Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Thái Trần

Câu 1: Trình bày vị thế thành Đại La (Vị trí địa lí, hình thể núi sông)

Câu 2: Phân tích lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua văn bản "Hịch tướng sĩ".

Câu 3: Trình bày cách ngĩ của em về câu nói: "Các khanh nghĩ thế nào" của Lí Công Uẩn trong văn bản "Chiếu dời đô ?

Câu 4: Trong văn bản "Bàn luận về pháp học" của Nguyễn Thiếp tác giả đã đưa ra các phép học nào? Theo em phép học nào là hù hợp nhất? Hãy trình bày thành 1 đoạn văn.

Câu 5: Hãy trình bày cảm nhận của em về khỗ thơ thứ 3 của bài thơ "Nhớ rừng":

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trởi gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phấn bí mật ?

- than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 3 2019 lúc 21:35

Câu 1:

Đại La (chữ Hán: 大羅), còn có các tên gọi khác là Đại La thành, Thành Đại La, La Thành (羅城) là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện nay.

Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767);[cần dẫn nguồn] Triệu Xương cho đắp thêm năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791).[cần dẫn nguồn]

Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại[1] năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành,[cần dẫn nguồn] sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn.[cần dẫn nguồn]

Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường[2] bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn[5], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà.[cần dẫn nguồn]

Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm này.[cần dẫn nguồn]

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đổi tên phủ thành Đại La là thành Thăng Long.[cần dẫn nguồn]

Bình luận (0)
minh nguyet
28 tháng 3 2019 lúc 21:22

Tham khảo:

Câu 2:

Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết "Hịch tướng sĩ" nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.

Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa "lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ". Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ông: không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.

Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế "thời loạn lạc", buổi "gian nan của đất nước" cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dân ta mà còn xỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan: "đi lại nghênh ngang ngoài đường", "sỉ mắng triều đình", "bắt nạt tề phụ", "đòi ngọc lụa", "thu ngọc vàng", "vét của kho có hạn". Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ "sứ giặc" như "lưỡi cú diều","thân dê chó", "hổ đói"; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.

Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.

Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình: "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,...". Từng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù "nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm". Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc: ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyết luyến vợ con,... Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó: tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tông, mộ phần cha mẹ... Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh: nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường: ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là "chuyên tập sách này" - cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện "mới chỉ là đạo thần chủ" còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân "tức là kẻ nghịch thù". Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.

Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.

"Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại: sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với áng văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.

Câu 4:

Tham khảo:

Câu hỏi của My Phan - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

Câu 5:

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 3 2019 lúc 21:33

2,

Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn trước hết thể hiện qua những hành động và thái độ của ông Hành động: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa. Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù".

=> Những câu văn biền ngẫu, dài với những vế câu ngắn tạo thành nhịp điệu hối hả, gấp gáp cũng đồng thời thể hiện sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sự phẫn uất đến nghẹn lòng và lòng yêu nước sâu sắc của vị chủ tưởng khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông, nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục.

Đặc biệt thể giả thể hiện quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
7 tháng 8 2019 lúc 13:06

Câu 2 :

Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn trước hết thể hiện qua những hành động và thái độ của ông Hành động: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa. Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù".

=> Những câu văn biền ngẫu, dài với những vế câu ngắn tạo thành nhịp điệu hối hả, gấp gáp cũng đồng thời thể hiện sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sự phẫn uất đến nghẹn lòng và lòng yêu nước sâu sắc của vị chủ tưởng khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông, nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục.

Đặc biệt thể giả thể hiện quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huy Hải Linh
Xem chi tiết
Phương Anh Nguyễn
Xem chi tiết
ptp
Xem chi tiết
Ngocquynh
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết
Duy Lè
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Bình Lương
Xem chi tiết
JX 1785
Xem chi tiết