Đề kiểm tra học kì II - Địa lí lớp 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Shin

Câu 1.

a. Tại sao tiết trời vào mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo?

b. Giải thích sự khác biệt về số giờ chiếu sáng trong ngày 22/6 tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

Câu 3.

Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết thổ nhưỡng (đất) là gì? Phân tích tác động của đá mẹ và sinh vật tới sự hình thành đất.

Câu 4.

Chứng minh rằng sự khác biệt chế độ nước sông là do sự tác động của nhiều nhân tố.

Câu 5.

Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. Tại sao cơ cấu dân số theo giới có sự khác nhau giữa các nhóm nước?

Câu 6.

a. Chứng minh rằng các nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải. Tại sao nói để phát triển kinh tế - văn hóa ở miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

b. Tại sao việc giải quyết các vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?

Câu 7.

Cho bảng số liệu:

Một số sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990-2010

Năm

1990

1995

2000

2010

Lúa mì (triệu tấn)

592,3

542,6

585,1

653,4

Cừu (tỉ con)

1,21

1,08

1,06

1,0

Nuôi trồng thủy sản (triệu tấn)

16,8

25,6

45,7

59,9

Diện tích rừng (triệu ha)

3440

3455

3869

4033

(Nguồn: FAO)

a. Tính tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông nghiệp nói trên của thế giới, thời kì 1990-2010.

b. Đưa ra những nhận xét cần thiết và giải thích.

Khinh Yên
1 tháng 6 2019 lúc 7:24

Câu 1.

a. Tại sao tiết trời vào mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo?

Nguyên nhân chính sinh ra các mùa trong năm là: Trục trái dất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất một góc 66°33’ theo phương không đổi khi chuyển động quanh mặt trời.

- Mùa xuân thời tiết ấm áp vì: mặt trời bắt đầu di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến bắc, lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích lũy nên lượng nhiệt chưa cao.
- Mùa hè nóng nực: vì góc nhập xạ lớn lượng nhiệt tích lũy nhiều.
- Mùa thu mát mẻ: vì góc nhập xạ giảm nhưng còn lượng nhiệt dự trữ trong mùa hè.
- Mùa đông lạnh lẽo: vì góc nhập xạ nhỏ nhất, mặt đất đã tiêu hao hết năng lượng dự trữ.

b. Giải thích sự khác biệt về số giờ chiếu sáng trong ngày 22/6 tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

- Ngày 22/6 , số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:
+ Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm
+ Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.

- Nguyên nhân : ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h.

Câu 6.

a. Chứng minh rằng các nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.

– Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

+ Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Khi các ngành này phát triển tốt, nhu cầu vận tải lớn thì ngành giao thông vận tải có nhiều thuận lợi để phát triển. Còn khi các ngành kinh tế gặp khó khăn, hay trong tình trạng suy thoái, thì ngành giao thông vận tải cũng gặp khó khăn.

+ Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng: mới khai thác. Ở các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng. Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải. Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây dựng, quặng, than,…), có loại hàng đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hóa chất. vật liệu dễ cháy,…). Sự phân bố các cd sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này đã quy định việc tổ chức vận tải ở từng loại phương liên.

+ Cuối cùng, sự phát triển của ngành cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.

– Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô lô.

+ Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu đi lại hàng ngày của dân cư (gắn liền với các chuyến đi từ nơi ở tới nơi làm việc, học lập, giải trí, dịch vụ,…) đã hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.

+ Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch), xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy,…).

Tại sao nói để phát triển kinh tế - văn hóa ở miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

– Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế.

– Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.

– Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.

b. Tại sao việc giải quyết các vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?

- Môi trường là một thể thống nhất và không tách rời nhau trên toàn bộ bể mặt Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người.

- Các vấn đề môi trường nhìn chung đều có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô dôn, mưa axit, ô nhiễm nguồn nước sông, hiển... Vì vậy, việc giải quyết vấn đồ môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người.


Các câu hỏi tương tự
Shin
Xem chi tiết
Thảo Như
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Anh
Xem chi tiết
thảo nguyễn
Xem chi tiết
Mai văn võ
Xem chi tiết
Trần Anh Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Anh
Xem chi tiết
Huy Namle123
Xem chi tiết
Lưu Thị Thanh Hằng
Xem chi tiết