Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen ngoc son

Hãy miêu tả lại buổi học Ngữ Văn mà em yêu thích nhất

Nguyễn Thảo My
17 tháng 5 2018 lúc 20:51

Bài làm :

Thương biết bao, những ngày tháng đã xa

Trong trẻo quá, chẳng bao giờ thấy lại

Con tàu đã qua, sao qua mãi mãi

Có chuyến tàu nào cho tôi trở lại, tuổi thơ tôi?

Thời gian chảy trôi như chuyến tàu một chiều. Mới đây thôi, tôi vẫn còn đang nắm tay mẹ, trên tay là chùm bóng ngày khai trường, ríu rít chuyện trò, nhòm ngó những điều đầy mới mẻ ở ngôi trường tiểu học Lĩnh Nam. Thế rồi vèo một cái, năm tháng qua đi, cô bé cấp một năm nào đã thành học sinh cuối cấp. Những ngày cuối cấp đầy hối hả, vội vã của lịch học, lịch thi khiến tôi nhớ đến thời cấp một đầy trong trẻo, vô tư. Từng hình ảnh dần hiện về như một cuốn băng cát-set cũ rỉ. từng vòng băng quay chầm chậm, chậm dần, rồi bỗng dừng lại ở buổi học cuối cùng trước khi tôi rời xa mái trường tiểu học thân yêu của mình.

Hôm ấy là một sáng tháng năm. Từng chùm phượng đỏ rực một góc sân trường. Từng tán cây râm ran tiếng ve. Tôi như thấy mọi thứ hiện hữu trước mặt tôi, chỉ cần đưa tay ra là đón được cánh phượng đang rơi đầy trong gió. Ngày hôm ấy, tôi không nhõng nhẽo, mè nheo xin mẹ cho ngủ nướng thêm vài phút, cũng không cần mẹ nhắc nhở giờ học. Chắc có lẽ tôi biết, sau hôm đó, tôi sẽ chẳng còn được gắn bó với cô, với lớp nữa. Tôi đến trường sớm hơn mọi khi, thậm chí trên sân mới lác đác vài người. Tôi chợt mỉm cười khi nhìn thấy bác bảo vệ già vươn vai ngái ngủ, lắng nghe thật kỹ tiếng chổi tre xào xạc của cô lao công. Những con người tôi từng phớt lờ, hoặc không thấy điều gì đặc biệt ở họ trong những năm tháng hồn nhiên tại nơi đây. Nắng hôm nay thật đẹp, dù cho tiết trời vẫn oi nóng. Trời sáng sớm mà không gợn mây, trong vắt. Tôi ngắm nhìn từng tia nắng đang chiếu sáng xuyên qua kẽ lá, in lên mặt đất những vệt bóng nắng rung rinh. Cây phượng già ở góc sân sao lại lạ vậy nhỉ? Cứ như có một sức sống kỳ diệu nào đó đang cuồn cuộn chảy trong tấm thân xù xì, già cỗi ấy. Vườn hoa, cây cối được phân cho các lớp làm công trình măng non đang vươn mình tắm nắng, đung đưa cành lá như đang vẫy gọi, cũng có thể là chúng muốn gửi gắm điều gì đó cho lũ trẻ con cuối cấp.

Bước vào lớp học mà tôi đã đi qua bước lại đến hàng nghìn lần, một cỗ cảm xúc lâng lâng, nghẹn ngào khó tả vây lấy tôi. Từng chiếc bàn, ghế, từng vật dụng trong lớp như thì thầm điều gì đó với nhau. Chúng đã ở đỏ, bên chúng tôi suốt cả năm học. Dù cho có nhắm mắt lại tôi cũng có thể kể đúng vị trí của từng thứ: chồng ghế xanh dùng cho buổi sinh hoạt phải để ở phía trên sát cửa, bảng hoa điểm tốt ngay cạnh bảng, phấn của cô cần được để ngay ngắn trên bàn giáo viên… Không gian lớp học trở nên gần gũi và thân thuộc như thể hơi thở của chính tôi. Rồi từng người, từng người bước vào lớp. Những gương mặt ấy đã gắn bó với tôi suốt năm năm trời. Lũ trẻ nghịch ngợm này làm sao tôi có thể quên được đây. Trường thỏ thích ăn quà vặt nhưng tốt tính, chia sẻ mọi thứ đồ ăn cho bạn bè. Giang nhím điệu đà nhưng siêu dũng cảm, chuyên đứng ra đánh lại lũ con trai. Rồi thì Huy voi nhỏ bé nhưng vui tính, hài hước… Tôi nhìn khắp lượt, không xót một ai. Tất cả vẫn cười đùa, bày trò trêu nhau nhưng giữa chúng tôi có cái gì đó khác trước. Không ai bảo ai, nhưng ai cũng biết đây là buổi học cuối cùng, là thời gian cuối cùng được học bên nhau.

