Ca dao là tiếng nói ân tình thủy chung son sắt, là những bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về đất nước về con người Việt Nam. Những câu ca dao viết về nông thôn thường rất hay và đó là những câu ca dao tả về một đêm trăng tát nước, về một đàn cò trắng bay trên cánh đồng,… Và trong đó có một bài ca dao nói vé cánh đồng lúa mà em rất thích đó là bài:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong em, đọc bài ca dao trước mắt em như hiện lên một bức tranh tuyệt đẹp, cả cánh đồng như chiếc thảm màu xanh khổng lồ mượt mà, mềm mại trong gió và đâu đây mùi hương lúa thơm ngát. Có thể nói đó là một bức tranh tràn đầy sức sống, thân thuộc về cây lúa, bởi lúa là một loài cây quen thuộc, một biểu tượng của nông thôn Việt Nam gắn bó với người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Lúa không chỉ là nguồn sống, là nguồn lương thực quý nuôi sống con người mà cây lúa còn có những vẻ đẹp rất riêng đó là sự mềm mại, thanh mảnh, uyển chuyển lại khỏe khoắn. Đất nước ta 80% là nông nghiệp nên những cánh đồng có khắp nơi và chính vì vậy nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhìn thấy những cánh đồng lúa như biển lúa:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Câu thơ là cảm xúc tha thiết, thân thương của nhà thơ trước vẻ đẹp của những cánh đồng lúa của chúng ta và nhà thơ khẳng định “đâu trời đẹp hơn”, vẻ đẹp của những cánh đồng đó dường như chỉ có ở Việt Nam. Vậy vẻ đẹp mà Nguyễn Đình Thi cảm nhận đó có lệ bắt đầu từ hình ảnh:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng hên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Một bức tranh chân thật sống động, đầy sức sống hiện ra trước mắt chúng ta, đó là một màu xanh bất tận choán hết cả tầm mắt của chúng ta. Câu thơ được viết dài như khắc họa rõ nét hơn những cánh đồng lúa bao la bát ngát mênh mông. Hai câu thơ được tạo nên bởi hai vế đối rất hoàn chỉnh và phép đảo ngữ càng gợi cho ta cảm giác mênh mông bất tận của lúa của màu xanh mướt. Và trong câu thơ, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, những từ đó miêu tả cái dài rộng bất tận của đồng lúa là “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông”. Câu thơ gợi cho ta cảm giác trù phú, có sản lượng lúa nhiều, từ “cũng” là một sự khẳng định về sự giàu có và trù phú của quê hương ta.
Biển lúa ấy đang báo hiệu một mùa bội thu:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Lúa đang lên đòng là giai đoạn lúa tốt tươi và sung sức nhất. Màu xanh đó không phải là màu vàng rực rỡ khi lúa đã chín nhưng cái màu xanh của lúa đang vào thời kì sung sức ấy lại gợi cho ta sự sống tràn trẻ báo hiệu mùa vàng sắp tới. Ở đây tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh để nói lên vẻ đẹp của những cây lúa đang thì con gái, chúng cũng mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển như những cô gái thôn quê mới lớn dậy. Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi mới. Việc sử dụng biện pháp so sánh là biện pháp quen thuộc thường thấy trong ca dao xưa khiến cho câu ca dao trở nên sinh động hơn, thể hiện được rõ nét hơn vẻ đẹp của những sự vật cần miêu tả. Đồng thời đối với câu ca dao này còn giúp cho ta có cái nhìn chính xác hơn về những cô gái ở nông thôn Việt Nam. Hình ảnh cô gái ở câu thơ này được ví với chẽn lúa, một sự ví von, so sánh rất độc đáo bởi người ta thường ví các cô gái với những loài cây như liễu, như mai thế mà ở đây lại ví cô gái với lúa. Có lẽ tác giả dân gian đã tìm thấy vẻ đẹp của các cô gái thôn quê khác với các cô gái ở đô thị, nếu các cô gái ở đô thị mang vẻ đẹp đài các, kiêu sa thì các cô gái thôn quê lại mang vẻ đẹp chân chất, giản dị như những cây lúa, một vẻ đẹp cũng khiến cho người ta phải đắm say.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng bạn mai.
