Quy về Mg chỉ đúng khi 3 kim loại cùng tác dụng với HCl theo tỉ lệ bằng nhau, trong trường hợp này Mg, Zn tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1:2 nhưng Al tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1:3 nên không quy được ra Mg đâu :v
\(n_{HCl}=\dfrac{34,675}{36,5}=0,95\left(mol\right)\)
Gọi số mol Mg, Zn, Al là a, b, c (mol)
=> 24a + 65b + 27c = 8,4 (1)
PTHH: Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
a--->2a
Zn + 2HCl --> ZnCl2 + H2
b--->2b
2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
c--->3c
Cần chứng minh \(2a+2b+3c\le0,95\)
Thật vậy, ta có:
\(2.\dfrac{8,4-65b-27c}{24}+2b+3c\le0,95\)
\(\Leftrightarrow8,4-65b-27c+24b+36c\le11,4\)
\(\Leftrightarrow-41b+9c\le3\)
\(\Leftrightarrow41b-9c\ge-3\) (*)
Có: \(b>0;c< \dfrac{8,4}{27}=\dfrac{14}{45}\)
=> \(41b-9c>-2,8>-3\)
=> (*) luôn đúng
KL: Kim loại tan hết
Giả sử hỗn hợp chỉ có \(8,4gMg\)
\(n_{Mg}=\dfrac{8,4}{24}=0,35mol\)
\(n_{HCl}=\dfrac{34,675}{36,5}=0,95mol>n_{Mg}\)
Vậy hỗn hợp kim loại hết, axit dư.
Quy đổi hỗn hợp về Mg( có MM nhỏ nhất nên nn sẽ lớn nhất )
Mg+2HCl→MgCl2+H2
nMg=\(\dfrac{8,4}{24}\)=0,35(mol)
nHCl=\(\dfrac{34,675}{36,5}\)=0,95(mol)
Theo phương trình:
2nMg<nHCl(0,7<0,95)
Vậy HCldư, kim loại tan hết