Câu 1: Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là: *
A. Ca đong
B. Bình chia độ
C. Bình tràn
D. Can chứa chất lỏng có ghi dung tích
Câu 2: Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 5cm3. Hãy chỉ ra kết quả đúng trong các trường hợp sau: *
5 điểm
A. 100cm3
B. 101cm3
C. 99cm3
D. 100,5cm3
Câu 3: Một bình chia độ chứa 120cm3 nước. Thả 5 viên bi giống nhau vào bình, mực nước dâng lên ngang vạch 150cm3. Thể tích của một viên bi là: *
5 điểm
A. 120cm3
B. 6cm3
C. 30cm3
D. 150cm3
Câu 4: Để đo chiều dài cái bảng của lớp em, dùng thước nào sau đây là phù hợp nhất ? *
5 điểm
A. Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 0,1cm
B. Thước cuộn có GHĐ 500cm và ĐCNN 0,1cm
C. Thước cuộn có GHĐ 500cm và ĐCNN 1cm
D. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1cm
Câu 5: Ba trăm kilôgam (300kg) bằng với: *
5 điểm
A. 3000g
B. 3 tạ
C. 3 yến
D. 0,03 tấn
Câu 6: Ba thanh đồng, nhôm, sắt, có chiều dài bằng nhau ở 20 độ C. Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên 80 độ C thì: *
5 điểm
A. Chiều dài ba thanh vẫn bằng nhau.
B. Chiều dài thanh đồng lớn nhất.
C. Chiều dài thanh sắt lớn nhất.
D. Chiều dài thanh nhôm lớn nhất.
Câu 7: Một quả nặng có khối lượng 400g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? *
5 điểm
A. 400N
B. 0,4N
C. 40N
D. 4N
Câu 8: Một lực kế được treo trên giá thí nghiệm, treo dưới lực kế một quả nặng. Biết khi quả nặng đứng yên, lực kế chỉ 2N. Số 2N cho biết điều gì? *
5 điểm
A. Trọng lượng của quả nặng
B. Lực kéo của quả nặng tác dụng lên giá thí nghiệm
C. Lực tác dụng của lực kế lên giá thí nghiệm
D. Lực tác dụng của giá thí nghiệm lên lực kế
Câu 9: Một vật bằng chì có thể tích 1dm3, có khối lượng riêng là 11300kg/m3. Khối lượng của vật đó là: *
5 điểm
A. 11300kg
B. 11,3kg
C. 113kg
D. 11,3g
Câu 10: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo chiều dài: *
5 điểm
A. niutơn
B. kilômét
C. mét
D. inch
Câu 11: Một bình tràn chứa đầy nước. Thả chìm một vật vào bình, nước trong bình tràn ra một bình chia độ có GHĐ 100cm3, ĐCNN 1cm3 , đang chứa 20cm3 nước. Mực nước trong bình chia độ dâng lên ngang vạch 70cm3. Thể tích của vật đó là: *
5 điểm
A. 1cm3
B. 20cm3
C. 50cm3
D. 100cm3
Câu 12: Một người định dùng mặt phẳng nghiêng dài 2m để kéo một vật nặng từ dưới đất lên sàn ôtô với lực kéo 200N. Muốn giảm lực kéo nhỏ hơn 200N, người đó cần dùng mặt phẳng nghiêng nào trong các mặt phẳng nghiêng sau để được lợi nhất? *
5 điểm
A. Mặt phẳng nghiêng dài 1m
B. Mặt phẳng nghiêng dài 3,5m
C. Mặt phẳng nghiêng dài 2,5m
D. Mặt phẳng nghiêng dài 4m
Câu 13: Biết 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg. Tính thể tích của 3,9 tấn sắt? *
5 điểm
A. 78m3
B. 500cm3
C. 0,5m3
D. 50dm3
Câu 14: Một thanh nhôm có thể tích 0,1m3. Tính khối lượng của thanh nhôm đó? Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 *
5 điểm
A. 270kg
B. 27kg
C. 2700kg
D. 27000kg
Câu 15: Một quả bóng đứng yên trên sân. Quả bóng đứng yên là vì: *
5 điểm
A. Không có lực nào tác dụng lên quả bóng
B. Quả bóng chịu tác dụng của hai lực cân bằng
C. Trái đất đã hút và giữ cho quả bóng đứng yên
D. Không có vật nào đó va chạm vào quả bóng.
Câu 16: Trong các máy cơ đơn giản sau, máy cơ đơn giản nào không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp lên theo phương thẳng đứng? *
5 điểm
A. Đòn bẩy
B. Ròng rọc động
C. Ròng rọc cố định
D. Mặt phẳng nghiêng
Câu 17. Người ta đặt một cái thau lên cân đồng hồ thấy kim cân chỉ 600g; đổ một lượng gạo vào thau, thấy kim cân chỉ 3kg. Khối lượng của gạo là: *
5 điểm
A. 3,6kg
B. 2,4kg
C. 3kg
D. 600g
Câu 18: Con số 500ml được ghi trên chai nước ngọt cho biết điều gì? *
5 điểm
A. Thể tích nước ngọt trong chai là 500ml
B. Giới hạn đo thể tích của chai là 500ml
C. Độ chia nhỏ nhất của chai là 500ml
D. Lượng khoáng chất trong chai nước ngọt có thể tích 500ml
Câu 19: Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
5 điểm
A. Cái bấm móng tay
B. Cầu thang gác
C. Cái chắn ôtô tại các điểm bán vé trên đường cao tốc
D. Dụng cụ lấy nước từ dưới giếng lên
Câu 20: Một quả cầu bằng sắt bị kẹt trong chiếc vòng bằng nhôm. Có thể tách chúng ra bằng cách hơ nóng đồng thời cả 2 vật không? Vì sao? *
5 điểm
A. Có tách được, vì nhôm và sắt nở vì nhiệt như nhau.
B. Có tách được, vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.
C. Không tách được, vì nhôm nở vì nhiệt ít hơn sắt.
D. Không tách được, vì nhôm nở vì nhiệt như sắt.