Câu thơ cuối càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển của của các cố gái miền thôn quê. Đọc câu thơ này chúng ta hình dung cánh đồng lúa đung đưa trong nắng sớm mai như những cô gái đang tung tăng vui đùa, đây là một hình ảnh thật đẹp và thật sinh động. Màu nắng hồng rực rỡ ấy như tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái thốn quê duyên dáng, dịu dàng và rất đỗi bình dị.
Như vậy chỉ bằng bốn câu thơ cùng vối lời lẽ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã cho ta thấy vỏ đẹp rực rỡ của thiên nhiên của con người việt Nam, đó là vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sức sống của những cánh đồng bát ngát và qua đó ta còn thấy vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của những cô gái thôn quê. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối, bài ca dao là một trong những viên ngọc quý sáng lấp lánh và luôn gợi cho người đọc cảm giác tươi mới, đồng thời ta có thể khẳng định ngôn từ của chúng ta rất đẹp và rất trong sáng.
Trong ca dao, người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận đau khổ trái ngang. Vì thế hình ảnh con cò đã trở thành một tín hiệu nghệ thuật quen thuộc gợi lên tình thương yêu và sự cảm thông sâu sắc trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Bài ca dao dưới đây cũng viết về hình ảnh con cò và cũng gợi tình yêu thương như thế:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng thì con cò là gần gũi với những người nông dân hơn cả. Những lúc cấy gặt, cò sống ngay trên đồng ruộng. Chúng lặn lội theo những luống cày mò mẫm để kiếm ăn. Khi những miếng mồi ngon ở dồng ruộng đã hết, cò lại đến ở những bụi tre và kiếm ăn ở trong hồ ao vào mùa nước cạn. Cò có nhiều nét tương đồng với cuộc đời và phẩm chất của những người nông dân. Bởi cò cũng như người, cũng vất vả, khó khăn, cũng phải vượt qua những gian nan để duy trì sự sống.
Con cò trong bài ca dao trên cũng thế, cũng lận đận và vất vả. Thân cò gầy guộc vậy mà phải bươn trải giữa chốn nước non, vẫn phải lên thác xuống ghềnh để tìm kế sinh nhai cho mình và chắc còn cả đàn con nhỏ. Nó cứ bươn ba như thế để mà kiếm sống. Và trong cuộc đời, nó đã gặp không biết bao lần cái cảnh ao đầy, bể cạn ngang trái, khó khăn. Hai cặp câu thơ lục bát vừa giàu hình ảnh lại vừa có những cặp từ đối xứng với nhau {lên >< xuống, thác > < ghềnh, bề đầy > < ao cạn). Vì thế mà bài ca dao tuy ngắn nhưng giá trị nội dung rất sâu xa. Hình ảnh thân cò chẳng khác chút nào hình ảnh người nông dân cùng cực khi xưa. Họ cũng phải chịu bao đắng cay vùi dập. Họ phải gánh trên đôi vai nhỏ bé của mình những ngày lo lắng mang sức nặng ngàn cân. Đó là nỗi lo thuế khóa, lo hạn hán mất mùa, lo đăng lính, lo nay ốm mai đau…
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta có nhiều câu ca dao viết về thân cò đến thế. Nào là:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Hay là:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay.
Ca dao là những lời hát tâm tình toát lên từ cuộc sống. Cuộc sống có gian nan vất vả thì ca dao mới nghẹn ngào hơi thở của những câu hát than thân. Bài ca dao mà chúng ta đang nói vừa là lời than vãn của một kiếp lầm than nhưng cũng lại là lời phản kháng. Lời phản kháng ấy tuy không trực tiếp thế nhưng nó vẫn hướng đến ước mơ xóa bỏ áp bức bất công.
Bài ca dao là thân phận đáng thương của những kiếp người nhó bé. Nó giúp ta hình dung về một quá khứ gian nan, vất vả của cha ông. Nó cũng giúp ta hiểu được cuộc sống mà chúng ta đang có thực sự quý giá và đáng trân trọng biết nhường nào.