Thánh Gióng

Nguyễn Thanh Bình
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
22 tháng 8 2017 lúc 15:09
Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương. "Con về thăm mẹ chiều đông bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà." Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội. Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày... Tham khảo nha ^^ Chúc bạn học tốt ^^
Bình luận (2)
Đạt Trần
22 tháng 8 2017 lúc 17:56
Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương. Con về thăm mẹ chiều đông bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà. Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội. Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Việt 6A2
16 tháng 11 2021 lúc 21:42

Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương. "Con về thăm mẹ chiều đông bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà." Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội. Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày

Bình luận (0)
Thu Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
20 tháng 8 2017 lúc 20:10

– Bố cục: 4 phần:
• Phần 1: từ đầu đến nằm đấy: sự ra đời của Thánh gióng
• Phần 2: tiếp đến chú bé dặn: Thánh gióng đòi đi đánh giặc
• Phần 3: tiếp đến cứu nước: gióng được nuôi lớn để đi đánh giặc
• Phần 4:còn lại: tháng gióng đánh tan giặc và bay về trời

Bình luận (0)
Kaori Miyazono
20 tháng 8 2017 lúc 20:12

* Bố cục: 4 phần:
+) Phần 1: từ đầu đến nằm đấy: sự ra đời của Thánh gióng

+) Phần 2: Tiếp đến chú bé dặn: Thánh gióng đòi đi đánh giặc

+) Phần 3: Tiếp đến cứu nước: Gióng được nuôi lớn để đi đánh giặc

+) Phần 4: Còn lại: Thánh gióng đánh tan giặc và bay về trời ...

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
Eren Jeager
20 tháng 8 2017 lúc 21:14

*Bố cục : 4 đoạn

Đoạn 1 : Từ đầu ... nằm đấy : Sự ra đời của cậu bé Gióng

Đoạn 2 : Tiếp ... chú bé dặn : Gióng đòi đi đánh giặc

Đoạn 3 : Tiếp ... cứu nước : Gióng được mọi người nuôi lớn để đánh giặc

Đoạn 4 : Còn lại : Thánh Gióng đánh tan giặc xâm lược và bay thẳng về trời

Bình luận (0)
nguyễn thị hà my
Xem chi tiết
Eren Jeager
20 tháng 8 2017 lúc 18:29

Tham khảo nha !

1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.

2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

4. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.



Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
20 tháng 8 2017 lúc 20:34

Lên mạng mà coi

Bình luận (0)
Nghuyễn thị lương
3 tháng 9 2019 lúc 21:39

Lên mạng mà chép của Viêtjack ấy

Bình luận (0)
Yonie Nguyễn
Xem chi tiết
Đạt Trần
20 tháng 8 2017 lúc 14:21

Ngày đó nước ta có tên là Văn Lang, đang dưới quyền trị vì của Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Phù Đổng, tức làng Gióng, có hai ông bà đã già mà chưa có con nối dõi. Một hôm bà vợ ra đồng sớm, thấy trên mặt đất có nhiều vết chân lớn, bèn ướm thử bàn chân mình lên. về nhà, bà thụ thai.

Bà lão mừng lắm, nhưng mong đợi mãi đến mười hai tháng bà mới sinh ra một đứa con trai. Đứa bé mặt mũi rất khôi ngô, có điều là cho đến ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu thì nằm đó.

Năm ấy, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng cướp bóc, chém giết, làm cho dân ta rất điêu đứng. Vua Hùng cử sứ giả đi khắp nơi trong nước, rao truyền tin tìm người giúp vua đánh giặc. Khi sứ giả của vua đến làng Phù Đổng, đứa bé đang nằm bỗng dưng lên tiếng:“Mẹ cà, mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Người mẹ kinh ngạc quá, liền làm theo. Đứa bế nói với sứ giả: “Ngài về tâu với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan giặc”. Sứ giả mừng rỡ, tức thì trở về triều. Nhà vua nghe tâu, truyền ngay thợ rèn ngày, đêm làm gấp các thứ chú bé đã dặn.

