Một đạo diễn điện ảnh quan sát cây chuối bảo có thấy gì không? Tôi không hiểu. Tôi bảo cây chuối dùng được từ thân đến lá, chẳng bỏ phí cái gì. Gói bánh nếp mà không có lá chuối thì khi bóc, bánh sẽ vỡ lung tung. Bánh nếp gói lá chuối, khi bóc chỉ cần xé từng thớ nhỏ sẽ không bị dính dớp, bánh nguyên dạng ngon lành. Còn rượu cuốc lủi thì chẳng có loại nút nào hơn nút lá chuối khô giữ được hương vị rượu. Bánh thuốc lào Vĩnh Bảo gói bằng khoanh lá chuối đã như là một biểu hiện thương hiệu.
Bạn tôi cười: Tôi làm nghệ thuật không hiểu như anh về công dụng của lá chuối mà chỉ quan sát nó để tìm ra bản chất sự việc thôi. Anh nói đến cái thớ lá thẳng là sờ vào sự việc rồi đấy. Lá chuối nào thì thớ cũng thẳng, rách te tua trong gió bão cũng vẫn thẳng. Nhìn tàu lá chuối sau cơn bão trông như chiếc lược thưa khổng lồ, răng lược chỗ to chỗ bé. Lá chuối rách nhưng luôn rách thẳng chứ không bao giờ cong queo thớ lợ.
Đó là chất người nông dân ta đó. Những con người nông dân làm ruộng bạn của cây chuối có đời sống thấp nhất về kinh tế nhưng đời sống tinh thần lại rất giống tàu chuối. Họ sống nghèo nhưng thẳng thắn và chân chất, có rách thì cũng rách thẳng.Tôi thật thú vị về phát hiện của nhà đạo diễn nhận ra loài cây có tính cách người .
Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN
Cảm ơn bạn nhé, mình lấy 2 phần thân bài của bạn.