Bầu không khí vui vẻ dần thay thế bởi sự im lặng khi cô giáo bước vào lớp. Cô nhìn lũ trò nhỏ đầy trìu mến. Cô giáo của tôi không có dáng người mảnh mai hay khuôn mặt đầy khả ái như trong sách hay miêu tả. Nhưng cô lại là người đặc biệt nhất khi đứng giữa biển người. Bởi đơn giản, chỉ có cô mới dành tình yêu thương lớn lao cho lũ trẻ chúng tôi. Ngày cuối cùng bên cô, ngày cuối cùng bên nhau, bài giảng của cô trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết. Ánh nắng khẽ nhòm qua khe cửa, rồi nhẹ rơi trên vai cô. Ánh mắt cô sáng ngời, truyền toàn bộ tâm huyết vào bài giảng cuối cùng này. Từng lời cô giảng cứ đi vào đầu óc tôi một cách tự nhiên như thể nó vốn phải là vậy. Tiết học thứ nhất, thứ hai rồi thứ ba trôi qua nhanh như một cái chớp mắt. Tiếng trống tiết bốn vang lên, thông bào bốn mươi lăm phút cuối cùng của thời tiểu học đã đến. Cả cô lẫn trò đều lặng thinh, chẳng ai muốn nói lời chia tay. Mắt cô lúc này thật buồn, nhưng vẫn dịu nhẹ và đầy ấm áp. Cô nhìn khắp cả lớp, dừng lại trên người mỗi đứa trò nhỏ một chút. Tôi thấy cô rơm rớm nước mắt nhưng lại nhẹ gạt đi, thay thế bằng một nụ cười tỏa nắng. Đó là nụ cười đẹp nhất tôi từng thấy. Chúng tôi nghe cô dặn dò tỉ mỉ, cẩn thận, mỗi khi nghe tên mình được cô nhắc đến liền tự giác đứng lên. Không còn sự bướng bỉnh, nghịch ngợm hay nghĩ cách quậy phá nữa, mỗi đứa đều hết sức yên lặng như sợ chỉ cần một tiếng động thôi sẽ khiến mọi thứ vỡ vụn. Tiếng đồng hồ tích tắc…tích tắc…một cách nặng nề, kim giờ kim phút đùn đầy nhau tiến lên. Hai mươi phút…mười lăm phút… rồi mười phút. Năm phút cuối, cô gọi chúng tôi lên trên bục. Cả bốn mươi học sinh như bầy chim non chạy ùa vào lòng mẹ. Không còn tiếng dạy dỗ, không còn những lần trách mắng… đọng lại chỉ còn tiếng khóc, những dòng nước mắt trên gương mặt non nớt. Cuối cùng thì giờ phút chia tay đã đến thực sự. Những ngày tháng vui vẻ, rộn ràng, bao lần đùa vui bên nhau, tiếng cô giảng bài, tiếng học sinh trả lời hòa lẫn vào tiếng ve, tiếng trống, tiếng ồn ào phố xá đều hóa thành những giọt ký ức, hòa sâu vào tâm khảm mỗi người.

Mặc cho sự chảy trôi vô tình của thời gian, kỷ niệm tươi đẹp dưới mái trường tiểu học, dưới bàn tay dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ hiền thứ hai sẽ còn vẹn nguyên mãi trong tôi mỗi khi nhớ về quãng thời gian ấy. Cho dù đi hết bao lâu, bao xa, khi quay trở lại, vẫn sẽ có người dang vòng tay ấm áp đón tôi trở về tại ngôi trường tiểu học yêu dấu.

my yến
18 tháng 5 2018 lúc 10:08

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

Ngô Thị Thu Trang
18 tháng 5 2018 lúc 15:21

Tình yêu đối với môn Ngữ Văn của em đến rất tình cờ; em là một cô học trò nhỏ có niềm đam mê với ngoại ngữ, lên đến cấp hai, niềm đam mê đấy vẫn rất mãnh liệt trong em, cho đến khi em được học bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt” thì lòng nhiệt huyết của em lại cháy cho một môn học khác – môn “Ngữ Văn”.

Hôm đấy là một ngày nắng chói chang hiếm hoi của ngày cuối thu, tiếng trống trường vang lên như thường lệ để báo hiệu tiết học mới bắt đầu. Như thường lệ, cô giáo vào lớp mang theo một nụ cười tươi tắn trên môi và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Lớp chúng em là lớp chọn nên việc kiểm tra bài cũ luôn luôn làm cô mãn nguyện vì tinh thần học tập của các bạn trong lớp.