Sau lúc gặp sứ giả, chú bé làng Phù Đổng bắt đầu lớn nhanh vùn vụt. Cơm mấy cũng không no, áo may xong mặc vào đã chật. Thóc gạo của cha mẹ không đủ nuôi chú bé ăn. Dân làng rủ nhau góp thêm thóc gạo để nuôi chú bé.

Lúc ấy, quân giặc đã tiến vào tận chân núi Trâu gần kinh thành, tình thế rất nguy hiểm. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vừa rèn xong, vua cho đưa ngay đến làng Phù Đổng. Vừa nhìn thấy các thứ đó, chú bé liền vươn vai một cái, biến ngay thành một tráng sĩ khổng lồ trông lẫm liệt như người nhà trời. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa tung vó lao như bay về phía quân giặc. Tráng sĩ vung roi quật tới tấp, giặc chết như rạ. Ngựa sắt vừa phi vừa phun lửa, thiêu cháy từng lớp quân giặc. Giặc đông quá, tráng sĩ vung roi không ngừng. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn giơ tay nhổ lấy những bụi tre bên đường, cứ nguyên cả bụi mà quật vào giặc. Giặc tan vỡ, rút chạy tán loạn.

Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đây thấy giặc đã tan, tráng sĩ dừng lại, cho ngựa chậm rãi đi lên núi. Tráng sĩ cởi áo giáp, bỏ lại trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Nhà vua nhớ ơn người có công lớn đánh giặc cứu nước, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương, nghĩa là vua trời làng Phù Đổng, và lập đền thờ tại quê mẹ của người. Dân chúng thì gọi tráng sĩ theo cách giản dị là Thánh Gióng.

Con đường Thánh Gióng ngày xưa đi đánh giặc ngang qua huyện Gia Bình này, mỗi cái ao bây giờ là một dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày đó. Tre đằng ngà ở đây bây giờ có màu vàng óng là vì xưa kia đã bị lửa của ngựa sắt đốt cháy. Làng này vẫn giữ lại tên cũ là làng Cháy.

Bình luận (2)
I LOVE BTS
18 tháng 4 2018 lúc 19:35

Vai kể : Mẹ Thánh Gióng

Đó là vào thời vua Hùng Vương thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạrnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi cứ cui cút hoài trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đệm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.

Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh ông nhà và tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi ngô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.

Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, khi tôi đang đưa nôi cho nó và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sàt, ta sẽ phá tan giặc!.". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lơn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.

Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may là nhà vua đã cho đưa đến ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh khỏe khác thường. Nó mặc giáp sắt, cẩm roi sắt và lên yên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.

Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột và giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào đá núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ mấy cây tre bên đường quật nốt đám tàn quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Ninh Sóc và tại đây nó cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay lên trời.

Mọi người đã lập đền thờ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho con tôi là Phù Đổng Thiên Vương.

Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.

Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi ấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hôm nay sở dĩ có tôn gọi như vậy là do ngựa Giống phun lửa và đốt rụi cả một làng. Cũng may bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.

Vợ chồng tôi rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giác bảo vệ cuộc sống no ấm cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắn rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ, và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?

Bình luận (0)
nguyenthuhang
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
20 tháng 8 2017 lúc 9:35

