Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Quyên

undefined

Có bài báo từng viết: "Trong suy nghĩ của đại chúng, bóng đá Việt Nam không vượt qua khỏi “lũy tre làng”, “ao làng” Đông Nam Á. Sân chơi thực sự phù hợp với chúng ta chỉ có AFF Cup hay SEA Games."

Tuy nhiên, điều đó dường như đã thay đổi.

Em hãy viết một bài văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về khả năng làm nên những điều kỳ diệu và vượt qua “những giới hạn mà chúng ta ngỡ mình không thể vượt qua".

No Name
8 tháng 6 2021 lúc 11:06

 Là con người, chắc hẳn chúng ta phải có mục tiêu và luôn có gắng vượt qua mục tiêu đó. Như nói trên, đội tuyển Việt Nam thực sự đã làm được những kì tích gọi là "phá vỡ giới hạn".

 Khả năng phá vỡ giới hạn của mỗi người luôn sẵn có và có thể trỗi dậy mạnh mẽ nếu như họ biết đặt ra mục tiêu và luôn luôn hướng đến nó.

 Có rất nhiều người lưỡng lự trước câu hỏi “Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?”. Cũng là một câu nói liên quan đến vấn đề đó, nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết : "Cuộc đời không có những giới hạn, chỉ có những ranh giới. Vấn đề là ta có đủ can đảm để bước qua những ranh giới đó hay không".

Thật vậy, chúng ta đều có hoặc không thể bước qua ranh giới bởi nó còn tùy thuộc ranh giới bạn nhắc đến là gì. “Nói một cách đơn giản, ranh giới là giới hạn hoặc khoảng cách giữa bạn và một người khác; là khoảng trống nơi bạn bắt đầu và là điểm kết của người khác. Hãy nghĩ về nó như một hàng rào sân sau nhà bạn. Bạn là người gác cổng và quyết định người bạn giữ lại và người bạn tiễn đi, người mà bạn cho họ vào hẳn toàn sân sau, hoặc là người mà bạn chỉ cho họ bước qua khỏi cửa chính. Bạn có thể vẫn giữ khoảng cách, nhưng bạn đang cho họ cơ hội chứng minh rằng họ đáng tin cậy cả về mặt thể chất lẫn tình cảm.

 

Mục đích của việc thiết lập ranh giới lành mạnh, tất nhiên, là để bảo vệ và chăm sóc tốt bản thân bạn.”, có ai đó đã từng nói như vậy. Quả thực, ranh giới là đường phân đoạn giữa hai khu vực, hai con người, hai sự việc,...và bước qua ranh giới là vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn để chuyển từ bên này sang bên kia. Bàn về chuyện có nên vượt qua ranh giới hay không thì có lẽ câu trả lời sẽ là cả có và không. Thực tế thì có những ranh giới mà khi bước qua con người dễ bị xoáy vào vòng tròn cạm bẫy, mất đi giá trị đạo đức, nhân phẩm con người. Với những điều như thế cần ở con người là sự tỉnh táo, biết đâu là bạn đâu là thù, hãy biết giữ khoảng cách với chúng đừng để đi quá giới hạn của bản thân. Lúc đó có hối hận thì cũng không kịp nữa. Cũng đừng vì tính cố chấp mà lừa mình dối người rồi sự việc lại không thể cứu vãn.

Tuy nhiên, không phải ranh giới nào cũng tiêu cực. Con người ta có cơ hội được tiếp cận với những ranh giới nơi mà ta có thể tự mình vượt qua, vượt qua một cách mạnh mẽ để giành lấy phần hơn, giành lấy sự tiến bộ, thắng lợi và ánh hào quang. Cũng chính ngay tại đây lại cần một con người đủ bản lĩnh để bước qua. Chỉ khi đủ tâm, đủ tầm thì bước qua giới hạn mới thực sự mang lại nhiều ý nghĩa đích thực. Một người bạn luôn nhút nhát vào một ngày nọ đã dám giơ tay phát biểu ý kiến, đó cũng là một biểu hiện tốt trong việc bước ra khỏi giới hạn của bản thân. Hay diễn viên, ca sĩ mà đặc biệt là thí sinh tham dự các cuộc thi lớn nhỏ họ thậm chí phải thử cả những tiết mục, tiểu phẩm, bài hát không thuộc vào sở trường của mình để chứng tỏ bản thân, bước qua giới hạn tài năng vốn có để tiến cao tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp.

Cuộc đời là một bài toán khó, là một con đường không bằng phẳng, nhưng chính những cái chông gai, những cái tưởng như là bước đường cùng ấy lại là sự rèn luyện, giúp con người trở nên mạnh mẽ, cường đại hơn trước cuộc sống. Giới hạn cũng vậy, nó được thiết lập để con người có cơ hội trải mình. Chín chắn trong suy nghĩ, hoàn thiện trong tư duy là những hành trang cần thiết để bước ra khỏi giới hạn, đột phá và thành công hơn.

Chỉ có nỗ lực vượt qua những ranh giới thì chúng ta mới có thể chạm tay đến ước mơ, hoài bão, khát vọng, giúp chúng ta sống có ích và hạnh phúc hơn trong cuộc đời và không có người thành công nào chưa từng cảm thấy bế tắc, chán nản và tuyệt vọng nhưng họ đã vượt qua nó bằng chính ý chí và quyết tâm mạnh mẽ, bằng một trái tim kiên cường, bằng một niềm tin chắc thắng. Những người than thở, chán nản và cho rằng cuộc sống đang dồn họ đến đường cùng chỉ cho thấy rằng họ là một kẻ yếu đuối, thiếu tự tin và nhu nhược trước cuộc đời. Bản thân chúng ta khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường cũng phải tự ý thức mà rèn luyện cho mình một tâm thế vững chắc, một nội tâm mạnh mẽ, một tấm lòng kiên trì không đổi, tự xác định cho mình một ước mơ hoặc một niềm đam mê để chúng ta thấy cuộc sống có hy vọng có đích đến, để rồi lấy đó làm động lực.

Sachi
8 tháng 6 2021 lúc 14:23

Mỗi thứ trong đời điều chi cũng cho ta riêng một giới hạn… Môi khi tôi nghe những ca từ này tôi đều cho mình những suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng về cái người ta gọi là giới hạn. Vậy giới hạn nào cho chúng ta?

Giới hạn được xem như một điểm cuối, điểm kết thúc của một sự vật hay sự việc. Giới hạn cũng có thể là chỉ một mức độ nhất định không thể vượt qua hay cũng có thể là đường ngăn cách hai khu vực. Trong toán học người ta nhắc đến giới hạn là để chỉ một giá trị mà một hàm số hay một dãy số tiến gần đến khi biến số tương ứng tiến đến một giá trị nào đó. Giá trị của giới hạn có thể là con số cụ thể cũng có khi là “vô cùng”. Giới hạn tuy tưởng chừng như bó hẹp mọi thứ lại nhưng thực ra ở ngay chính nó đã tồn tại sự vô cùng và khó nắm bắt.

Hãy nhìn rộng ra và đơn giản đi một chút ta sẽ thấy sự hiện diện của giới hạn. Có thể nói mọi điều đều có giới hạn. Môi con đường đều có điểm cuối, chẳng có dòng sông nào kéo dài vô tận, mọi cuộc đua đều có đích. Nhất là thời gian. Thời gian đối với con người luôn là một giới hạn. Nó vô tận, nó chảy trôi không ngừng và nó đã giới hạn cuộc sống của con người lại em ơi có bao nhiêu sáu mươi năm cuộc đời. Con người được tạo hóa ban tặng cho sự sống nhưng không phải là mãi mãi. Quy luật của đời người là sinh – lão – bệnh – tử. Có ai sinh ra rồi không trở về với cát bụi? Con người không thể tránh né giới hạn của sự sống. Không chỉ con người mà mọi sinh vật, mọi việc đều vậy, không có gì là tồn tại mãi mãi.

Hiểu biết cũng là một điều có giới hạn, kiến thức, sự học là vô hạn nhưng hiểu biết là có hạn. Có ai dám khẳng định là mình hiểu biết mọi điều, mọi lĩnh vực mọi khía cạnh, thấu mọi chuyện trên đời?

Chắc chắn là không. Nếu có thì chắc chỉ có nói vui rằng Googlẽ luôn biết mọi điều, chỉ cần gõ vài chữ, vài cái kích chuột và trong khoảng thời gian rất ngắn công cụ tìm kiếm Google đã cho ta rất nhiều câu trả lời và thông tin về mọi mặt tin tức, giải trí, kiến thức… Nhưng chính nó cũng cho ta thấy rằng kiến thức vô hạn của con người là khi tất cả cộng dồn lại. Còn hiểu biết của mỗi cá nhân quy lại cũng là có giới hạn. Sức khỏe của con người cũng là có giới hạn. Dù cho ta may mắn không mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo thì tự cơ thể chúng ta cũng cũ dần đi. Giống như một cái máy hoạt động đã lâu se bị gỉ sét và một lúc nào đó se ngừng hoạt động. Chẳng phải môi một sản phẩm được làm ra đều có hạn sử dụng đó sao? Sức khỏe, tuổi trẻ, cuộc đời… tất cả đều có giới hạn, đều có hạn sử dụng. Mọi thứ tình cảm cũng đều có giới hạn vui, buồn, hờn giận, trách móc, thứ tha, đau khổ hay hạnh phúc. Chẳng ai cứ mãi đau khổ mà không có lấy một niềm vui, cũng chả ai cả đời sống êm ả trong những hạnh phúc.

Tình yêu cũng có giới hạn, giới hạn về khoảng cách, về thời gian và giới hạn cuối của tình yêu có thể là hôn nhân hạnh phúc cũng có thể là rời xa. Thời gian có giới hạn vậy không gian cũng có giới hạn của nó. Chính vì thế mà môi quốc gia đều có biên giới, có giới hạn lãnh thổ. Không thể có quốc gia nào có quyền xâm lấn. Sự phân chia, ranh giới giữa các khu vực, thành phố, làng xã đều là những dẫn chứng cho giới hạn. Người ta dùng giới hạn địa lý để chia tách khu vực, để quản lý xã hội. Tất cả những biểu hiện trên chỉ là một phần rất nhỏ của giới hạn, giới hạn dường như đang bao trùm tất cả.

Bạn đã từng nghĩ đến một cuộc sống không có giới hạn chưa? Hãy thử nghĩ đến những cuộc đua không có đích đến, không có giới hạn cho sự chiến thắng. Chắc hẳn nó chẳng còn là một cuộc đua và cũng chẳng ai tham gia một cuộc đua vô ích ấy để rồi cứ mãi mãi không tìm ra người thắng cuộc. Hãy thử hình dung bạn là một người có hiểu biết không giới hạn. Vậy là có quá nhiều thứ để nhớ, để biết, não bộ của bạn trở thành một bộ nhớ vô tận. Ai cũng hỏi bạn tất cả mọi thứ. Tôi cho rằng bạn sẽ bận rộn hơn cả Google. Vô tình bạn có thể biến thành một cái máy, một công cụ tìm kiếm. Cuộc sống thật sự se tẻ nhạt. Như vậy một sự hiểu biết vô tận cũng không hẳn là niềm vui.

Con người ta vốn có ước ao kéo dài tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, thậm chí là cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử. Người ta vẫn khao khát điều ấy, nhưng có phải bạn se hạnh phúc với việc mình cứ sống mãi mà không trở về với cát bụi. Tôi đã từng xem một bộ phim viễn tưởng. Nhân vật chính đã tìm ra thuốc trường sinh nhưng rồi ông đã quyết định không uống nó. Bởi lẽ ông nhìn ra được một cuộc sống trước mắt nếu như trường sinh mãi mãi. Đó là một sự tồn tại dai dẳng và cô độc. Chúng ta cứ sống mãi với biết bao gian khó, thử thách của cuộc đời đến khi trái tim đã rệu rạo, đã mệt mỏi trước cuộc sống xô bồ mà vẫn cứ phải tồn tại. Và rồi đau đớn nhất là chúng ta cứ sống mà nhìn tất cả những người thân yêu, gia đình, bạn bè chết đi. Còn sự đau đớn nào hơn khi thấy mọi người xung quanh dần dần từ bỏ bạn? Và những chuỗi ngày vô tận tiếp theo là những đau đớn và đơn độc kéo dài. Đó là một cuộc sống vô nghĩa, một sự tồn tại thừa thãi hệt như một vị khách cứ ngồi lì ở nhà người khác và không chịu ra về. Tôi nghĩ rằng quyết định của nhân vật trong bộ phim đó là đúng đắn. Chấp nhận giới hạn của cuộc đời, đó mới chính là hạnh phúc.

Và nếu như chúng ta không có giới hạn địa lý rõ ràng chắc hẳn bạn cứ đi và chẳng hề biết mình đang ở đâu, khu vực nào, không hề có sự phân tách địa lý nào quả là rắc rối không nhỏ. Xa hơn nữa nếu ranh giới, giới hạn của các quốc gia không tồn tại chắc hẳn trái đất sẽ biến thành một cuộc chiến hỗn loạn để tranh giành lãnh thổ, hành tinh này chắc chắn sẽ diệt vong. Tưởng tượng đến đây chắc hẳn bạn đã thấy được, hình dung được cuộc sống không thể không có giới hạn chứ? Se là vô vàn rắc rối, khổ đau, cô độc, vô nghĩa nếu như cuộc sống này không có giới hạn.

Vậy bạn đã thử nghĩ đến tính chất của giới hạn và hành động của bản thân với giới hạn của chính mình chưa? Theo tôi tính chất của giới hạn là không giống nhau và luôn luôn thay đổi. Không giống nhau tức là giới hạn đối với mỗi cá nhân là hoàn toàn khác biệt. Giới hạn hiểu biết của một cậu bé năm tuổi không thể nào đem so sánh với giới hạn hiểu biết của một nhà bác học uyên thâm. Một cụ già tám mươi tuổi không thể vượt giới hạn của một vận động viên điền kinh. Mọi sự so sánh, áp đặt giới hạn của cá nhân này lên cá nhân khác là hoàn toàn vô lý và khập khiễng. Vì thế chúng ta nên học cách tôn trọng giới hạn của người khác, không nên quy chụp hay ép họ phải đạt tới giới hạn mình muốn. Đó cũng là một cách thấu hiểu mọi người và khiến cho cuộc sống ý nghĩa hơn. Khả năng của con người là vô hạn nhưng khác nhau. Vì thế chúng ta đừng bao giờ so sánh làm người khác mất tự tin vào bản thân cũng không nên gây áp lực cho họ bằng những giới hạn quá xa, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng bản thân. Tại sao tôi nói giới hạn luôn luôn thay đổi? Bởi lẽ không chỉ có sự khác biệt giữa giới hạn của những người khác nhau mà còn có sự khác biệt giữa giới hạn của cùng một cá nhân trong những khoảng thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Khi bạn ba tuổi, hiểu biết và giới hạn nhận thức của bạn chỉ là những điều đơn giản, những thứ gần gũi xung quanh nhưng khi bạn mười tám tuổi, ba mươi tuổi, sáu mươi tuổi… chắc hẳn bạn không thể cứ mãi mang một hiểu biết của một đứa trẻ ba tuổi. Một vận động viên hôm nay có thể chỉ vượt qua giới hạn thành tích này nhưng cũng có thể ngày mai, ngày kia tiến xa hơn, vượt qua những giới hạn lớn hơn hoặc cũng có thể giảm sút đi phong độ. Không có điều gì là chắc chắn, là bất biến. Hôm nay là vậy nhưng ngày mai và xa hơn nữa nó sẽ thay đổi. Điều đó không ngoại trừ đối với giới hạn. Dẫu biết là sẽ thay đổi nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ phần nào sự thay đổi ấy. Hãy biến nó thành những thay đổi tích cực. Môi ngày chúng ta tìm hiểu nâng cao hiểu biết lên một chút, như vậy tự khắc chúng ta đã vượt qua được giới hạn của bản thân mình. Một vận động viên hôm nay chỉ đạt được vị trí thứ tư, ngày mai có thể cố gắng lên vị trí cao hơn thứ ba, thứ hai hoặc thậm chí là người chiến thắng. Niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là vượt lên giới hạn của chính mình, chiến thắng chính bản thân mình. Hãy đứng dậy đẩy cái mốc giới hạn của bản thân mình, bước qua nó và thành công. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống nhưng đừng sợ hãi giới hạn đó, đừng lo sợ một ngày bạn sẽ rời xa cuộc sống này. Đó là điều không tránh khỏi nhưng thay vào đó bạn hãy sống một cuộc sống thật ý nghĩa, làm những điều tốt đẹp, sống hết mình và cống hiến cho cuộc sống thì giới hạn thời gian cuộc đời không có gì đáng lo ngại. Vấn đề không phải bạn sống được bao lâu, mà là cách bạn chọn để sống cuộc đời mình như thế nào. Trước hết chúng ta nên bắt đầu nhận ra giới hạn của mình trước đã khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó – Albert Einstein. Sau đó chúng ta hãy tìm cách vượt qua nó bằng học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện. Sau bản thân mình hãy biết tôn trọng giới hạn của người khác và khuyến khích họ vượt qua giới hạn.

Bạn đã thấy giới hạn của mình? Còn chần chừ gì nữa mà không thử sức vượt qua nó để kiếm tìm sự thú vị của cuộc sống. Cuộc sống ý nghĩa là khám phá chính bản thân mình thông qua các giới hạn. Hãy nhớ thực ra giới hạn là vô hạn hãy học cách chấp nhận nó và vượt qua nó.


Các câu hỏi tương tự
bùi thị diệu hương
Xem chi tiết
nguyễn thị minh phương
Xem chi tiết
MOON:......."Love You" :...
Xem chi tiết
Tnguyeen:))
Xem chi tiết
Hanna
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
Xem chi tiết
Dao cindy
Xem chi tiết
Thuỳ Dương
Xem chi tiết