Sau khi kiểm tra bài cũ xong, cô giáo bắt đầu giảng bài mới; bài học hôm đấy của lớp em là bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Để bắt đầu tiết học, cô giáo đã truyền cảm hứng cho bọn em bằng câu mở đầu vô cùng xúc động “chúng ta đang sống trong thời kì hội nhập, các em được tự do tìm hiểu hứng thú với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, các em học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và các em thấy thích thú, các em thấy ngôn ngữ đấy mang đến cho các em niềm hưng phấn muốn chinh phục; nhưng có ai nhớ rằng, tiếng Việt của chúng ta cũng rất giàu đẹp, để giữ được thứ ngôn ngữ ấy, cha ông ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã đổ xuống mảnh đất này biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tiếng Việt chúng ta là ngôn ngữ thiêng liêng bởi nó mang trong mình dòng máu của các anh hùng, là ngôn ngữ cao đẹp vì nó đại diện cho lòng yêu nước của cả dân tộc, là ngôn ngữ cao quý bởi nó là kết tinh của cả một nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã đúc kết được và phát huy đến ngày nay”. Nghe cô giảng bài mà mắt em bỗng ươn ướt, đây là lời kết tội đanh thép nhất đối với con bé sính ngoại như em. Có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi những câu nói xúc động của cô giáo mà lớp học im phăng phắc. Em còn nhớ rất rõ, hôm đấy cô giáo cũng đặc biệt khác mọi ngày, cô dường như say mê hơn, cô như đang hồi tưởng lại một trang quá khứ hào hùng của dân tộc để truyền hết mọi tình yêu tiếng Việt cho chúng em. Bài giảng ngày hôm đấy của cô giống như một tiết học về lòng yêu nước được thể hiện thông qua từng con chữ.

Niềm đam mê văn học của em có lẽ cũng được bắt nguồn từ tiết Ngữ Văn ngày hôm đấy. Sau này, mỗn lần đến giờ học môn Ngữ Văn là em lại cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết và chờ mong, em chờ mong sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt, em khao khát tìm hiểu sự giàu đẹp trong từng con chữ, và em say mê tìm hiểu về lịch sử của nó. Có lẽ em phải đặc biệt cảm ơn nhà văn Đặng Thai Mai và cô giáo môn Ngữ Văn ngày đó của bọn em đã mang đến cho em một niềm say mê lớn như vậy. Cho đến bây giờ niềm say mê ấy đối với từng con chữ vẫn đang cháy bỏng trong em.

Ngô Thị Thu Trang
18 tháng 5 2018 lúc 15:21

Những giờ học văn đều là những tiết học em mong đợi nhất trong ngày. Lại một tiết học văn nữa đến trong sự hân hoan của chúng em. Tiết văn hôm nay, chúng em được học về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.

Ngay từ đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Thông tin ấy gây nên một sự xôn xao khe khẽ. Những bạn đã học thuộc bài thì vui mừng khôn xiết, mong có cơ hội tìm kiếm những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn của mình. Còn những kẻ chưa học thuộc bài thì sự lo lắng và sợ sệt thể hiện rõ trên khuân mặt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Mười lăm phút kiểm tra trôi qua khiến cả lớp học trở nên im lìm, không một tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa lên, đưa xuống trên giấy. Hết giờ, cô giáo thu bài, lớp học lại rộ lên những lời bàn tán, hỏi han về đáp án bài kiểm tra. Cô giáo phải lên tiếng giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi chép bài học hôm nay. Cô nắn nót ghi tên bài “Đêm nay Bác không ngủ” thật to và đậm bằng phấn màu. Một tiết học văn của chúng em bắt đầu bằng việc cô giới thiệu với chúng em tấm ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới – Đó chính là thời điểm tác giả Minh Huệ sáng tác bài thơ này. Cả lớp em ồ lên thích thú.

Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ – vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ. Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi.

Ôi! Thời gian trôi qua thật nhanh, đã hết 45 phút học của một tiết học văn. Ai ai trong chúng em vẫn còn đang lưu luyến với bài thơ chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản. Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: “Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp”. Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.

Hiiiii~
17 tháng 5 2018 lúc 20:29

Mỗi ngày đến trường là thêm một ngày vui và nhiều điều bổ ích. Những giờ học toán, học lý hay học hóa đều khiến đầu óc căng thẳng, tập trung suy nghĩ và tư duy rất nhiều. Nhưng xen vào trong những tiết học căng thẳng đó luôn là những tiết học bổ ích, nhẹ nhàng mà lại sâu lắng. Đó là tiết học môn ngữ văn. Tiết học mà em luôn mong đợi vì nó có thật nhiều điều thú vị. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”.

Mà mọi thứ không như em vẫn mong đợi. Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới – là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.

Cô đọc mẫu cho cả lớp nghe một đoạn. Cô hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm rồi cô gọi các bạn trong lớp đứng lên đọc tiếp bài. Bài thơ được đọc lên từ rất nhiều người, nhiều giọng nói khác nhau. Nhưng tất cả các bạn trong lớp đều cảm nhận được sự vĩ đại của Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ của dân tộc. Bài thơ kết thúc. Cô tiếp tục dẫn dắt bài, gợi ý cho chúng em tìm hiểu về bài thơ, để có thể cảm nhận hết được ý thơ.

Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.

Tiếng trống trường vang lên. Cũng là lúc cô kết thúc bài giảng của mình. Cô vui vì tinh thần học tập và sự hăng say xây dựng bài của chúng em. Còn chúng em vui vì qua tiết học chúng em được trả qua nhiều cung bậc cảm xúc và bản thân mỗi người thấy yêu cuộc sống hơn, thấy tự hào, có động lực để chúng em phấn đấu. Cả lớp ai cũng chờ đến tiết văn tiếp theo

Ngô Thị Thu Trang
18 tháng 5 2018 lúc 15:21

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Vivian
24 tháng 5 2018 lúc 8:49

Một buổi học của ngày đầu tuần lại đến. Buổi học này để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, tiết trời ấm áp. Nắng ban mai rải nhẹ những tia nắng vàng óng á xuống cành cây, kẽ lá. Mọi vật như bừng tỉnh giấc. Em tung tăng cắp sách đến trường. Vẫn như thường ngày, chúng em nhanh chóng truy bài lẫn nhau. Đúng bảy giờ, tiếng trống trường quen thuộc lại vang lên. Chúng em xếp hàng ngay ngắn trước sân trường để làm lễ chào cờ. Bạn Liên đội trưởng điều khiển nghi lễ. Lá quốc kì được từ từ kéo lên, phần phật trong gió sớm. Tiếng trống chào cờ vang lên cùng bài hát Quốc ca, Đội cahùng tráng. Cảnh tượng lúc chào cờ đã khơi dậy trong lòng em một sự tưởng nhớ và lòng biết ơn sâu sắc. Ba mươi phút trôi qua, kết thúc nghi lễ và những nội dung của tiết chào cờ. Chúng em tuần tự vào lớp học.

Tiết học đầu tiên là môn Tập đọc với bài Người công dân số Một. Qua bài học, hình ảnh yêu nước, thương dân của người nông dân đất Việt đã in sâu vào tâm trí em. Đó là hình ảnh Bác Hồ thời trai trẻ. Bác đang chuẩn bị cho chuyên đi xa để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Vì hoài bão cứu nước nên Bác không làm việc ở Sài Gòn mà phải bôn ba ra nước ngoài, dù phải chịu nhiều gian khổ. Em cảm thấy thương Bác vô cùng.

Tiết học tiếp theo là môn Toán với bài Diện tích hình tròn. Chúng em hào hứng thảo luận, xây dựng bài học. Từng cánh tay đưa lên như những búp măng non, ai cũng mong được cô giáo gọi đến tên mình. Chúng em tiếp nối nhau trả lời rồi lên bảng giải bài tập. Những tia nắng ấm áp nghiêng mình qua cửa sổ xem chúng em làm bài. Làn gió mát rượi thổi đến như tiếp sức, cổ vũ cho chúng em. Nhờ hiểu bài, em làm bài tập rất nhanh. Cô giáo nhìn chúng em làm bài với vẻ hài lòng phấn khởi. Có lẽ hôm ấy chúng em đạt điểm mười nhiều nhất.

Môn Toán vừa kết thúc cũng là tiếng trống trường gióng giả vang lên báo hiệu giờ giải lao. Chúng em ùa ra sân, tung tăng chạy nhảy. Ai nấy đều vươn cao lồng ngực để hít thở không khí trong lành. Mười lăm phút giải lao lại hết, chúng em vào lớp, tiếp tục môn Địa lí. Bài học về châu Á đã giúp em hiểu được đặc điểm tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của các nước thuộc châu lục này. Chúng em đã hiếu được rằng, các nước châu Á đều thuộc chủng tộc da vàng, chúng ta phai cùng nhau đoàn kết, hợp tác và phát triển,

Tiết học cuối cùng là môn Đạo đức. Bài học Em yểu Tổ quốc Việt Namđã giúp em thấy được Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, ngày nay đang gìn giữ và phát triển. Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ởphía trước. Em cảm thấy yêu quê hương, đất nước vô cùng.

Thế là buổi học đã hết. Chúng em ra về với niềm hân hoan, phấn chấn. Ai cũng rạng rỡ nụ cười tươi thắm trên môi. Em mong sao các buổi học sau đều như thế.

Ngô Hoàng Anh
24 tháng 5 2018 lúc 15:44

Ngữ văn là môn học em vô cùng yêu thích bởi vậy đối với em, tiết Ngữ văn nào cũng thú vị, bổ ích. Nhưng tiết Ngữ văn học văn bản “Lòng yêu nước” của I. E-ren-bua mà em được học năm lớp 6 đặc biệt với em hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ. Tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa”? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!'. Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.

Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước". Em đã chuẩn bị soạn bài học này rất kĩ nhưng vẫn thấy xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp em cũng như trầm xuống và chăm chú nghe từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần nối bật. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm, cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không được hay. Nhưng em lại nghĩ rằng đây là một văn bản hay và mình đã chuẩn bị nó rất kĩ: em đã gần như học thuộc lòng văn bản ấy. Cánh tay em run rẩy giơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, khẽ mỉm cười và gọi tên em. Em run run đứng dậy và cất cao giọng đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh…

Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: “Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng… người xứ Ư-crai-na nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh… Ngươi xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt… người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sòng Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bộ, những tượng bằng đồng tác những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa vì hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cả lớp như lặng đi trong giây lát rồi đột ngột một tràng pháo tay rung lên. Cô giáo cũng vỗ tay! Cô khen em đọc truyền cảm, giàu cảm xúc, giàu chất hùng biện. Cô còn nói em đọc bài như đã học thuộc lòng ấy, chắc chắn em đã chuẩn bị bài rất kĩ và đặc cách tặng em điểm mười. Em sung sướng quá! Em đã có một phần “khởi động” đầy ấn tượng như thế cho tiết học của mình.

Sang phần phân tích tác phẩm, cả lớp sôi nổi, linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cùng muốn dược cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cùng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe lời cô giảng: "Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Em còn được cô gọi một vài lần nữa, cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn.

Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong lớp.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Những cảm xúc của tiết học ấy gần một năm qua vẫn còn ngân mãi trong em trở thành một kỉ niệm ngọt ngào động viên em học tốt.


Aoi Kiriya
19 tháng 6 2018 lúc 20:40

Những giờ học văn đều là những tiết học em mong đợi nhất trong ngày. Lại một tiết học văn nữa đến trong sự hân hoan của chúng em. Tiết văn hôm nay, chúng em được học về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.

Ngay từ đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Thông tin ấy gây nên một sự xôn xao khe khẽ. Những bạn đã học thuộc bài thì vui mừng khôn xiết, mong có cơ hội tìm kiếm những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn của mình. Còn những kẻ chưa học thuộc bài thì sự lo lắng và sợ sệt thể hiện rõ trên khuân mặt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Mười lăm phút kiểm tra trôi qua khiến cả lớp học trở nên im lìm, không một tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa lên, đưa xuống trên giấy. Hết giờ, cô giáo thu bài, lớp học lại rộ lên những lời bàn tán, hỏi han về đáp án bài kiểm tra. Cô giáo phải lên tiếng giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi chép bài học hôm nay. Cô nắn nót ghi tên bài “Đêm nay Bác không ngủ” thật to và đậm bằng phấn màu. Một tiết học văn của chúng em bắt đầu bằng việc cô giới thiệu với chúng em tấm ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới – Đó chính là thời điểm tác giả Minh Huệ sáng tác bài thơ này. Cả lớp em ồ lên thích thú.

Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ – vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ. Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi.

Ôi! Thời gian trôi qua thật nhanh, đã hết 45 phút học của một tiết học văn. Ai ai trong chúng em vẫn còn đang lưu luyến với bài thơ chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản. Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: “Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp”. Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.

Aoi Kiriya
19 tháng 6 2018 lúc 20:40

Tình yêu đối với môn Ngữ Văn của em đến rất tình cờ; em là một cô học trò nhỏ có niềm đam mê với ngoại ngữ, lên đến cấp hai, niềm đam mê đấy vẫn rất mãnh liệt trong em, cho đến khi em được học bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt” thì lòng nhiệt huyết của em lại cháy cho một môn học khác – môn “Ngữ Văn”.

Hôm đấy là một ngày nắng chói chang hiếm hoi của ngày cuối thu, tiếng trống trường vang lên như thường lệ để báo hiệu tiết học mới bắt đầu. Như thường lệ, cô giáo vào lớp mang theo một nụ cười tươi tắn trên môi và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Lớp chúng em là lớp chọn nên việc kiểm tra bài cũ luôn luôn làm cô mãn nguyện vì tinh thần học tập của các bạn trong lớp.