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
20 tháng 8 2017 lúc 14:00

Người xưa thường nói: " Môi trường là vành nôi của sự sống, là ánh sáng để con người tồn tại ". Nhưng hiện nay môi trường ấy đang bị ô nhiễm trầm trọng. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này đó là hành động xả rác bừa bãi (tượng hình) của con người. Bất cứ ở đâu, ta cũng có thể nhìn thấy rác. Ngay cả trong trường học (nơi được xem là cơ quan văn hóa và kỉ luật) mà ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn bị xem nhẹ, rác có mặt ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, chậu hoa, góc lớp, .... trông mất vệ sinh và phản cảm. Than ôi ! (thán từ) Khi những trận mưa ào ào (tượng thanh) rơi xuống thì thôi rồi. Những thứ rác ấy nước mưa cuốn theo và bị nghẽn lại ở các cống, làm nước không thoát ra được. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta hãy xem lại ý thức và góp phần để môi trường ngày càng thêm sạch đẹp hơn.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
20 tháng 8 2017 lúc 14:38
Róc rách ...róc rách ... nước từ trên thượng nguồn đổ về nghe thât vui tai . Đó là con suối ở bản em đấy ! Cảnh vật ở bản em đẹp lắm. Vẻ đẹp tự nhiên và giản dị. Con suối nằm ngay cạnh bản. Không biết nó bắt nguồn từ đâu xa lắm, chỉ biết mỗi mùa lũ nước chảy rất xiết. Nhìn từ trên cao con suối như một dải lụa trắng thướt tha uốn quanh. Dải lụa ấy khá rộng với dài. Dòng nước trong veo, mát lành thấy rõ những viên đá cuội màu bạc lấp lánh. Lẫn trong đó là lớp cát mịn màng mỗi lần đi lên ta thấy bàn chân êm êm. Vào buổi chiều tà, ánh mặt trời chiếu rọi xuống, con suối lấp lánh như dát vàng. Tiếng nước chảy ầm ì tạo thành bản nhạc thú vị và hấp dẩn, lúc nào cũng róc rách từ tốn nhưng có lúc chảy rất nhanh. Con suối là người bạn thân thiết của người dân trong bản. Nó đã gắn bó với bao thế hệ người nơi đây. Cứ chiều chiều, người trong bản lại khệ nệ ra xách nước , ra suối lấy nước, giặt giũ... Trẻ con trong làng đi học cũng lội qua con suối này, vì thế nó gần gũi như người bạn...
Dù sau này có xa quê nhưng em sẽ không bao giờ quên bản làng của mình cũng như con suối xinh xắn ấy. - Từ tượng hình : thướt tha , khệ nê ... - Từ tượng thanh : róc rách ; ầm ì ...
Bình luận (0)
Vũ Thùy Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt
16 tháng 8 2017 lúc 20:48

Bài ''Thánh Gióng'' được chia làm 4 đoạn.

Đoạn 1:-Từ đầu đến ''nằm đấy'':Sự ra đời của Gióng

Đoạn 2:-Tiếp đến cho đến''những việc chú bé dặn'':Gióng đòi đi đánh giặc

Đoạn 3:-Tiếp đến cho đến:-''giết giặc cứu nước'':Gióng được nuôi lớn để đánh giặc

Đoạn 4:-Đoạn còn lại:Gióng đánh thắng quân giặc và trở về trời

Bình luận (0)
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 23:31

- Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).
- Đoạn tiếp theo (từ “Bấy giờ có giặc Ân” đến “những vật chú bé dặn”): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.
- Đoạn thứ ba (“Càng lạ hơn nữa“ đến “mong chú giết giặc, cứu nước”): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.
- Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.
- Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: “Người ta kể rằng” và “Người ta còn nói” thể hiện niềm tự hào).


Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Quang
Xem chi tiết
Tiểu Thư họ Nguyễn
16 tháng 8 2017 lúc 15:11

Nhân vật ST: Vẫy tây về phía đông, phía đông nỗi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thần dùng pháp lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
16 tháng 8 2017 lúc 15:12
Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
Bình luận (0)
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 16:15

Nhân vật Sơn Tinh:

- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.

- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.

- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.



Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Quang
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Quang
15 tháng 8 2017 lúc 19:50

Các bạn làm cho mình phần b nữa:

b) Nhân vật chính trong truyện là:..........................................................

TT Các chi tiết tưởng tượng kì ảo .... xây dựng nhân vật chính.

.........................

.........................

....................................................................

....................................................................

Bình luận (0)
Đạt Trần
15 tháng 8 2017 lúc 19:55

câu 1:

- Truyện Thánh Gióng có nhiều nhân vật: hai vợ chồng ông lão, Thánh Gióng, giặc Ân, nhà vua, sứ giả, thợ rèn, bà con hàng xóm,...

