Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
bài tập đọc có bao nhiêu danh từ riêng ?
Đọc thầm và làm bài tập: (20 phút)
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
Theo Lưu Anh
Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
1. Nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì:
A. Vì tàu bị bọn cướp biển tấn công
B. Vì ông muốn tìm hiểu về Đại dương.
C. Vì thủy thủ cướp hết tặng vật và đòi giết ông
D. Vì tàu sắp bị chìm
2. Những người bạn tốt được nói trong bài chỉ:
A. A-ri-ôn
B. Đàn cá heo
C. Các thủy thủ trên tàu
D. Vua
3. Các thủy thủ trên tàu là những người:
A. Kính trọng, yêu thương và giúp đỡ A-ri-ôn.
B. Rất yêu quý động vật.
C. Tham lam, độc ác, không có tính người.
D. Biết nghe lời vua
4. Chi tiết: “Ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng” có ý nghĩa:
A. Để ghi lại câu chuyện nổi tiếng của thành phố này.
B. Để ghi lại hình ảnh ngộ nghĩnh của cá heo.
C. Để ghi lại hình ảnh con người săn sóc cá heo.
D. Để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
5. Đọc hai câu dưới đây. Gạch một gạch (─)dưới từ mang nghĩa gốc; gạch hai gạch (═) dưới từ mang nghĩa chuyển:
- Chiếc bàn có 4 chân.
- Bàn chân em rất đẹp.
6. Trong câu “Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. "có các quan hệ từ: A. tuy, nhưng, và.
B. những, và
C. tuy, nhưng
D. mấy, tuy nhưng
7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “thiên nhiên”?
A. Là tất cả những gì do con người tạo ra.
B. Tất cả những gì không do con người tạo ra.
C. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
D. Là những gì gần gũi với con người.
8. Từ “cổ” trong hai câu sau thuộc loại từ gì: “A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ” ; “Chú gà trống vươn cổ lên gáy một hồi dài” ? (Mức 3 –1 điểm)
A.Từ đồng âm
B. Từ đồng nghĩa
C. Từ nhiều nghĩa
Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ
A. Bước ra.
B. A-ri-ôn.
C. Đúng lúc đó.
D. Tất cả các ý trên
Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?:
Nghệ sĩ A-ri-ôn là người nước nào?
A. Việt Nam | C. Ấn Độ |
B. Hi Lạp cổ. | D. Trung Quốc
|
Đọc đoạn thơ sau:
" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
a) Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Gạch dưới từ ngữ thể hiện và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
b) Qua đoạn thơ trên, em có cảm nhận gì về khung cảnh thiên nhiên cùng người dân miền biển?
"Khi tiếng đàn, tiếng hát của A - ri - ôn vang lên, một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba"
a) Chủ ngữ là:
b) Câu trên là Câu đơ hay Câu ghép?
Khi đến thăm Đền Hùng, Bác Hồ có căn dặn các chiến sĩ của Đại đoàn Quân Tiên Phong rằng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
a. Theo em, vì sao trong câu nói trên, từ “bác” lại không được viết hoa?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….........
b.Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời căn dặn đó.
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………........
……………………………………………………………………………………
c. Từ câu nói của Bác, em nhớ đến câu ca dao nào cũng nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn của dân tộc?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….........
Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ “bảo vệ”?
a/ Giữ gìn b/ Phá hủy c/ Đốt lửa d/ Đánh giá
Câu hỏi 6: Từ “vì, nên” trong câu: “Vì trời mưa nên đường trơn”, được gọi là loại từ gì?
a/ Danh từ b/ Tính từ c/ Đại từ d/ Quan hệ từ
Câu hỏi 7: “Sống còn, không để bị diệt vong” là nghĩa của từ nào trong các từ sau?
a/ Sinh thành b/ Sinh tồn c/ Sinh thái d/ Sinh vật
Câu hỏi 8: Câu “Hoa hồng có phải là nữ hoàng các loài hoa không?”, thuộc kiểu câu nào?
a/ Trần thuật b/ Nghi vấn c/ Cầu khiến d/ Cảm thán
Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”
a/ Đồng hương b/ Đồng nghĩa c/ Thần đồng d/ Đồng môn
Câu hỏi 10: Khu vực trong đó các loài vật, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu đời được gọi là
a/ Khu công nghiệp b/ Khu lâm nghiệp
c/ Khu chế xuất d/ Khu bảo tồn