Võ Thị Hoài Linh

Thuyết minh về di tích lịch sử

Trần Gia Nguyên
1 tháng 2 2016 lúc 9:15

Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

 

Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.

 

Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 (tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.

 

Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...

 

Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam.

 

Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

 

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Nguyệt
1 tháng 2 2016 lúc 9:16

             Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông du khách trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố.

 

              Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.

 

             Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách.

 

              Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng.

 

             Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.

 

Bình luận (0)
Ngô Võ Thùy Nhung
1 tháng 2 2016 lúc 9:17

                            "Dù ai đi ngược về xuôi,

                     Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

 

          Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

 

           Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

 

           Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

 

             Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

 

            Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.  

 

              Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Bình luận (0)
Đạt Trần
26 tháng 1 2018 lúc 21:34

Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Theo Đại Việt sử kí, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhât hồi bây giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự lựa chọn đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.
Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kì thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó, Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỉ XIX.
Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quôc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phô" Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có trường vây bôn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Vàn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có 3 cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào năm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Tòa Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ Ư cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài “nguyên khí của nước nhà” đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh.
Điều đáng mừng là trong năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỉ đồng. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hóa của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Viêt Nam.
Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích văn hóa hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 1 2018 lúc 14:57

Chùa Thầy là một cổ tự rất nổi tiếng trên miền Bắc Việt Nam thuộc Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội.

Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) gắn liền với huyền tích và công đức của Thiền sư Từ Đạo Hành.

Thời gian đầu chỉ là cái am nhỏ ẩn mình bên hang núi. Sau nhiều lần tu tạo, chùa Thầy ngày một thêm kì vĩ. Khu chính điện của chùa tọa lạc trên một khuôn viên hình chữ nhật, dài 60m, rộng 40m, gồm ba toàn nhà to, dài xây song song hình chữ tam. Hai bên tòa chính điện là gác chuông và gác trống nhô cao.

Chùa Thầy có hàng trăm pho tượng sơn son thếp vàng, khói hương nghi ngút suốt đêm ngày. Chùa Thượng có tượng Di Đà Tam Tôn, Bách hoa Đài (bệ đá trăm hoa), ngjt oàn thân Thiền sư Từ Đạo Hạnh nhập định trên toàn sen vàng.

Chùa Trung thờ Tam Bảo. Chùa Hạ chỉ để niệm Phật, lễ bái, cầu siêu, giảng đạo.

Rời chùa Cả, du khách, Phật tư đi qua Nguyệt Tiên Kiều và cổng Bất nhi Pháp môn để lên núi Sài Sơn. Du khách leo qua nhiều bậc đá, đi vào chùa Cao thắp hương, đến hang Thánh Hóa, nơi Từ Đạo Hạnh hóa Phật. Đến thăm hang Các Cớ:

" Ở chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy." (Ca dao)

Dân gian tin rằng trai tơ, gái tơ có vào thăm hang Cắc Cớ một lần thì mới có thể tìm được tình duyên đẹp, hạnh phúc ấm êm.

Đứng trên đỉnh núi Sài Sơn nhìn ra bốn phía là thôn xóm lớp lớp gần xa, là màu xanh bát ngát của đồng lúa, là màu trắng lấp lánh của sông Đáy hiền hòa uốn khúc... Cảnh vật sầm uất, dạt dào sức sống của một miền quê thanh bình.

Chùa Thầy còn có Chợ Trời (chợ cõi âm) , nơi cầu may, cầu lộc cho người trần. Bài thơ " Chợ Trời Sài Sơn" được nhiều người truyền tụng:

Hóa công xây đắp đã bao đời, Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời. Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng, Ban chiều mây họp, tối trăng chơi. Bày hàng hoa quả, tư mùa sẵn, Mở phố giang sơn, bốn mặt ngồi. Bán lợi mua danh nào những kẻ, Chẳng lên mặc cả một đôi lời. Hồ Xuân Hương.