Trong số các nhân vật kể trên thì Thánh Gióng là nhân vật chính

- Nhân vật chính Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa như:

Bà mẹ Thánh Gióng do chặt chân lên ướm thử một vết chân to lạ thường mà đã thụ thai và mãi mười hai tháng sau mới sinh ra Gióng.

Thánh Gióng được sinh ra nhưng ra tuổi vẫn chưa biết nói, cười, đi, chỉ biết ngồi một chỗ.

Khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi, chú bé bỗng bật lên tiếng nói, nhờ mẹ gọi sứ giả tâu vua sắm cho mình một con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc.

Còn nhiều chi tiết nữa bạn hãy suy nghĩ nhé

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
15 tháng 8 2017 lúc 15:38

anh hùng việt nam là người luôn nêu cao tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng, lẫm liệt để gìn giữ lý tưởng sống mà họ đã chọn và truyền lại cho nhiều thế hệ thanh niên viết tiếp trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Hoàng Tuấn Hưng
15 tháng 8 2017 lúc 8:19

Anh hùng dân tộc Việt Nam là những người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, được nhân dân suy tôn làm anh hùng và ghi danh vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc, trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc. Như vậy, Anh hùng dân tộc là danh hiệu cao quý hơn Anh hùng (là người tài năng xuất chúng, công to, đức cả khiến mọi người đều kính phục) và các danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động ở Việt Nam.

Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều anh hùng tiêu biểu. Năm 2013[1], lần đầu tiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã đưa ra danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam để tôn vinh Anh hùng dân tộc theo thứ tự thời gian như sau [2]:

Hùng Vương: quốc tổ của Việt Nam Hai Bà Trưng, tức Trưng Trắc và Trưng Nhị: 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán Lý Nam Đế, tức Lý Bí: thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân Ngô Quyền: vị tướng đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra Nhà Ngô Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh: người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt Lê Đại Hành tức Lê Hoàn: vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn: người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân chống chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược Trần Hưng Đạo, tức Trần Quốc Tuấn: vị tướng của Nhà Trần và 3 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lập ra Nhà Hậu Lê Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê Quang Trung, tức Nguyễn Huệ: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê - chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược, lập ra Nhà Tây Sơn Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ
Bình luận (0)
๖ۣۜK.H (♥  ๖ۣۜRibby๖ۣۜ...
15 tháng 8 2017 lúc 8:46

Người anh hùng yêu nước là dám hi sinh bản thân vì đất nước, không ngại gian nan, thử thách. Người đó xem trọng đất nước nơi mình sinh ra và lớn lên, họ xem nó như chính là người mẹ là một người thân của mình. Đối với họ, những khó khăn, gian nan thử thách không thể khiến họ lùi bước để bảo vệ tổ quốc. Đó là sinh mạng của những người quả cảm đó vì thế họ phải bảo vệ đến cùng.

Bình luận (0)
PhuongHoa Dinh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
10 tháng 8 2017 lúc 21:57

Thời vua hùng thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành chăm chỉ làm ăn nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng thấy một vết chân to liền ướm thử, về nhà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay lên ba tuổi cậu bé vẫn chưa biết đi cũng chẳng biết nói cười. Năm ấy giặc Ân sang xâm lược, vua cho sứ giả đi cả nước tìm người giỏi cứu nước. Nghe tiếng loa cậu bé bỗng cất tiếng nói xin đánh giặc. Nhờ dân làng góp sức nuôi, cậu lớn nhanh như thổ ,cơm ăn bao nhiêu cũng không no, quần áo mới may đã chật. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra đánh giặc. Roi sắt gẫy cậu nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Đánh đuổi xong giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay về trời. Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Bình luận (0)
Giang
10 tháng 8 2017 lúc 22:00

Bài làm:

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Lưu ý: Bài làm trên có 12 câu.

>>>>>>>Bạn tham khảo<<<<<<<

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 11:03

Truyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai: Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.
Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua

Bình luận (0)