Biển nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?
Biển nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?
* Thuận lợi:
- Tự nhiên:
+Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
+ Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
+Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
+Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
-Xã hội:
+Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
*Khó khăn:
- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất
+) Thuận Lợi"
- Biển cung cấp nguồn nước tưới dồi dào
- Đem lại nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú ( tôm, cá....)
- Nguồn lợi về khoáng sản: muối, dầu mỏ, khí đốt,...
- Có nhiều vịnh, nhiều vũng, hình thành những bãi biển đẹp
+) Kinh Tế:
- Gần bờ biển quốc tế nhằm phát triển kinh tế lẫn an ninh quốc phòng
- Thuận lợi giao lưu văn hóa, phong tục, xã hội,... với bạn bè quốc tế
- Trao đổi buôn nhập hàng hóa
- Đời sống nhân dân cải thiện hơn
+) Khó Khăn:
- Thường hay xảy ra nhiều thiên tai ( bão, gió mạnh.....)
- Hiện tượng ăn mòn,sóng thần gây thiệt hại lớn
- Bất đồng về chủ quyền các nước.
+ Thuận lợi có 5 thuận lợi cơ bản :
- Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn : Coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn- Coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất.
- Ngành thuỷ sản đã có một thời gian khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới (khoảng 20 năm) của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước: đã có sự cọ sát với kinh tế thị trường và đã tạo ra được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiến cũng đã tăng đáng kể.
- Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng, thế thượng phong và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới.
- Việt Nam có bờ biển dài và khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng sinh học cao, vừa có nhiều thuỷ đặc sản quí giá được thế giới ưa chuộng vừa có điều kiện để phát triển hầu hết các đối tượng xuất khẩu chủ lực mà thị trường thế giới cần, mặt khác nước ta còn có điều kiện tiếp cận dễ dàng với mọi thị trường trên thế giới và khu vực.
- Nhìn chung có thể phát triển thuỷ sản ở khắp nơi trên toàn đất nước. Tại mỗi vùng có những tiềm năng, đặc thù và sản vật đặc sắc riêng.
+ Khó khăn quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép lớn cả về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái đối vơí nghề cá.
- Cơ sở hạ tầng yếu chưa đồng bộ cùng với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác nuôi trồng chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
- Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt Nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với các nước cạnh tranh với ta.
- Những đòi hỏi rất cao ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng của các nước nhập khẩu.
- Sự hội nhập quốc tế với sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên thị trường Việt Nam với các nước khác.
Vai trò ý nghĩa của biển :
Đối với tự nhiên:
-Điều hòa khí hậu:.nêu ra.
-Nhiều cảnh quan: ví dụ.
Đối với kinh tế:
-Cung cấp cá:............................................
-Dầu khí:
+..................................................
+..................................................
+..................................................
+..................................................
-Nước biển:..............................................
-Thủy sản:.................................................
Vai trò ý nghĩa của biển :
* Đối với tự nhiên:
-Điều hòa khí hậu: Phân tích các số liệu về hàm lượng CO2 do đại dương hấp thụ và thải ra, các nhà khoa học Canada đưa ra kết luận, biển đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc điều hòa khí hậu toàn cầu. Nó hấp thụ đến 30% lượng khí CO2 do loài người thải vào không khí hàng năm.
-Nhiều cảnh quan:
VD :
1. Bãi Dài, Phú Quốc
Bãi biển được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới
* Đối với kinh tế:
-Cung cấp cá: khá phong phú với trên 2000 loài cá, hơn 100 laoì tôm, hàng chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
-Dầu khí:
+ Than đá
+ Dầu mỏ
+ Cát
+ Titan
-Nước biển: thuận lợi cho nghề làm muối
-Thủy sản: Đem lại một nguồn kinh tế lớn cho người dân cũng như cho nhà nước.
Chúc bạn học tốt
Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chứng minh điều đó qua các yếu tố khí hậu, hải văn về:
+ Nhiệt độ.