Sau khi kiểm tra bài cũ xong, cô giáo bắt đầu giảng bài mới; bài học hôm đấy của lớp em là bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Để bắt đầu tiết học, cô giáo đã truyền cảm hứng cho bọn em bằng câu mở đầu vô cùng xúc động “chúng ta đang sống trong thời kì hội nhập, các em được tự do tìm hiểu hứng thú với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, các em học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và các em thấy thích thú, các em thấy ngôn ngữ đấy mang đến cho các em niềm hưng phấn muốn chinh phục; nhưng có ai nhớ rằng, tiếng Việt của chúng ta cũng rất giàu đẹp, để giữ được thứ ngôn ngữ ấy, cha ông ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã đổ xuống mảnh đất này biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tiếng Việt chúng ta là ngôn ngữ thiêng liêng bởi nó mang trong mình dòng máu của các anh hùng, là ngôn ngữ cao đẹp vì nó đại diện cho lòng yêu nước của cả dân tộc, là ngôn ngữ cao quý bởi nó là kết tinh của cả một nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã đúc kết được và phát huy đến ngày nay”. Nghe cô giảng bài mà mắt em bỗng ươn ướt, đây là lời kết tội đanh thép nhất đối với con bé sính ngoại như em. Có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi những câu nói xúc động của cô giáo mà lớp học im phăng phắc. Em còn nhớ rất rõ, hôm đấy cô giáo cũng đặc biệt khác mọi ngày, cô dường như say mê hơn, cô như đang hồi tưởng lại một trang quá khứ hào hùng của dân tộc để truyền hết mọi tình yêu tiếng Việt cho chúng em. Bài giảng ngày hôm đấy của cô giống như một tiết học về lòng yêu nước được thể hiện thông qua từng con chữ.

Niềm đam mê văn học của em có lẽ cũng được bắt nguồn từ tiết Ngữ Văn ngày hôm đấy. Sau này, mỗn lần đến giờ học môn Ngữ Văn là em lại cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết và chờ mong, em chờ mong sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt, em khao khát tìm hiểu sự giàu đẹp trong từng con chữ, và em say mê tìm hiểu về lịch sử của nó. Có lẽ em phải đặc biệt cảm ơn nhà văn Đặng Thai Mai và cô giáo môn Ngữ Văn ngày đó của bọn em đã mang đến cho em một niềm say mê lớn như vậy. Cho đến bây giờ niềm say mê ấy đối với từng con chữ vẫn đang cháy bỏng trong em.

Aoi Kiriya
19 tháng 6 2018 lúc 20:41

Ngô Thị Thu Trang18 tháng 5 lúc 15:21

Tình yêu đối với môn Ngữ Văn của em đến rất tình cờ; em là một cô học trò nhỏ có niềm đam mê với ngoại ngữ, lên đến cấp hai, niềm đam mê đấy vẫn rất mãnh liệt trong em, cho đến khi em được học bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt” thì lòng nhiệt huyết của em lại cháy cho một môn học khác – môn “Ngữ Văn”.

Hôm đấy là một ngày nắng chói chang hiếm hoi của ngày cuối thu, tiếng trống trường vang lên như thường lệ để báo hiệu tiết học mới bắt đầu. Như thường lệ, cô giáo vào lớp mang theo một nụ cười tươi tắn trên môi và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Lớp chúng em là lớp chọn nên việc kiểm tra bài cũ luôn luôn làm cô mãn nguyện vì tinh thần học tập của các bạn trong lớp.

Sau khi kiểm tra bài cũ xong, cô giáo bắt đầu giảng bài mới; bài học hôm đấy của lớp em là bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Để bắt đầu tiết học, cô giáo đã truyền cảm hứng cho bọn em bằng câu mở đầu vô cùng xúc động “chúng ta đang sống trong thời kì hội nhập, các em được tự do tìm hiểu hứng thú với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, các em học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và các em thấy thích thú, các em thấy ngôn ngữ đấy mang đến cho các em niềm hưng phấn muốn chinh phục; nhưng có ai nhớ rằng, tiếng Việt của chúng ta cũng rất giàu đẹp, để giữ được thứ ngôn ngữ ấy, cha ông ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã đổ xuống mảnh đất này biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tiếng Việt chúng ta là ngôn ngữ thiêng liêng bởi nó mang trong mình dòng máu của các anh hùng, là ngôn ngữ cao đẹp vì nó đại diện cho lòng yêu nước của cả dân tộc, là ngôn ngữ cao quý bởi nó là kết tinh của cả một nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã đúc kết được và phát huy đến ngày nay”. Nghe cô giảng bài mà mắt em bỗng ươn ướt, đây là lời kết tội đanh thép nhất đối với con bé sính ngoại như em. Có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi những câu nói xúc động của cô giáo mà lớp học im phăng phắc. Em còn nhớ rất rõ, hôm đấy cô giáo cũng đặc biệt khác mọi ngày, cô dường như say mê hơn, cô như đang hồi tưởng lại một trang quá khứ hào hùng của dân tộc để truyền hết mọi tình yêu tiếng Việt cho chúng em. Bài giảng ngày hôm đấy của cô giống như một tiết học về lòng yêu nước được thể hiện thông qua từng con chữ.