Phong cảnh chùa Thầy rất đẹp, có sơn thủy hữu tình, gắn liền với nhiều huyền tích, huyền thoại. Lễ hội chùa Thầy là một lễ hội dân gian lớn nhất, đông vui nhất trong mùa xuân trên miền Bắc nước ta. Dân gian vẫn lưu luyến câu ca, câu hát :

" Nhớ ngày mùng Bảy tháng Ba, Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy"

Bình luận (0)
OkeyMan
8 tháng 2 2018 lúc 18:56

Chùa Trăm Gian còn được gọi là chùa Sở, được xây dựng từ đời vua Lý Cao Tông (1185). Chùa tọa lạc trên một quả đồi cao chứng 50m, thuộc dãy núi Tiên Lữ (còn gọi là Mã Sơn) , xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội.

Cảnh quan của chùa Trăm Gian rất u tích, mái chùa che rợp bởi nhiều lớp, nhiều tầng tán là xanh sum suê của hàng trăm cây cổ thụ, cây gỗ quý như cây lim, cây trắc... Đặc biệt có gần 30 cây thông xanh tốt được trồng hàng trăm năm nay.

Chùa Trăm Gian được làm theo kiểu kiến trúc thời Lý - Trần trong thế kỉ 12. Quy mô đồ sộ, rất độc đáo : cứ bốn cột là một gian ; chùa có cả thảy 100 gian.

Phía ngoài có bốn cột trụ và hai quá dùng làm nơi đánh cờ tướng trong ngày hội. Nhà Giá Ngự nhìn ra ao sen. Tam quan còn gọi là gác chuông, kiến trúc theo kiểu hai tầng chồng diêm tám mái bằng gỗ quý, cao khoảng 8m. Trên gác chuông treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 0,6m, đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794).

Đi sâu vào là chùa chính. Hai vị Hộ Pháp (Ông Thiện, Ông Ác) vô cùng đồ sộ, oai nghiêm đứng trấn giữ. Gần đấy có Tòa Thiêu Hương. Trong cùng là hai lớp thượng điện thờ Phật. Nối tiếp nhà Tổ là một ngôi nhà 16 cột làm theo kiểu bốn mái, đao cong với hình tượng linh vật rướn cánh tung bay lên trời xanh. Ở đây có treo một cái trống to, mặt trống có đường kính 1m, tang trống màu son, một chiếc khánh đồng dài 1,2m , cao 0,6m, đúc năm Cảnh Hưng thứ mười (1750).

Chùa Trăm Gian hiện còn trên 100 tượng Phật bằng gỗ hoặc bằng vàng tâm, hoặc bằng đất sơn son thếp vàng. Có những pho tượng quý hiếm như tượng Tuyết Sơn, 18 vị La Hán, Phật Quan Thế Âm. Còn có tượng Quan Đô (Đô đốc Đông) - vị anh hùng một thời Tây Sơn đã tiêu diệt hàng vạn giặc Thanh xâm lược (1789) ở Đống Đa.

Chùa Trăm Gian gắn liền với bao huyền tích huyền thoại. Chùa từng bị giặc Minh đốt phá tan hoang, đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Chùa Trăm Gian là một chùa cổ, một danh lam thắng cảnh của xứ Đoài, một di tích văn hóa - lịch sử của dân tộc.

Ngày Mồng 4 tháng Giêng hằng năm là ngày lễ hội chùa Trăm Gian kéo dài trong 10 ngày, có hàng nghìn hằng vạn Phật tử và du khách gần xa kéo về dự lễ hội.

Bình luận (0)
Khiết Nguyệt
8 tháng 2 2018 lúc 20:12

Chùa Thầy là một cổ tự rất nổi tiếng trên miền Bắc Việt Nam thuộc Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội.

Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) gắn liền với huyền tích và công đức của Thiền sư Từ Đạo Hành.

Thời gian đầu chỉ là cái am nhỏ ẩn mình bên hang núi. Sau nhiều lần tu tạo, chùa Thầy ngày một thêm kì vĩ. Khu chính điện của chùa tọa lạc trên một khuôn viên hình chữ nhật, dài 60m, rộng 40m, gồm ba toàn nhà to, dài xây song song hình chữ tam. Hai bên tòa chính điện là gác chuông và gác trống nhô cao.

Chùa Thầy có hàng trăm pho tượng sơn son thếp vàng, khói hương nghi ngút suốt đêm ngày. Chùa Thượng có tượng Di Đà Tam Tôn, Bách hoa Đài (bệ đá trăm hoa), ngjt oàn thân Thiền sư Từ Đạo Hạnh nhập định trên toàn sen vàng.

