*Đề 3
Phần I: Đọc hiểu văn bản:
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cớ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt lại nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nắm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
(Trích ngữ văn 6. Bộ Chân trời sáng tạo , nhà xuất bản Giáo dục 2021)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 3: Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích.
Câu 4: Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn trước khi chết? Em hiểu gì về lới khuyên ấy?
Câu 5: Từ đoạn văn trên em rút ra được bài học gì?
Câu 6: Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:
Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum.
Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Câu 7:Xác định chũ ngữ, vị ngữ rong câu sau:
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum
Câu 1: PTBĐ: Tự sự
Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ VB Bài học đường đời đầu tiên - Tác giả: Tô Hoài
Câu 3: Các nhân vật có trong đoạn trích là: Dế Choắt, Dế Mèn
Câu 4: Dế Choắt đã nói với Dế Mèn:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Em hiểu được về lời khuyên: Trước khi làm một việc gì cũng phải suy nghĩ kĩ càng, chớ nên làm vội, còn thói hung hăng, bây bạ thì cũng nên bỏ. Vì nếu không sẽ mang vạ vào thân mình
Câu 5:
Bài học mà em rút ra là: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết suy nghĩ nên làm việc gì, không nên làm việc gì, nếu mà có thói hung hăng như Dế Mèn trong câu chuyện trên thì sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
Câu 7:
CN: Tôi
VN: đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum
câu 1 : PTBĐ chính là : tự sự
câu 2 : - bài học đường đời đầu tiên
- tác giả tô hoài
câu 3 : - nhân vật tôi - dế mèn ; nhân vật dế choắt
câu 4 : - dế choắt đẫ khuyên dế mèn là : " ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy "
- em hiểu lời khuyên đấy là : sống ở đời thì trước khi làm việc gì thì phải nghĩ tới hậu quả và lợi ích của chúng mang lại
câu 5 : - em rút ra bài học là : không kiêu ngạo , ích kỉ mà phải luôn suy nghĩ trước khi làm bất cứ việc gì
câu 6 : - BPTT là : nhân hóa
- TD : làm cho câu văn thêm sinh động , gợi hình gợi cảm với người đọc
câu 7 : - tôi CN / đem xác dế choắt đến chôn vào một vu ngf cỏ bùm tum VN
Câu 1 : PTBĐ chính : biểu cảm
Câu 2 :
`-` Đoạn trích trên được trích từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
`-` Tác giả : Tô Hoài
Câu 3 : Các nhân vật có trong đoạn trích gồm Dế Choắt và nhân vật "tôi" (Dế Mèn)
Câu 4 :
`-` Dế Choắt nói với Dế Mèn trước khi chết là :" Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. "
`-` Em hiểu về lời khuyên đó là : "Trong cuộc sống này trước khi làm một việc gì đó thì cần phải suy nghĩ trước sau, đừng nên hành động nông cạn, thiếu suy nghĩ "
Câu 5: Em rút ra được bài học là : Phải biết suy nghĩ trước sau khi hành động một việc gì đó để tránh gây bất lợi cho người khác/
Câu 6 :
`-` Biện pháp tu từ : Nhân hóa
`-` Tác dụng : Làm cho câu văn trở nên sinh động, hay hơn. Diễn tả tâm trạng của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.
Câu 7 :
Tôi / đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum
CN VN