Niềm đam mê văn học của em có lẽ cũng được bắt nguồn từ tiết Ngữ Văn ngày hôm đấy. Sau này, mỗn lần đến giờ học môn Ngữ Văn là em lại cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết và chờ mong, em chờ mong sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt, em khao khát tìm hiểu sự giàu đẹp trong từng con chữ, và em say mê tìm hiểu về lịch sử của nó. Có lẽ em phải đặc biệt cảm ơn nhà văn Đặng Thai Mai và cô giáo môn Ngữ Văn ngày đó của bọn em đã mang đến cho em một niềm say mê lớn như vậy. Cho đến bây giờ niềm say mê ấy đối với từng con chữ vẫn đang cháy bỏng trong em.

Aoi Kiriya
19 tháng 6 2018 lúc 20:42

Mỗi ngày đến trường là thêm một ngày vui và nhiều điều bổ ích. Những giờ học toán, học lý hay học hóa đều khiến đầu óc căng thẳng, tập trung suy nghĩ và tư duy rất nhiều. Nhưng xen vào trong những tiết học căng thẳng đó luôn là những tiết học bổ ích, nhẹ nhàng mà lại sâu lắng. Đó là tiết học môn ngữ văn. Tiết học mà em luôn mong đợi vì nó có thật nhiều điều thú vị. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”.

Mà mọi thứ không như em vẫn mong đợi. Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới – là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.

Cô đọc mẫu cho cả lớp nghe một đoạn. Cô hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm rồi cô gọi các bạn trong lớp đứng lên đọc tiếp bài. Bài thơ được đọc lên từ rất nhiều người, nhiều giọng nói khác nhau. Nhưng tất cả các bạn trong lớp đều cảm nhận được sự vĩ đại của Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ của dân tộc. Bài thơ kết thúc. Cô tiếp tục dẫn dắt bài, gợi ý cho chúng em tìm hiểu về bài thơ, để có thể cảm nhận hết được ý thơ.

Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.

Tiếng trống trường vang lên. Cũng là lúc cô kết thúc bài giảng của mình. Cô vui vì tinh thần học tập và sự hăng say xây dựng bài của chúng em. Còn chúng em vui vì qua tiết học chúng em được trả qua nhiều cung bậc cảm xúc và bản thân mỗi người thấy yêu cuộc sống hơn, thấy tự hào, có động lực để chúng em phấn đấu. Cả lớp ai cũng chờ đến tiết văn tiếp theo


Aoi Kiriya
19 tháng 6 2018 lúc 20:42

Ngữ văn là môn học em vô cùng yêu thích bởi vậy đối với em, tiết Ngữ văn nào cũng thú vị, bổ ích. Nhưng tiết Ngữ văn học văn bản “Lòng yêu nước” của I. E-ren-bua mà em được học năm lớp 6 đặc biệt với em hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ. Tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa”? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!'. Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.

Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước". Em đã chuẩn bị soạn bài học này rất kĩ nhưng vẫn thấy xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp em cũng như trầm xuống và chăm chú nghe từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần nối bật. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm, cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không được hay. Nhưng em lại nghĩ rằng đây là một văn bản hay và mình đã chuẩn bị nó rất kĩ: em đã gần như học thuộc lòng văn bản ấy. Cánh tay em run rẩy giơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, khẽ mỉm cười và gọi tên em. Em run run đứng dậy và cất cao giọng đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh…

Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: “Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng… người xứ Ư-crai-na nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh… Ngươi xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt… người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sòng Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bộ, những tượng bằng đồng tác những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa vì hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cả lớp như lặng đi trong giây lát rồi đột ngột một tràng pháo tay rung lên. Cô giáo cũng vỗ tay! Cô khen em đọc truyền cảm, giàu cảm xúc, giàu chất hùng biện. Cô còn nói em đọc bài như đã học thuộc lòng ấy, chắc chắn em đã chuẩn bị bài rất kĩ và đặc cách tặng em điểm mười. Em sung sướng quá! Em đã có một phần “khởi động” đầy ấn tượng như thế cho tiết học của mình.

Sang phần phân tích tác phẩm, cả lớp sôi nổi, linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cùng muốn dược cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cùng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe lời cô giảng: "Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Em còn được cô gọi một vài lần nữa, cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn.

Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong lớp.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Những cảm xúc của tiết học ấy gần một năm qua vẫn còn ngân mãi trong em trở thành một kỉ niệm ngọt ngào động viên em học tốt.