+ Lượng mưa
+ Hướng gió
+ Dòng biển
+ Chế độ triều.
– Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương, thứ 3 trong các biển trên TG).
– Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
– Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.
Cụ thể các yếu tố hải văn :
+ Nhiệt độ trung bình năm : trên 23độC.
+ Độ muối trung bình : 30 – 33 phần nghìn .
+ Sóng biển : mạnh vào thời kì gió mùa ĐB, yếu vào thời kì gió mùa TN.
+ Thủy triều : có sự phân hóa theo khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên.
+ Hải lưu : chảy thành vòng tương đối kín, mùa đông chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (hướng ĐB-TN), mùa hè thuận chiều kim đồng hồ (hướng ĐN-TB).
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
- Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm.
Biển Việt nam là vùng biển nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình thấy rõ khi mà mỗi đợt gió mùa tràn về gió trên biển lại mạnh lên nhanh chóng mạnh hơn so với đất liền.Các dòng biển cũng là yếu tố nói lên điều này vào mùa hè thường có những dòng biển nóng chạy theo hứong tây nam vì lúc này hứong gió thịnh hành trên biển là hướng tây nam và mùa đông thì dòng biển lạnh chạy theo hướng đông bắc.Về mùa đông thì do có gió và dòng biển nên khí hậu ấm hơn đất liền.Còn mùa hè thì do gió biển và không chịu tác động cuả áp thấp nóng phía tây nên khí hậu mát hơn đất liền
Đây là toàn bộ kiến thức mà mình có được nếu có bạn nào có thêm thông tion thì vui lòng đóng góp để câu trả lời được hòan thiện.
Nêu vai trò của biển:
Đối với tự nhiên:
-Điều hòa khí hậu:.nêu ra.
-Nhiều cảnh quan: ví dụ.
Đối với kinh tế:
-Cung cấp cá:............................................
-Dầu khí:
+..................................................
+..................................................
+..................................................
+..................................................
-Nước biển:..............................................
-Thủy sản:.................................................
Vai trò ý nghĩa của biển :
* Đối với tự nhiên:
-Điều hòa khí hậu: Phân tích các số liệu về hàm lượng CO2 do đại dương hấp thụ và thải ra, các nhà khoa học Canada đưa ra kết luận, biển đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc điều hòa khí hậu toàn cầu. Nó hấp thụ đến 30% lượng khí CO2 do loài người thải vào không khí hàng năm.
-Nhiều cảnh quan:
VD :
1. Bãi Dài, Phú Quốc
Bãi biển được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới
* Đối với kinh tế:
-Cung cấp cá: khá phong phú với trên 2000 loài cá, hơn 100 laoì tôm, hàng chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
-Dầu khí:
+ Than đá
+ Dầu mỏ
+ Cát
+ Titan
-Nước biển: thuận lợi cho nghề làm muối
-Thủy sản: Đem lại một nguồn kinh tế lớn cho người dân cũng như cho nhà nước.
Chúc bạn học tốt
vai trò và ý nghĩa của biển ? là người học sinh em cần phải làm gì
VAI TRÒ :
- Cung cấp nguồn lợi thủy hải sản : cá, tôm, cua , mực ,...
- Cung cấp nguồn khoáng sản phong phú : kim loại, phi kim loại, than, dầu mỏ ,...
- Phát triển giao thông đường thủy.
- Phát triển du lịch .
Ý nghĩa : Biển đóng vai trò qua trọng trong phát triển kinh tế của nước ta, cung cấp cho ta nhiều lợi ích.
* Là học sinh em cần :
- Bảo vệ biển và tài nguyên biển.
- Khoog buôn bán trái phép các sinh vật biển.
- Tuyên truyền mọi người ý thức bảo vệ mt biển VN .
P/ s : đây là ý kiến riêng của mk, bn tham khảo nhé !
Vai trò :Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng được chia ra thành các loại: Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh vật biển.
Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt nhóm động vật, thực vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Sản lượng sinh học của biển và đại dương như sau: Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi (mực, cá, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng 50 - 250g/m2/năm. Sản lượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại dương toàn thế giới gia tăng, ví dụ năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, lượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.
Bảo vệ :ko Đánh bắt quá mức,buôn bán vận chuyển thủy sản trái phép(buôn bán những loài quí hiếm...)bảo vệ môi trường biển(thu gom rác thải,tổ chức vệ sinh môi trường biển...)ý thức ,tuyên truyền cho mọi người nên chung tay bảo vệ biển.
Đây là ý kiên của mình rất mong mọi người đóng góp thêm!@_@
Hãy nêu hiểu biết của 2 về biển đông và tình hình trên biển đông hiện nay
GIÚP MÌNH NHA
Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa...
Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Viết một bài địa lí dài không quá 1,5 trang nhằm quảng bá khái quát thế mạnh tài nguyên vùng biển Hải Phòng.
Giúp mình nha mn!
Cần gấp nha :
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển, biện pháp khắc phục ??
Nguyên nhân:
- Từ lục địa mang ra: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng,... Các chất thải không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng “trăm sông đều đổ về biển cả”. Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%.
- Từ trên biển: Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng sản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,...).
- Từ không khí đưa xuống: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện tượng lắng các chất gây ô nhiễm xuống biển. Loại này khó theo dõi và quản lý vì thường phát tán trên diện rộng.
- Từ đáy biển đưa lên: Chủ yếu ở những khu vực có hoặc chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa động lực mạnh như động đất, núi lửa, sóng thần,... Để thuận tiện trong đánh giá, người ta chia các tác động môi trường ra thành các tác động trường diễn (mức độ thấp, thời gian dài) và cấp diễn (thời gian ngắn, tác động nhanh mạnh). Tác động trường diễn bao gồm sự xâm nhập của một chất độc hoặc một yếu tố do con người gây ra, thường là liên tục và ở mức độ tương đối thấp, gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường tiềm năng, từ từ và lâu dài. Thí dụ: việc xả các chất dinh dưỡng vào biển bắt nguồn từ nước thải. Tác động cấp diễn biểu hiện khi hoạt động xả thải xảy ra trong thời gian ngắn, có thể gây ra hiệu ứng rõ ràng, song nó sẽ giảm dần theo thời gian. Tràn dầu là một thí dụ theo kiểu này: thoạt đầu, dầu thường có tác động thảm hoạ đối với các hệ sinh thái và các nơi sinh cư (habitat) ở biển, nhưng chúng có thể sẽ được cải thiện sau khi dầu đã tràn hết.
Các biện pháp khắc phục:
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thông qua việc phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
Đầu tư xây dựng các bãi thu gom rác thải, phương tiện vận chuyển rác thải và hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường; đổi mới công nghệ xử lý rác thải theo hướng tinh gọn, hiện đại, thân thiện với môi trường. Tiếp tục đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tại các cảng cá.
Thực hiện nghiêm Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, ngăn chặn các nguy cơ gây ô nhiễm có thể xảy ra trên địa bàn.
Tăng cường công tác đối thoại giữa chính quyền, các cơ quan chức năng và cộng đồng dân cư nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu và sự đồng thuận chung trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường biển tại các địa phương.
Nước ta có vùng biển rộng, bờ biển dài, nơi đổ về của nhiều con sông lớn; đồng thời, là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, với trữ lượng lớn. Điều đó đã, đang tạo sức hút và sự tham gia sôi động của các ngành kinh tế biển, nhưng kèm theo đó, nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển cũng không ngừng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái và nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, các tác nhân gây ô nhiễm đó lại qua nhiều “nhiễu động”, biến đổi phức tạp, nên không dễ nhận biết nguồn gốc. Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển là do con người và tự nhiên, được phân thành các nhóm: từ lục địa mang đến; các chất thải ở vùng ven và trên biển đổ ra; từ không khí đưa xuống và tác động do biến đổi địa chất từ đáy biển đẩy lên,… trong đó, tác nhân do con người là chủ yếu và nghiêm trọng nhất.
