Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ sao cho phù hợp với các điều kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội.
Dân số thế giới năm 2005 là 6477 triệu người, mật độ dân số là 48 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều theo không gian và thời gian.
*Dân số phân bố không đều theo không gian:
- Khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất là Tây Âu (169 người/km2), Ca-ri-bê (166 người/km2), tiếp đến là Trung Á – Nam Á (143 người/km2), Đông Á (131 người/km2), Đông Nam Á (124 người/km2), Nam Âu ( 115 người/km2).
- Khu vực có dân cư tập trung khá đông đúc là Đông Âu (93 người/km2), Trung Mĩ (60 người/km2).
- Các khu vực dân cư thưa thớt (mật độ dân số thấp hơn mức trung bình thế giới) là:
+ Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương thuộc khu vực Bắc Mĩ (17 người/km2), Bắc Âu ( 55 người /km2).
+ Những vùng hoang mạc ờ châu Phi thuộc khu vực Bắc Phi , Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi (mật độ dân số từ 17 – 45 người/km2) và ở châu Đại Dương (4 người/km2).
+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-dôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao (mật độ dân số 21 người/km2).
*Phân bố dân cư theo thời gian ở các châu lục có sự thay đổi :
- Từ giữa thế kỉ XVII đến nay, bức tranh phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi.
- Số dân châu Á là đông nhất (chiếm hơn 50% thế giới), dân số có sự biến đông nhẹ nhưng nhìn chung có xu hướng tăng (từ 53,8% năm 1650 lên 60,6% năm 2005). lên vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
- Dân cư châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ năm 1650 - 1750 sau đó tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số (24,2% năm 1850), rồi sau đó bắt đầu giảm đột ngột (11,4% năm 2005) ⟶ phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương.
- Dân cư châu Mĩ tăng đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi, châu Âu.(từ 2,8% năm 1650 lwn 13,7% (2005).
- Dân cư châu Phi giảm mạnh từ 21,5% (1960) xuống còn 9,1% (1850), liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Năm 2005, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao (13,8%).
- Châu Đại Dương có số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu, châu Á tới (năm 2005 tỉ lựdân số là 0,5%).
Bức tranh phân bố dân cư thế giới là do sự tác động tổng hợp cùa các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- Nhân tố tự nhiên: Nơi nào có các điều kiện tự nhiên phù hợp với sinh lí con người, thuận lợi để phát triển sản xuất nơi đó dân cư tập trung đông. Trong các nhân tố tự nhiên thì khí hậu, nguồn nước, địa hỉnh và đất đai có ảnh hưởng rõ nét nhất.
+ Dân cư tập trung đông ở vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp (vùng ôn đới, nhiệt đới); nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng quá ờ hoang mạc, lạnh quá ở vùng gần cực, ẩm quá ờ vùng rừng rậm...) thì dân cư thưa thớt.
+ Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ như các châu thổ sông Hồng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Nin... thì dân cư đông đúc. Ngược lại, các vùng núi cao điều kiện tự nhiên khẳc nghiệt (thiếu nước, đất xấu, độ dốc lớn...) khó khăn cho đời sống và sản xuất thì dân cư thưa thớt.
- Nhân tố kinh tế - xã hội: (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ờ vùng núi cao, hoang mạc, vùng băng giá và vươn ra cả biển.
+ Tính chất của nền kinh tế: Những khu vực dân cư tập trung đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp (Tây Âu, Nam Âu, Đông Bắc Hoa Kì là những khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nên dân cư đông đúc). Trong hoạt động nông nghiệp, khu vực nào có hoạt động canh tác lúa nước thì cần nhiều lao động hơn nên dân cư đông đúc hơn (như khu vực châu Á gió mùa, châu thổ sông Nin, sông Ni-giê...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: châu lục, khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (như vùng Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu...) có dân cư đông đúc hơn những châu lục và khu vực mới khai thác (châu Mĩ, Ố-xtrây-li-a...).
+ Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân bố dân cư của thế giới. Số dân và mật độ dân số cùa châu Mĩ, Ô-xtrây-Ii-a dang tăng lên nhờ những dòng chuyển cư từ châu Âu, châu Phi và châu Á tới.