Hoàng Đức Minh
13 tháng 5 2020 lúc 22:12

Sáng hôm ấy trời lạnh. Chúng em đến trường dự tiết học của cô giáo dạy Văn, tiết học dự “Hội thi giáo viên dạy giỏi”. Chúng em bước vào phòng học mà trong lòng xiết bao hồi hộp. Nhưng khi cô cất tiếng giảng, sự hồi hộp tan biến đâu mất. Cô giảng thật hay, cuốn hút chúng em vào cuộc sống của Dế Mèn trong những ngày đầu đời. Rồi qua cách kể gọn gàng và hấp dẫn của một bạn, em say sưa theo dõi cuộc sống lao động và vui chơi, ca hát của lũ côn trùng bé nhỏ này. Còn chú Dế Mèn của chúng ta thật cường tráng, đáng yêu cho đến khi gây ra cái chết đáng thương cho Dế Choắt

Sau những phút đi vào cuộc sống của Dế Mèn, cô lại đưa chúng em trở về với tiết học bằng nhiều câu hỏi để chúng em tìm hiểu văn bản. Những câu hỏi của cô buộc chúng em phải suy nghĩ thực sự. Em rất thú vị khi cô hỏi:

– Em suy nghĩ gì về ý nghĩ của Dế Mèn khi ngồi dưới hang nghe chị Cốc mổ Choắt?

– Lời trăng trối của Dế Choắt giúp em có nhìn nhận mới gì đối với nhân vật này?

– Em có cử chỉ, hành động nào tỏ ra giống Dế Mèn không?

Mỗi câu hỏi đặt ra, trán bạn nào cũng nhăn lại để suy nghĩ, sau đó là một loạt cánh tay nhỏ nhắn giơ lên. Chúng em bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về tác phẩm, về các nhân vật. Chúng em đều không thích sự khôn vặt của Mèn. Một bạn trai nói:

– Lúc Mèn bày trò chơi nguy hiểm này, em cứ tưởng chú ta rất anh hùng. Bây giờ thấy chú ta rúm ró dưới hang với ý nghĩ ấy, em nghĩ chú ta thật đớn hèn.

Câu hỏi thứ hai có vẻ ý kiến của các bạn hơi trái nhau: có bạn phàn nàn sao Dế Choắt nhút nhát quá thế, có ban thương Dế Choắt ốm yếu, có bạn khâm phục Choắt tuy ốm yếu nhưng rất rộng lượng và sâu sắc. Trong tiết học cũng có nhiều bạn trả lời câu hỏi sai, nhưng những ý kiến đó đã góp phần làm cho tiết học thêm phần lí thú. Hoàng Anh thì nói rằng mình thích được sống một cuộc đời tự lập như Dế Mèn. Một số bạn trai thì thấy mình giống Dế Mèn hay chơi những trò dại dột. Cả lớp “khoái chí” ồ lên khi nghe Liên Phương thú nhận bàn giống Mèn ở chỗ hay “vòi vĩnh” mẹ. Cô giáo bật cười hỏi lại: “Em vòi vĩnh mẹ trong những trường hợp nào?”. Vừa ngượng nghịu, Liên Phương vừa thú thật đã luôn vòi vĩnh mẹ khi được điểm cao. Cả lớp cười ồ, còn cô thì vui vẻ! “Nếu cô là mẹ em thì cô cũng rất vui lòng được em vòi vĩnh như thế?”

Suốt tiết học cô luôn lắng nghe chúng em nói, không ép buộc chúng em vào ý kiến của mình, cô khai thác sâu thêm những ý hay của chúng em. Cả lớp tìm hiểu xong văn bản, cô cho chúng em trình bày những suy nghĩ mới mẻ sau khi học. Chúng em ai cũng đều hiểu rõ hơn về Dế Mèn: Chú ta tuy có lỗi lầm, nhưng biết hối hận để rút ra bài học quý báu cho chính mình. Riêng Liên Phương lại một lần nữa có một ý kiến thật độc đáo và ngộ nghĩnh:

– Em muốn được gặp bác Tô Hoài để xem bác như thế nào mà bác viết truyện giỏi thế? Và để học bác kinh nghiệm bắt dế! Cả lớp, cô giáo và các bác dự giờ đều cười ồ lên. Cô nói chính cô cũng chưa một lần gặp bác Tô Hoài mà chỉ được biết bác qua anh và cô cho chúng em xem ảnh bác Tô Hoài được phóng to. Khuôn mặt bạc trông thật hiền hậu. Đôi mắt bác ánh lên những tia vui tươi, hóm hỉnh.

Cả lớp lại vui vẻ và xúc động khi cô phân vai cho một số bạn đọc lại văn bản. Ai cũng cố đọc cho phù hợp với nhân vật của mình.

Em rất muốn được học nhiều giờ Văn hấp dẫn và bổ ích như tiết Văn này. Em coi giờ Văn là người bạn tâm tình vì nó luôn chia sẻ vui buồn với em và mách bảo em nhiều điều thấm thía về cuộc sống quanh em.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Tạ Mỹ Doan
Xem chi tiết
Vũ thùy anh
Xem chi tiết
Chu Huyền Trang
Xem chi tiết
Phúc Trần
Xem chi tiết
Dii thánh thiện
Xem chi tiết
Fiona Sweety
Xem chi tiết
nguyenbuffon
Xem chi tiết
Vương Hà Thu
Xem chi tiết
Vương Hà Thu
Xem chi tiết