Để thuận tiện trong đánh giá, người ta đã chia các tác động môi trường biển thành hai cấp độ cơ bản: trường diễn và cấp diễn. Tác động trường diễn bao gồm sự xâm nhập của một chất độc hoặc một yếu tố do con người gây ra, thường trong thời gian dài và ở mức độ tương đối thấp, gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường từ từ. Còn tác động cấp diễn, biểu hiện khi hoạt động xả thải với khối lượng lớn, trong thời gian ngắn, có thể gây hiệu ứng đột biến về môi trường. Điển hình cho cấp độ này là hoạt động xả thải trái phép, trên quy mô lớn của công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã gây sự cố môi trường biển đặc biệt nghiêm trọng cho 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4-2016.
Ngoài ra, dưới góc độ của công tác quản lý môi trường biển, ô nhiễm có nguồn gốc rất phức tạp, có thể phát sinh từ một nguồn, một địa điểm hoặc đa nguồn, nhiều địa điểm. Ở trường hợp thứ nhất, quản lý và xử lý nguồn phát thải là tương đối đơn giản; đối với trường hợp thứ hai sẽ phức tạp hơn. Vì vậy, bảo vệ môi trường biển được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, lực lượng và toàn dân, trên các nội dung chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và toàn dân về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển; chú trọng công tác phòng ngừa, ngăn chặn kết hợp với xử lý có hiệu quả ô nhiễm, cải thiện môi trường biển, vùng ven biển.
2. Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường, nhất là đối với các hành vi hủy hoại môi trường biển. Tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý tổng hợp, thống nhất đối với biển và hải đảo, đảm bảo sự phát triển đa ngành, đa mục tiêu, đa lợi ích giữa Nhà nước, tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương; hạn chế mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường biển.
3. Chú trọng việc kiểm soát chặt chẽ môi trường biển, nhất là sử dụng các công cụ pháp lý liên quan trong kiểm soát, đánh giá tiêu chuẩn, tác động môi trường; quan trắc - cảnh báo xác định các “điểm nóng” môi trường hoặc ô nhiễm,… để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Nhà nước sớm xây dựng và ban hành các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, nhất là chi tiết hóa mức độ vi phạm, xử phạt; tăng cường tham vấn với các bên liên quan, tạo chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ môi trường biển, đảo của Tổ quốc.
1,Vì sao phải bảo vệ chủ quyền biển cho dù là 1 hải đảo nhỏ
2,vì sao phải bảo vệ tài nguyên biển
3,vì sao phai bảo vệ mt biển
Mong mn trả lời chính xác 99,9%
1 Phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù là đảo rất nhỏ của nước ta: Bởi vì các đảo của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước cả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng:
Về kinh tế – xã hội
· Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…
· Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…
· Giao thông vận tải biển.
· Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch.
· Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.
Về an ninh quốc phòng:
· Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
· Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
2 Nước ta có nhiều loại khoáng sản, tuy vậy trữ lượng không nhiều.
Sẽ ra sao nếu như tài nguyên khoáng sản cứ mai một dần ? Hệ lụy nhãn tiền chính là môi trường bị hủy diệt, tiếp sau đó là nền kinh tế bị cạn kiệt, đời sống người dân thì nghèo nàn.
3 Môi trường sống là ngôi nhà chung của con người và tất cả các loài đông thực vật khác, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nguồn sống của chính chúng ta, có thể nói nếu loài người muốn sinh tồn và phát triển thì chỉ có cách duy nhất là bảo vệ môi trường.
1.
Phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù là đảo rất nhỏ của nước ta: Bởi vì các đảo của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước cả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng:
Về kinh tế – xã hội
· Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…
· Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…
· Giao thông vận tải biển.
· Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch.
· Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.
Về an ninh quốc phòng:
· Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
· Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
3.Thứ nhất, Biển - đảo nói chung mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển-đảo.
