ cực của cơn đói thuốc (vã mồ hôi, co giật, cảm thấy như ngàn mũi kim đâm vào thịt, như triệu con giòi bò lúc nhúc trong thịt). Những người cai nghiện được sáu tháng, một năm, biết sự nguy hiểm của hẻroin đã làm khổ mình, gia đình mình hết sức, nhưng về nhà lại tái nghiện vì ý chí bị suy sụp.

Tác hại lớn nhất của hêrôin là dẫn đến HIV/AIDS: bao nhiêu người dùng một ống tiêm (chích) chỉ cần một người nhiễm HIV chích chung sẽ làm lây nhiễm quađường máu cho kẻ khác một cách dễ dàng. Tuổi thọ của người nghiện hêrôin chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, có người chích xong lăn đùng ra chết. Làm sao mà không chết khi đưa chất độc với những tạp chất (pha chế thêm) vào mình. Nểu người nghiện hêrôin nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS vì cơ thể suy sụp. HIV nhân bản mỗi ngày 10 tỉ siêu vi khuẩn, chỉ cần vài tuần con người đã trở thành "con vật HIV". Nếu có thời gian theo dõi báo chí, chúng ta sẽ lo sợ biết bao trước hiểm họa của ma túy. Những số liệu thanh niên nghiện hút ngày càng tăng. Nhiều tội phạm buôn bán ma tuý đã bị bắt. Nhiều tổ chức tốt hươngs dẫn; giúp đỡ thanh thiếu niên đã được lập ra như: trung tâm cai nghiện Bình Triệu, trung tâm tư vấn sức khỏe cộng đồng, những tổ chức y tế dự phòng.

Điều nguy hiểm hơn nữa là các văn hóa phẩm không lành mạnh như những phim ảnh thiếu đạo đức, nhiều án mạng hoặc nhiều kích thích về bản năng thấp hèn đang được lưu truyền rộng rãi. Trước nó lan truyền vào việt Nam bằng những cuộn băng đĩa xách tay từ nước ngoài, bây glờ lan truyền bằng con đường Internet!

Thực sự nếu là một học sinh biết lựa chọn tư liệu, thì Internet là một phương tiện học tập hiện đại và phong phú. Nhưng đi vào internet khi chưa đủ kiến thức về môn vi tính, chúng ta sẽ bị những người xấu len lỏi vào máy tính của ta bằng những lá thư hấp dẫn, những phần thưởng và quà tặng bất ngờ thật lớn lao! Sau một cái click chuột của ta, là những trang web độc hại hiện ra, kèm vào đó là những virus được cài sẵn mà ta không biết hậu quả đến thế nào!

Ngay cả nhưng trò chơi có vẻ hết sức "lành mạnh" là game online, nếu các học sinh biết sử dụng đúng mức là một sự thư giãn vui vẻ, tập cho trí tuệ sắc sảo. Nhưng nếu các học sinh nhịn tiền quà bánh, trốn thầy cô, cha mẹ vào một tiệm "game online" thường xuyên, mỗi ngày hai đến bốn giờ đồng hồ, thì kết quả học tập sẽ thế nào? Sức khỏe các em ấy sẽ ra sao nếu không phải là những gương mặt tiều tụy thiếu trí nhớ lúc kiểm tra bàỉ và thiếu, ngủ thường xuyên?

Mong sao em và các bạn của mình tránh xa được các tệ nạn cờ bạc, ma túy AIDS và những văn hóa phẩm tồi tệ! Ước gì các học sinh chúng ta luôn yêu thích giải trí lành mạnh như là thể thao ca nhạc, du lịch, xem phim hoặc đọc sách. Những thứ giải trí ấy vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, vừa nâng cao kiến thức và đưa em đến những chân trời tuyệt diệu.

Bình luận (1)
nguyen thi minh ngoc
10 tháng 8 2019 lúc 16:08
Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều tệ nạn như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thường mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc. Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu”. Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng tai đến đâu cũng mặc. Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịu bất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì...
Bình luận (0)
Nguyễn Đức Anh Khoa
Xem chi tiết
Skegur
20 tháng 4 2018 lúc 21:37

Bn tham khảo cái này

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/230529.html
Bình luận (0)
Huong San
21 tháng 4 2018 lúc 18:00

Từ lâu các nhà khoa học dã biết được tác động hửu ích của việc đi bộ đối với sức khoẻ. Đi bộ làm giảm nguy cơ các loại bệnh tiểu đường type 2, áp huyết cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Ngày nay, những thí nghiệm mới nhất lại cho thấy đi bộ còn mang lại lợi ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các chứng rối loạn sinh dục và gia tăng trí lực.

Lối sống tĩnh tại và nhiều áp lực tâm lý của thời đại công nghiệp đã làm gia tăng nhanh tỷ lệ các loại bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hoá như béo phì, xơ vữa động mạch, áp huyết cao, tiểu đường.

Trong những nổ lực để ngăn chận tình trạng nầy, đi bộ là một biện pháp đơn giản, không tốn kém đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong một loạt bài viết về những ích lợi của sự đi bộ, bà Wendy Bumgardener, một nhà khoa học người Mỹ chuyên nghiên cứu về lãnh vực nầy, đã dùng một đề tài khá hay “Đi bộ hay là chết, hình thức vận động ở tuổi trung niên để ngăn chận nguy cơ tử vong.” Bà Bumgardner cho rằng đi bộ với bước đi từ trung bình đến nhanh, từ 30 đến 60 phút mỗi ngày đủ đốt cháy mỡ và gia tăng mức độ chuyển hoá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ những bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư ruột già, tiểu đường và đột quỵ.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
17 tháng 4 2019 lúc 17:37

Đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm. Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”.

Bình luận (0)
vY Trần Thị Tường
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 3 2017 lúc 21:18

Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa
Tố cáo thủ đoạn lừa bịp , giả dối của thực dân Pháp khi đưa người dân An Nam đi làm lính đánh thuê
Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

Bình luận (0)
Lê Thị Ngọc Bích
21 tháng 3 2017 lúc 21:51

Nội dung văn bản Thuế máu:

- Tố cáo, phê phán tội ác chế độ thực dân: bóc lột, giả dối, tàn ác qua chế độ lính tình nguyện;

- Thể hiện số phận bi thảm của người dân thuộc địa;

- Chia sẻ, cảm thông, đau xót trước tình cảnh của người dân thuộc địa; bênh vực, cổ vũ đấu tranh;

- Bước đầu đưa ra con đường đấu tranh của các nước thuộc địa: tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc tiến bộ trên thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Nga
Xem chi tiết
Đạt Trần
20 tháng 4 2018 lúc 12:18

Hồ Chi Minh sinh năm 1980 mất năm 1969. Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân. Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?..."Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay.Có người nói:Bác đã ra đi rồi. Không! Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia.. Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta!

Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 4 2018 lúc 12:21
Ôi chao! Mùa xuân đến rồi,mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm được một tuổi mới. Chúng ta ai cũng thích mùa xuân đúng không ?Tôi cũng vậy, tôi cũng rất thích mùa xuân, vì khung cảnh đó rất ngọt ngào và thoáng đãng, những tia nắng vàng nhẹ nhàng ấm áp thi nhau chiếu xuống mặt đất... Khung cảnh của mùa xuân lại đẹp như một bức tranh thiên nhiên dược họa sĩ tài ba nào đó vẽ lên. Tôi rất yêu mùa xuân!
Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 4 2018 lúc 12:22
Hồ Chi Minh sinh năm 1980 mất năm 1969. Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân. Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?..."Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay.Có người nói:Bác đã ra đi rồi. Không! Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia.. Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta!
Bình luận (0)