Chùa Trung thờ Tam Bảo. Chùa Hạ chỉ để niệm Phật, lễ bái, cầu siêu, giảng đạo.

Rời chùa Cả, du khách, Phật tư đi qua Nguyệt Tiên Kiều và cổng Bất nhi Pháp môn để lên núi Sài Sơn. Du khách leo qua nhiều bậc đá, đi vào chùa Cao thắp hương, đến hang Thánh Hóa, nơi Từ Đạo Hạnh hóa Phật. Đến thăm hang Các Cớ:

" Ở chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy." (Ca dao)

Dân gian tin rằng trai tơ, gái tơ có vào thăm hang Cắc Cớ một lần thì mới có thể tìm được tình duyên đẹp, hạnh phúc ấm êm.

Đứng trên đỉnh núi Sài Sơn nhìn ra bốn phía là thôn xóm lớp lớp gần xa, là màu xanh bát ngát của đồng lúa, là màu trắng lấp lánh của sông Đáy hiền hòa uốn khúc... Cảnh vật sầm uất, dạt dào sức sống của một miền quê thanh bình.

Chùa Thầy còn có Chợ Trời (chợ cõi âm) , nơi cầu may, cầu lộc cho người trần. Bài thơ " Chợ Trời Sài Sơn" được nhiều người truyền tụng:

Hóa công xây đắp đã bao đời, Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời. Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng, Ban chiều mây họp, tối trăng chơi. Bày hàng hoa quả, tư mùa sẵn, Mở phố giang sơn, bốn mặt ngồi. Bán lợi mua danh nào những kẻ, Chẳng lên mặc cả một đôi lời. Hồ Xuân Hương.

Phong cảnh chùa Thầy rất đẹp, có sơn thủy hữu tình, gắn liền với nhiều huyền tích, huyền thoại. Lễ hội chùa Thầy là một lễ hội dân gian lớn nhất, đông vui nhất trong mùa xuân trên miền Bắc nước ta. Dân gian vẫn lưu luyến câu ca, câu hát :

" Nhớ ngày mùng Bảy tháng Ba, Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy"

Bình luận (0)
Khiết Nguyệt
8 tháng 2 2018 lúc 20:12

Chùa Trăm Gian còn được gọi là chùa Sở, được xây dựng từ đời vua Lý Cao Tông (1185). Chùa tọa lạc trên một quả đồi cao chứng 50m, thuộc dãy núi Tiên Lữ (còn gọi là Mã Sơn) , xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội.

Cảnh quan của chùa Trăm Gian rất u tích, mái chùa che rợp bởi nhiều lớp, nhiều tầng tán là xanh sum suê của hàng trăm cây cổ thụ, cây gỗ quý như cây lim, cây trắc... Đặc biệt có gần 30 cây thông xanh tốt được trồng hàng trăm năm nay.

Chùa Trăm Gian được làm theo kiểu kiến trúc thời Lý - Trần trong thế kỉ 12. Quy mô đồ sộ, rất độc đáo : cứ bốn cột là một gian ; chùa có cả thảy 100 gian.

Phía ngoài có bốn cột trụ và hai quá dùng làm nơi đánh cờ tướng trong ngày hội. Nhà Giá Ngự nhìn ra ao sen. Tam quan còn gọi là gác chuông, kiến trúc theo kiểu hai tầng chồng diêm tám mái bằng gỗ quý, cao khoảng 8m. Trên gác chuông treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 0,6m, đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794).

Đi sâu vào là chùa chính. Hai vị Hộ Pháp (Ông Thiện, Ông Ác) vô cùng đồ sộ, oai nghiêm đứng trấn giữ. Gần đấy có Tòa Thiêu Hương. Trong cùng là hai lớp thượng điện thờ Phật. Nối tiếp nhà Tổ là một ngôi nhà 16 cột làm theo kiểu bốn mái, đao cong với hình tượng linh vật rướn cánh tung bay lên trời xanh. Ở đây có treo một cái trống to, mặt trống có đường kính 1m, tang trống màu son, một chiếc khánh đồng dài 1,2m , cao 0,6m, đúc năm Cảnh Hưng thứ mười (1750).

