Nguyễn Minh Anh

Tại sao khi rót đột ngột nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ vỡ????🙏🏻🙏🏻🙏🏻🙏🏻Trả lời hộ m tích cho

 

💢Sosuke💢
3 tháng 6 2021 lúc 10:10

Tham khảo: 

    Vì thủy tinh dầy khi nóng lên thì phần bên trong sẽ dãn nở nhanh và phần bên ngoài chưa dãn nở kịp thì phần bên trong sẽ tạo lực lên phần bên ngoài và gây ra hiện tượng vỡ ly

Còn thủy tinh mỏng thì dãn nở đều khi gặp nòng vì vậy phần trong và ngoài sẽ cùng dãn nở cùng lúc vì lí do đó khi đổ nước nóng vào ly thủy tinh thì nên đổ vào ly thủy tinh nhé.

Bình luận (0)
Quang Nhân
3 tháng 6 2021 lúc 10:10

 Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc

Bình luận (2)
👁💧👄💧👁
3 tháng 6 2021 lúc 10:11

Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày, lớp thủy tinh trong cùng tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra; trong khi lớp thủy tinh ngoài chưa kịp tiếp xúc với nước nóng nên chưa nóng lên và nở ra. Lớp thủy tinh bên trong dãn nở nhưng bị lớp thủy tinh ngoài ngăn cản nên sẽ tạo ra lực lớn làm nứt vỡ cốc.

Bình luận (0)
弃佛入魔
3 tháng 6 2021 lúc 10:13

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức. Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ

Bình luận (0)

Tham khảo:

Khi ta rót đột ngột nước sôi vào thành cốc dày, thành thủy tinh phía bên trong tăng nhiệt độ đột ngột lên cao làm cho thành bên trong giãn nở vì nhiệt nhiều.

Trong khi đó, do không tiếp xúc trực tiếp với nước sôi nên thành bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với thành bên trong do đó dãn nở vì nhiệt ít hơn.

Hai thành cốc giãn nở vì nhiệt không đều nhau nên cốc bị vỡ.

Bình luận (0)
Mai Hương
3 tháng 6 2021 lúc 10:15

THAM KHẢO:

- Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh ở thành trong của cốc nóng lên nhanh và nở ra, trong khi đó thì lớp thủy tinh bên ngoài chưa nóng lên và nở ra. Cho nên sự dãn nở không đồng đều của cốc thủy tinh làm cho cốc bị nứt vỡ. Còn khi rót nước sôi vàocốc thủy tinh mỏng, sự dãn nở vì nhiệt gần như đồng đều nên cốc ít nứt vỡ

- Để khắc phục tình trạng này, tráng nước sôi cả bên trong và bên ngoài cốc trước khi rót nước sôi vào cốc

Bình luận (0)
lê thị như ý
6 tháng 6 2021 lúc 11:50

Vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày phần trong cốc nóng lên nở ra phần bên ngoài chưa kịp nóng lên nên phần bên trong nóng lên trước nở ra bị phần bên ngoài ngăn cản sẽ gây ra lực lớn làm vỡ cốc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hủ Mây
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Hoàng Phan Khánh Chi
Xem chi tiết
Trần Mạnh Hùng
Xem chi tiết
Thành Đat Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Châu😊😊
Xem chi tiết
Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết