A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.
B. Thân bài:
1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
- Em thích màu của lá cây,…
- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).
C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
MK LẬP DÀN Ý NHÉ:
I/ MB
1) Những đặc điểm của cây dừa
- Giới thiệu đối tượng: cây dừa - loài cây em yêu.
- Tình cảm: dừa là người bạn thân nơi quê hương.
II/ TB:
- Thân cây cao vút -> Ngừơi vệ sĩ hiên ngang gìn giữ bình yên cho bầu trời quê hương.
- Dáng nghiêng nghiêng ra bờ nước -> Cô thôn nữ dịu dàng duyên dáng.
- Tán lá xanh mướt thả dài, khẽ đu đưa trong làn gió mát -> Phát ra những âm thanh xào xạc vui tai -> Bài ca bất tận, bản nhạc ko có nốt nhạc cuối cùng.
- Vị dừa ngọt, tinh khiết -> Thấm nhuần vào lòng ngừơi -> Hương vị, hơi thở của quê hương.
2) Cây dừa trong cuộc sống của con người:
- Có mặt ở khắp nơi (thân cây làm cột nhà vững chãi, chiếc gáo dừa thân thuộc, đôi đũa ăn cơm bình dị, nhịp cầu dừa bắc qua con mương...) -> Có cảm gáic thân quen như người bạn gắn bó, bền chặt.
- Hương vị đậm đà trong nhiều món ăn của quê hương.
- Vật liệu làm nên những món quà thủ công xinh xắn -> Gợi nỗi nhớ quê hương của kẻ xa quê.
3) Cây dừa trong cuộc sống của em:
- Gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ (lúc ông còn sống, những lần rãnh rỗi, em và ông lại có những trò chơi dân gian thú vị bên gốc dừa).
III/ KB:
- Khẳng định: Cây dừa là hồn quê -> Một hình tượng đẹp đẽ của quê hương thân yêu.
- Em sẽ làm gì nếu về quê hương, thăm cây dừa.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
I/ MB:
1) Những đặc điểm của cây dừa
- Giới thiệu đối tượng: cây dừa - loài cây em yêu.
- Tình cảm: dừa là người bạn thân nơi quê hương.
II/ TB:
- Thân cây cao vút -> Ngừơi vệ sĩ hiên ngang gìn giữ bình yên cho bầu trời quê hương.
- Dáng nghiêng nghiêng ra bờ nước -> Cô thôn nữ dịu dàng duyên dáng.
- Tán lá xanh mướt thả dài, khẽ đu đưa trong làn gió mát -> Phát ra những âm thanh xào xạc vui tai -> Bài ca bất tận, bản nhạc ko có nốt nhạc cuối cùng.
- Vị dừa ngọt, tinh khiết -> Thấm nhuần vào lòng ngừơi -> Hương vị, hơi thở của quê hương.
2) Cây dừa trong cuộc sống của con người:
- Có mặt ở khắp nơi (thân cây làm cột nhà vững chãi, chiếc gáo dừa thân thuộc, đôi đũa ăn cơm bình dị, nhịp cầu dừa bắc qua con mương...) -> Có cảm gáic thân quen như người bạn gắn bó, bền chặt.
- Hương vị đậm đà trong nhiều món ăn của quê hương.
- Vật liệu làm nên những món quà thủ công xinh xắn -> Gợi nỗi nhớ quê hương của kẻ xa quê.
3) Cây dừa trong cuộc sống của em:
- Gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ (lúc ông còn sống, những lần rãnh rỗi, em và ông lại có những trò chơi dân gian thú vị bên gốc dừa).
III/ KB:
- Khẳng định: Cây dừa là hồn quê -> Một hình tượng đẹp đẽ của quê hương thân yêu.
- Em sẽ làm gì nếu về quê hương, thăm cây dừa.
Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số,phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.
Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diệu nhẹ.
Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẩm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.
Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng...
Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.
Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.
Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bới vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.
"Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung"
Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.
Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN
CHÚC MỘT NGÀY TỐT LÀNH