Chùa Trăm Gian hiện còn trên 100 tượng Phật bằng gỗ hoặc bằng vàng tâm, hoặc bằng đất sơn son thếp vàng. Có những pho tượng quý hiếm như tượng Tuyết Sơn, 18 vị La Hán, Phật Quan Thế Âm. Còn có tượng Quan Đô (Đô đốc Đông) - vị anh hùng một thời Tây Sơn đã tiêu diệt hàng vạn giặc Thanh xâm lược (1789) ở Đống Đa.

Chùa Trăm Gian gắn liền với bao huyền tích huyền thoại. Chùa từng bị giặc Minh đốt phá tan hoang, đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Chùa Trăm Gian là một chùa cổ, một danh lam thắng cảnh của xứ Đoài, một di tích văn hóa - lịch sử của dân tộc.

Ngày Mồng 4 tháng Giêng hằng năm là ngày lễ hội chùa Trăm Gian kéo dài trong 10 ngày, có hàng nghìn hằng vạn Phật tử và du khách gần xa kéo về dự lễ hội.

Bình luận (0)
Khiết Nguyệt
8 tháng 2 2018 lúc 20:13

Về thời Lý - Trần , Kiếp Bạc thuộc hương Vạn Kiếp, lộ Lạng Giang, nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Kiếp Bạc là một địa bàn, một vùng chiến lược trọng yếu của Đại Việt trong ba lần đánh thắng giặc Nguyên- Mông xâm lược. Là một vùng thắng địa, sông ngòi chằng chịt, núi non trập trùng. Có núi Rồng hình tay ngai. Phía Đông Nam là vùng núi Phả Lại, núi Phượng Hoàng, Côn Sơn. Có vụng Trần Xá, tháng 11 năm 1282 họp Hội nghị Vương hầu bàn kế sách đánh giặc Nguyên - Mông.

Phía Tây Vạn Kiếp giáp sông Thương, một nhánh của sông Lục Đầu mà thời Trần gọi là sông Bình Than. Giữa sông có Cồn Kiếm; phía bắc có thung lũng Vạn Yên và sông Vang. Gần đấy là núi Rồng, núi Nam Tào, núi Bắc Đẩu. Địa thế hiểm trở, có thể hội sư hàng chục hàng vạn tinh binh, hàng ngàn chiến thuyền.

Từ Kiếp Bạc có 6 đường sông và đường bộ tỏa về các phía như Thanh Long, Bạch Đằng, Vân Đồn, Hàm Tử, Chương Dương, ải Nam Quan....Kiếp Bạc là vùng trọng yếu về quân sự, tiến có thể công, thoái có thể thủ. Từ Kiếp Bạc, Thương tướng Trần Quang Khải mới cấp tốc hành binh lập nên chiến công Hàm Tử chám đầu Toa Đô. Từ Kiếp Bạc, Phiêu kị tướng quân Trần Khánh Dư mới kéo thẳng ra Vân Đồn đánh tan đội binh lương chiến thuyền Trương Văn Hổ. Và cũng từ Kiếp Bạc, Trần Quốc Tuấn mới kéo đại binh thẳng tiến đến sông Bạch Đằng, bắt sống tướng Ô Mã Nhi, tiêu diệt hàng vạn giặc.

Đền Kiếp Bạc là nới an giấc ngàn thu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngày 20 tháng 8 năm Hưng Long thứ tám (1300), ngài đã quy tiên.

Đền Kiếp Bạc là một di tích văn hóa - lịch sử của Đại Việt. Câu đối, hoành phi, tượng thờ sơn son thếp vàng chói lọi. Hàng chữ lớn " Vạn cổ thử giang sơn" . Đôi câu đối chói lọi : " Hào khí Đông A" :

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí; Lục Đầu vô thủy bất thu thanh. (Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng; Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo.)

Lễ hội Kiếp Bạc từ 16 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Hàng vạn người đã nô nức kéo về Kiếp Bạc, để tưởng niệm người anh hùng thưở Bình Nguyên, cũng để nêu cao tinh thần: "Sát Thát".

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Cao Huệ Sang
Xem chi tiết
Me ott
Xem chi tiết
Trương Nguyệt Băng Băng
Xem chi tiết
Me ott
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Pham Ngoc Tram
Xem chi tiết
Lê Thanh Phương
Xem chi tiết
Phương Đàm
Xem chi tiết