Bài viết số 2 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Mạnh Tiến

đề bài : em hãy viết một bài văn biểu ccamr tả loài cây em yêu ( ko chép mạng )

Phạm Ngân Hà
18 tháng 10 2017 lúc 21:28
trần quỳnh chi
7 tháng 10 2018 lúc 7:50

ví dụ : Cây cam là loài cây em yêu thích nhất. mùa xuân sẽ có lá vì mùa xuân ấm áp. Mùa hè cây kết trái ra quả . Mùa thu cây có nhiều lá hơn mùa xuân . Còn mùa đông thì cây bị rụng hết lá . Em thích mùa hè vì mùa hè được ăn cam .

Satoshi
9 tháng 11 2018 lúc 7:50
Phượng không thơm, phượng chưa hản là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa… Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài với phượng thắm tươi? Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!

Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến. Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng. Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất. Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt. Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng. Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải… Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng. Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhở. Ba tháng trời đằng đăng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi!
Tâm Trà
9 tháng 11 2018 lúc 20:37

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.
Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.
Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu.
Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.
Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.
Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng.
Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

Lê Thái
15 tháng 12 2018 lúc 16:57

Nhắc đến mái trường là phải nói đến phượng. Phượng là người bạn đồng hành của lứa tuổi học trò chúng ta. Tuổi học trò là lứa tuổi để lại nhiều ấn tượng nhất và còn rất là hồn nhiên, trong sáng nhưng những tình cảm về phượng còn sâu đậm hơn cả thế. Hoa phượng còn tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của người học trò, một vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng. Chính phượng đã để lại nhiều nhiều tình cảm nhất trong em.

Cây Phượng đã già, thân cây cao lớn vươn ra những cành to trông như những cánh tay khổng lồ. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Chính những bông phượng ấy đã đưa đón bao thế hệ học trò. Bởi thế mà cũng giống mọi người, em yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời em. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Năm nào cũng vậy, cho dù đã thành lệ nhưng những giây phút hồi hộp lúc ấy em không thể nào quên được. Tuy bài thi thành công hay thất bại chỉ cần ngắm phượng nở là em đã hết phiền muộn, âu lo.

Phượng nở là lúc báo hiệu mùa hè đến. Những ngày hè sôi động đang đón chờ nhưng nghĩ đến việc phải rời xa mái trường, rời xa các bạn, thầy cô trong một năm học gắn bó lòng em lại thấy buồn thăm thẳm.Bạn bè vui vẻ với nhau vậy mà phải rời xa trong những tháng hè,có bạn còn khóc khi không muốn rời xa mọi người. Lúc ấy, phượng lại buồn tủi một mình nở hoa mà không ai ngắm. Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi, hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. em nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò...

Cứ đầu tháng năm, bông phượng nở rực đỏ cả sân trường. Có những cánh hoa nhẹ nhàng rơi như đang hối tiếc vì kiếp làm phượng. Có những cánh hoa muốn ở lại trên cành để đón đưa một thế hệ học trò nữa. Cây phượng cũng giống những cậu học trò nhỏ chúng em nó cũng rất ngây thơ và cũng yêu mái trường. Dưới mái trường cấp hai mến yêu, không phải ai khác là hàng cây phượng đã chứng kiến tụi em trưởng thành từng chút, từng chút một

Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng.Hoa học trò mãi là biểu tượng đẹp của tuổi học trò. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim.. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành một phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho một thời học trò đầy cảm xúc.

TICKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK

Jeon Jungkook
15 tháng 10 2019 lúc 15:54

Biểu cảm về cây mai

“Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước, một cành mai”

Mỗi dịp tết đến xuân về, vạn vật như bừng tỉnh giấc, đều căng tràn sức sống, khoác lên mình tấm áo chứa đầy năng lượng trẻ trung, tươi mới để chào đón mùa xuân. Những cơn mưa bụi bay lất phất, những nụ non đã vươn mình trỗi dậy, những bông hoa tươi thắm đua nhau phô diễn vẻ đẹp của mình, … làm lòng người thêm phấn khích. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể nào quên hai loài hoa quen thuộc là đào và mai. Nếu như mùa xuân phương Bắc thì hoa đào và những cây quất xum xuê sai trĩu quả tượng trưng cho may mắn và sự bội thu, thì hoa mai chính là biểu tượng cho mùa xuân phương nam với nắng vàng ấm áp. Nhắc đến mùa xuân phương Nam, người ta làm sao có thể quên sắc xuân rực rỡ muôn màu ấy. Trong bức tranh xuân rực rỡ muôn màu ấy, hoa mai nổi bật lên như một thiếu nữ xinh đẹp, kiều diễm có đôi chút e ấp, ngại ngùng. Cùng với cánh én chao liệng trên bầu trời xanh, hoa mai cũng góp phần làm nên một mùa xuân trọn vẹn. Nhìn thấy hoa mai, lòng người thêm rộn ràng, náo nức, ngóng chờ mùa xuân nhẹ nhàng gõ cửa, làm đôi má thêm hồng, mái tóc thêm xanh.

Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh., mềm mại xếp xen kẽ nhau quavnh cái nhụy cũng màu vàng như cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như dát ngọc. Những nụ hoa nhỏ xinh bên cạnh những đóa hoa tươi thắm đang háo hức đợi đến lúc được bung mình nở rộ.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần) . Loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng, mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là mai chủy .Có loài mai vàng năm cánh hương thơm đậm hơn hẳn những loài mai khác nên được gọi là mai hương... Nước ta có cả bốn loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cây mai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn. Hoa thu hút rất nhiều ong bướm đến hút mật làm không khí xuân càng thêm rộn ràng, lòng người càng thêm náo nức. Bố em bảo người ta thích hoa mai vì nó toát ra khí chất cao quý, sang trọng nhưng vẫn đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường. Những đóa mai vàng nở rộ trong tiết xuân còn biểu tượng cho niềm vui, hạnh phúc, may mắn, tình yêu thương và tinh thần đoàn kết, gắn bó của mọi người trong dịp Tết đến xuân về. Hoa mang lại may mắn cho năm mới, sức khỏe dồi dào và làm ăn phát đạt, phát tài, an khang thịnh vượng.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Màu vàng vốn được biết đến là tượng trưng cho của cải, s

ự giàu có, chính vì vậy mà cây mai không chỉ đơn giản là một loài cây trang trí cho nhà thêm đẹp mà còn mang ý nghĩa biểu trưng hi vọng vào một năm mới thành công hơn, sung túc hơn. Rất nhiều người quan niệm rằng Tết mà không có mai, có đào thì không phải là Tết, do đó dù cho hoàn cảnh kinh tế có hơi eo hẹp nhưng rất nhiều người vẫn cố gắng rinh về nhà một chậu mai dù nhỏ. Thực sự như vậy, nhìn những bông mai khoe sắc trong nhà thì chúng ta mới có thể cảm nhận rõ hơn không khí xuân mới đang gõ cửa gia đình mình.

Không chỉ dừng lại ở đó, cây mai được trưng trong phòng khách ngày Tết còn như một người nhân chứng chứng kiến cảnh sum vầy ấm áp của mỗi gia đình. Trong cả một năm, mọi người trong nhà thường bận rộn với công việc, học tập, chỉ có Tết đến là mọi người được thảnh thơi về với những người thân yêu. Trong tiết trời ấm áp, màu vàng của những bông hoa mai như làm ấm áp thêm tình cảm của các thành viên, giúp gắn kết họ với nhau hơn, để sau này khi bận rộn cũng không quên nghĩ về gia đình và những người thân yêu. Qua đó có thể nói rằng hoa mai không chỉ tượng trưng cho sự sung túc mà còn là tình cảm ấm áp giữa các thành viên trong gia đình với nhau nữa.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.

Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” .

Cây mai như sứ giả báo hiệu xuân về và cũng là người bạn tâm giao giúp chúng ta hi vọng vào một năm mới nhiều thành công, nhiều niềm vui hơn. Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của người Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu hoa mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm. Trước đây hoa mai còn gắn liền với khí chất ngay thẳng, trong sạch của các nhà nho xưa. Để ca ngợi vẻ đẹp thuần khiết đó, cụ Cao Bá Quát - một nhà nho nổi tiếng đã từng làm hai câu thơ thể hiện một lẽ sống trọng nghĩa khinh tài, một cuộc đời chỉ dốc lòng vì điều thiện, vì cái đẹp:

Thập tải luôn giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Hoa mai được đưa vào một trong bốn bộ tứ mộc cao quý: tùng, cúc, trúc, mai. Hoa mai có hương thơm thoang thoảng, dịu dàng, làm say mê lòng người. Mai cũng là một món quà rất ý nghĩa để người ta dành tặng nhau trong dịp năm mới. Hoa mai không chỉ có giá trị thẩm mĩ cao mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc của người Việt.

Lê Đức Minh
12 tháng 12 2019 lúc 20:44

bạn ơi sao bạn ko chép mạng luôn đi còn hỏi làm gì, nếu bạn chép mn ở đây cũng là chép mạng rồi mà

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
phạm thị trang tuyền
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
kudo shinichi
Xem chi tiết
Lê Hiếu
Xem chi tiết
Lê Hiếu
Xem chi tiết
Lê Hiếu
Xem chi tiết
Lê Hiếu
Xem chi tiết