hoa nguyen

viết đoạn văn khoảng (5-7)cảm nhận của em về bài thơ CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

Đỗ Tuệ Lâm
12 tháng 2 2022 lúc 12:14

E tk:

Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn.

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
12 tháng 2 2022 lúc 12:14

TK

 Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.

Bình luận (0)
Vũ Trọng Hiếu
12 tháng 2 2022 lúc 13:39

tk

“Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác.

Những câu thơ ngắn gọn nhưng giúp người đọc hình dung ra về truyện cổ tích với chàng Thạch Sanh thông minh, cô Tấm hiền lành hay anh chàng đẽo cày giữa đường…

“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”

Thông qua những hình ảnh đó, tác giả muốn gửi gắm cho người đọc một bài học quen thuộc nhưng quan trọng: “Ở hiền gặp lành”. Cách sống của người dân Việt Nam từ ngàn đời này.

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị để giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”.

 

Đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình. Người đọc cảm thấy vô cùng thích thú khi đọc bài thơ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
kiune  ( ミ★тєαм ƒαи вιв...
Xem chi tiết
Liên Nguyễn
Xem chi tiết
phan thi ngoc mai
Xem chi tiết
Nam Đỗ
Xem chi tiết
hey_bro
Xem chi tiết
luu thi quynh nga
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Nội
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Phương Quyên
Xem chi tiết