Thứ hai, môi trường biển-đảo là một thể thống nhất, ô nhiễm ở khu vực này có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.
Thứ ba, biển-đảo là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.
Thứ tư, biển đảo là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển-đảo là vấn đề cấp bách và sống còn.
ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biển của nước ta bị giảm sút, nhất là ở các cảng biển và các vùng cửa sông. Hậu quả là làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.
ai giúp mình đi mình cần gấp
nguyên nhân gây ô nhiễm biển ,hậu quả và biện pháp
cảm ơn nhiều
* Nguyên nhân:
- Hàng ngày có hàng tấn rác thải chưa sử lí đổ ra biển
- Người dân sống ven biển cũng lấy bờ biển làm nơi đổ rác
- Các nhà máy, xí nghiệp cũng xả nước thải cùng với những hóa chất độc hại ra biển không những làm cho biển ô nhiễm mà còn có tác hại xấu đến sức khỏe con người và mọi loài sinh vật sống ở đây.
- Do những mặt trái của sự phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển và đồng thời nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao, ngành du lịch biển cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ.
- Du lịch ngày càng phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tài nguyên biển bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên biển đồng thời cũng thải một lượng rác thải không hề nhỏ ra biển. Và một nguyên nhân nhỏ nữa đó chính là do tràn dầu.
- Do các cơ quan quản lí còn lỏng lẻo và chưa thực sự thắt chặt việc kiểm soát vấn đề xử lí rác thải của các doanh nghiệp, xí nghiệp và các khu du lịch.
Hậu quả từ ô nhiễm môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe còn người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển,…Một nghiên cứu năm 2008 đã cho thấy hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch vì hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút với khách du lịch.
Biện Pháp
Để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng thì mỗi người cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như không xả rác bừa bãi ra biển hay tổ chức nhiều cuộc đi thực tế và thu dọn bãi biển,…
Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tăng cường quản lý để giảm thiểu lượng rác thải có hại ra môi trường biển để giữ cho cảnh quan thiên nhiên không bị cướp dưới bàn tay tử thần và để cho những người dân sống bám vào biển bớt nhọc nhằn về miếng cơm manh áo.
1.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Thứ nhất đó chính là do sự bùng nổ dân số của nước ta đặc biệt là các khu vực thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày tại những thành phố này ước tính khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, trung bình có tới trên dưới 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội trong khi đó chúng chưa được xử lý mà được đổ thẳng ra ao hồ, sông lớn làm cho tình trạng ô nhiễm cứ liên tiếp được diễn ra.
Thứ hai là lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, lò mổ hay bệnh viện đang ngày một tăng cao. Trung bình khoảng 7000 m3 nước thải được đưa ra mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó được sử lý. Có rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng cũng chỉ là để đối phó và không có tác dụng trong việc xử lý nước thải.
Thứ ba là hệ thống các công viên, khu vui chơi giải trí mọc lên như nấm trong khi đó lượng rác thải tại các khu vực này vẫn chưa được giải quyết dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng rất nhiều đến người dân ở các khu vực xung quanh.
2. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước
Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân ở các khu vực này không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.
Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều mầm mống dịch bệnh. Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này chính là số người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư, tiêu chảy ngày càng tăng cao, số lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các khu vực nguồn nước ô nhiễm.
3.Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi cần phải có một chiến lược lâu dài và sự đóng góp công sức của toàn xã hội.
Nếu chiến lược lâu dài là đảm bảo cung cấp được nguồn nước an toàn đã qua xử lý hệ thống cho con người thì giải pháp khắc phục ngắn hạn là sử dụng các bộ lọc nước, sử dụng nước uống đun sôi tại trường học, hộ gia đình…
Mọi người cũng phải tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Việc tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người về việc thu gom rác đúng nơi quy định. Các doanh nghiêp sản xuất dù ở quy mô lớn hay nhỏ cũng phải đảm bảo được hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.